Khủng hoảng kinh tế chu kỳ là một điều tất yếu, nhưng nếu khắc phục được thì nền kinh tế lại có những bước nhảy thần kỳ - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Khủng hoảng kinh tế chu kỳ là một điều tất yếu, nhưng nếu khắc phục được thì nền kinh tế lại có những bước nhảy thần kỳ



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
I. Khủng hoảng kinh tế ở CNTB 2
1. Khái niệm chung về khủng hoảng kinh tế: 2
2. Khủng hoảng kinh tế chu kỳ là hiện tượng riêng của CNTB (tiêu biểu là khủng hoảng thừa. 2
3. Các chu kỳ của khủng hoảng: 3
4. Nguyên nhân: 6
5. Hậu quả: 7
6. Phương hướng khắc phục: 8
II. Việt Nam thách thức trên con đường hội nhập 9
III. Kết luận 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời nói đầu
Nói đến CNTB người ta không thể không nhắc đến những đóng góp to lớn cho sự phát triển của xã hội loài người. Hai cuộc CM KHKT lần I và II chính là những bước đệm vĩ đại để loài người đi vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của công nghệ thông tin. Về kinh tế con người cũng tạo ra một tốc độ như vũ bão với xu hướng toàn cầu hoá đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Nhưng bên cạnh đó ta không thể không nhìn nhận những mặt hạn chế của CNTB mà trong đó khủng hoảng kinh tế tồn tại như một căn bệnh nan y mà không có loại thuốc nào có thể chữa được. Đây cũng chính là vấn đề nan giải với mọi quốc gia, mọi khu vực trên thế giới.
Là một sinh viên theo chuyên ngành kinh tế của trường ĐH QL & KD Hà Nội em cũng muốn góp chút sức lực nhỏ bé của mình trong việc nghiên cứu đề tài này. Song với tầm hiểu biết còn nhiều hạn chế của mình em không đủ khả năng mở rộng phạm vi của bài viết mà chỉ tập trung làm sáng tỏ " Khủng hoảng kinh tế chu kỳ là một điều tất yếu, nhưng nếu khắc phục được thì nền kinh tế lại có những bước nhảy thần kỳ".
Bài viết chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô và các bạn sau khi đọc xong sẽ góp ý, bổ sung để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
I. Khủng hoảng kinh tế ở CNTB
1. Khái niệm chung về khủng hoảng kinh tế:
Trước khi nghiên cứu về khủng hoảng kinh tế có chu kỳ ta cần tìm hiểu thế nào là khủng hoảng kinh tế: " Khủng hoảng kinh tế là khái niệm dùng để chỉ những hiện tượng mất cân đối, ổn định của quá trình tái sản xuất trong nền kinh tế kéo dài mà không điều chỉnh được, gây ra những chấn động và hiệu quả về kinh tế - xã hội trong phạm vi rộng hay hẹp.
2. Khủng hoảng kinh tế chu kỳ là hiện tượng riêng của CNTB (tiêu biểu là khủng hoảng thừa.
Trong CNTB khủng hoảng kinh tế có chu kỳ là một hiện tượng riêng. Vậy tại sao nó lại là một hiện tượng riêng của CNTB? Trước hết ta cần hiểu khủng hoảng kinh tế chu kỳ là gì? " Khủng hoảng kinh tế có chu kỳ là khái niệm chỉ sự khủng hoảng kinh tế có sự lặp đi, lặp lại qua 4 giai đoạn từ 8 đến 12 năm một lần".
Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao chỉ trong CNTB khủng hoảng lại diễn ra mang tính chu kỳ, và dường như nó là một vấn đề làm đau đầu cả thế giới tư bản mà không có cách gì khắc phục nổi. Phải chăng nguyên nhân của vấn đề này tồn tại ngay trong lòng của CNTB mà cụ thể là liên quan đến quá trình tái sản xuất. Hay ta có thể nói rõ hơn đó chính là sự mất cân đối và ổn định trong quá trình tái sản xuất trong nền kinh tế dài. Nhưng điều chúng ta có thể nhận thấy rõ nhất chính là chu kỳ của khủng hoảng từ 8 - 12 năm cũng tương đương với từng ấy thời gian các nhà Tư bản đổi mới Tư bản cố định (trong điều kiện Tư bản cố định bị hao mòn một cách vô hình chứ không phải hao mòn hữu hình). Vậy vấn đề chính nằm ở đâu? Câu trả lời đã trở lên dễ dàng hơn. Các nhà Tư bản dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất luôn mong muốn tăng cường bóc lột giá trị thặng dư, điều này đã thúc đẩy họ đẩy nhanh quá trình phục hồi tư bản cố định, song việc làm này trong quá trình mở rộng sản xuất lại thường phát triển mất cân đối. Do tính tất yếu đến một thời điểm nào đó khủng hoảng sẽ xảy ra. Ngoài ra cũng cần nhìn nhận một lý do nữa đó chính là "sự mất cân đối ngẫu nhiên trong quá trình sản xuất" dẫn đến "sản xuất không theo kịp tiêu dùng" hay sức mua của người dân không đủ khả năng. Đó chính là khủng hoảng thừa, một ví dụ điểm hình, rõ nét cho khủng hoảng kinh tế có chu kỳ.
