Phân tích mối quan hệ bản chất giữa vật chất và ý thức vận dụng phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ đó chỉ rõ nguồn gốc, biểu hiện và cách khắc phục chủ quan duy ý chí trong cán bộ Đảng viên - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích mối quan hệ bản chất giữa vật chất và ý thức vận dụng phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ đó chỉ rõ nguồn gốc, biểu hiện và cách khắc phục chủ quan duy ý chí trong cán bộ Đảng viên



Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. Trên cơ sở những cái dã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế. Ý thức có thể tiên đoán, dự báo tương lai (phản ánh vượt trước), có thể tạo ra những ảo tưởng, những huyền thoại, những giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và khái quát cao, thậm chí ở một số người có những khả năng đặc biệt như tiên tri, thôi miên, ngoại cảm, thấu thị v.v. Những khả năng đó càng nói lên tính chất phức tạp và phong phú của đời sống tâm lý - ý thức của con người mà khoa học còn phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ bản chất của những hiện tượng “kỳ lạ” đó.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ới sự phân loại vận động của vật chất thành các hình thức xác định như trên, những hình thức này quan hệ với nhau theo những nguyên tắc nhất định:
1. Các hình thức vận động nói trên khác nhau về chất. Từ vận động cơ học đến vận động xã hội là sự khác nhau về trình độ của sự vận động. Những trình độ này tương ứng với trình độ của các kết cấu vật chất.
2. Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp, bao hàm trong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn. Trong khi đó các hình thức vận động thấp không có khả năng bao hàm các hình thức vận động ở trình độ cao hơn. Bởi vậy, mọi sự quy giản các hình thức vận động cao về các hình thức vận động thấp hơn đều là sai lầm.
3. Trong sự tồn tại của mình, mỗi một sự vật có thể gắn liền với nhiều hình thức vận động khác nhau. Tuy nhiên, bản thân sự tồn tại của sự vật đó bao giừ cũng đặc trưng bằng một hình thức vận động cơ bản. Thí dụ vận động cơ học, vật lý, hoá học, sinh học đều là những hình thức vận động khác nhau trong cơ thể sinh vật, nhưng hình thức vận động sinh học mới là đặc trưng cơ bản của sinh vật. Đối với con người thì vận động xã hội là hình thức đặc trưng cho hoạt động của nó.
Khi triết học Mác-Lênin khẳng định thế giới vật chất tồn tại trong sự vận động vĩnh cửu của nó, thì điều đó không có nghĩa là phủ nhận hiện tượng đứng im của thế giới vật chất. Trái lại, chủ nghĩa duy vật biện chứng thừa nhận rằng quá trình vận động không ngừng của thế giới vật chất chẳng những không loại trừ mà còn bao hàm trong nó hiện tượng đứng im tưong đối; không có hiện tượng đứng im tương đối thì không có sự vật nào tồn tại được. “Trong vận động của các thiên thể, có vận động trong cân bằng và có cân bằng trong vận động (một cách tương đối). Nhưng bất kỳ vận động tưong đối riêng biệt nào cũng đều có xu hướng khôi phục lại sự đứng yên tương đối, sự cân bằng. Khả năng đứng yên tương đối của các vật thể, khả năng cân bằng tạm thời là những điều kiện chủ yếu của sự phân hoá của vật chất.
Hiện tượng đứng im tương đối hay là trạng thái cân bằng tạm thời của sự vật trong quá trình vận động cuả nó, trên thực tế, chỉ xảy ra khi sự vật được xem xét trong một quan hệ xác định nào đó. Ph. Ăngghen đã chỉ ra rằng: “vận động riêng biệt có xu hướng chuyển thành cân bằng, vận động toàn bộ lại phá hoại sự cân bằng riêng biệt”. Đây chính là cơ sở để Ăngghen rút ra kết luận: “Mọi sự cân bằng chỉ là tương đối và tạm thời”. Trong sự vận động tuyệt đối và vĩnh viễn của thế giới vật chất.
Trong triết học duy vật biện chứng, cùng với phạm trù vận động thì không gian và thời gian cũng là những phạm trù đặc trưng cho cách tồn tại của vật chất. V.I.Lênin đã nhận xét rằng: “ Trong thế giới, không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời gian”.
Thật ra, không gian và thời gian là những phạm trù đã được xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhận thức. Ngay từ rất xa xưa người ta đã hiểu rằng bất kỳ một khách thể vận động nào cũng đều chiếm một vị trí nhất định, ở vào một khung cảnh nhất định trong tương quan về mặt kích thước so với các khách thể khác... Các hình thức tồn tại như vậy của vật thể được gọi là không gian. Bên cạnh các quan hệ không gian, sự tồn tại của khách thể vật chất còn được biểu hiện ở mức độ tồn tại lâu dài hay mau chóng của hiện tượng, ở sự kế tiếp trước sau của các giai đoạn vận động... Những thuộc tính này của sự vật được đặc trưng bằng phạm trù thời gian. Cácđại lượng không gian và thời gian của sự tồn tại của sự vật, thông thường, được xem như là moọt cái gì đó hiển nhiên.
Như vậy, không gian và thời gian có những tính chất sau đây:
1. Tính khách quan. Không gian, thời gian là thuộc tính của vật chất tồn tại gắn liền với nhau và gắn liền với vật chất. Vật chất tồn tại khách quan, do đó không gian và thời gian cũng tồn tại khách quan.
2. Tính vĩnh cửu và vô tận. Theo Ăngghen, vật chất vĩnh cửu và vô tận trong không gian và trong thời gian. Vô tận có nghĩa là không có tận cùng về một phía nào cả, cả về đằng trước lẫn đằng sau, cả về phía trên lẫn phía dưới, cả về bên phải lẫn bên trái. Những thành tựu của vật lý học vi mô cũng như những thành tựu của vũ trụ học ngày càng xác nhận tính vĩnh cửu và tính vô tận của không gian và thời gian.
3. Tính ba chiều của không gian và tính một chiều của thời gian. Tính ba chiều của không gian là chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Tính một