Quay lại cuộc khủng hoảng vào những năm 1929 - 1933 ta thấy rõ hơn về các cuộc khủng hoảng thừa. Người ta đã phá huỷ 92 lò nấu sắt ở Mỹ, 72 lò ở Anh, 28 lò ở Đức, 10 lò ở Pháp. Hay trong nông nghiệp họ đã phá đi 40 vạn mẫu cây bông, mua và giết 5 triệu 46 vạn con lợn, ở Brazil phá huỷ gần 22 triệu bao cà phê, còn ở Đan Mạch tiêu huỷ đi 117.000 con gia súc (Trích kinh tế chính trị Mác - Lênin, NXB thống kê). Vậy hành động phá huỷ đó là do sản xuất ra quá thừa chăng? Không! sự thật là những hàng hoá này sản xuất ra quá nhiều trong khi người dân không đủ khả năng tiêu thụ. Hành động phê phán nhân đạo đó lại được CNTB xem như một điều đúng đắn để bảo vệ lợi ích của mình.
3. Các chu kỳ của khủng hoảng:
Chu kỳ của khủng hoảng thường diễn ra qua 4 giai đoạn. Khủng hoảng (suy thoái), tiêu điều, phục hồi, hương thịnh (trong đó giai đoạn khủng hoảng là quan trọng nhất bởi nó tạo ra tính chu kỳ) cụ thể là:
Trong giai đoạn khủng hoảng sản xuất thu hẹp và đình trệ, nhiều Xí nghiệp lần lượt phá sản. Tư bản mất khả năng thanh toán các khoản nợ tâm lý hoảng loạn diễn ra. Tín dụng thương mại và ngân hàng bị thu hẹp, trong khi nhu cầu tín dụng tăng lên làm tỷ suất lợi tức tăng lên tương đối cao. Khủng hoảng công nghiệp, thương nghiệp dẫn đến khủng hoảng cả hệ thống tiền tệ, tín dụng, khủng hoảng đã phá huỷ nghiêm trọng lực lượng sản xuất xã hội, người lao động thất nghiệp đông đảo, đời sống hết sức khó khăn, mâu thuẫn của CNTB biểu hiện dưới hình thức gay gắt nhất.
Tiêu điều là giai đoạn tiếp sau khủng hoảng. Sản xuất ở trạng thái đình trệ, không còn tiếp tục đi xuống nhưng cũng không tăng. Cân bằng được lập lại ở trạng thái thấp, công nghiệp và thương nghiệp hoạt động yếu. Giá cả hàng hoá ở mức thấp. Tiền nhàn rỗi nhiều. Để thoát khỏi trì trệ, các nhà Tư bản tăng cường bóc lột người lao động để giảm chi phí sản xuất và đổi mới tư bản cố định. Điều này tạo sự phục hồi chủng của nền kinh tế.
Phục hồi là giai đoạn tiếp nối tiêu điều, nền sản xuất TBCN trở lại trạng thái trước khủng hoảng. Công nhân lại được thu hút vào làm việc, giá cả hàng hoá tăng lên, lợi nhuận của các nhà Tư bản cũng tăng lên.
Hương thịnh là giai đoạn phát triển cao nhất của chu kỳ trước. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hoá tăng lên, tiền lương cũng tăng lên, nhu cầu tín dụng cũng tăng lên. Guồng máy kinh tế dường như hoạt động hết công suất. Nhìn nhận nền kinh tế lúc này so với giai đoạn trước khủng hoảng rõ ràng đã có những bước phát triển thần kỳ (Mặc dù trong nền kinh tế hiện đại xu hướng này có chiều hướng chậm hơn). Đồng thời với những bước phát triển thần kỳ này, điều kiện của một cuộc khủng hoảng mới cũng dần dần chín muồi.
Giai đoạn của một chu kỳ khủng hoảng cứ lập đi lập lại ở khoảng thời gian nhất định nào đó. Theo như Mác nói thì: khủng hoảng không chỉ biểu hiện của mâu thuẫn cơ bản " mâu thuẫn giữa sản xuất có tính chất xã hội và chiếm hữu có tính TBCN" của CNTB mà còn đóng vai trò giải quyết mâu thuẫn này. Tuy nhiên việc giải quyết các vấn đề của khủng hoảng chỉ mang tính tạm thời và các chu kỳ của khủng hoảng đó cứ tiếp tục diễn ra (1847 - 1848, 1857; 1865 - 1867; 1882 - 1883; 1890 - 1893....) (Trích khủng hoảng CNTB hiện đại).
Sơ đồ sau đây sẽ giúp chúng ta bao quát được phần nào các chu kỳ của một cuộc khủng hoảng.
4. Nguyên nhân:
Tại sa...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status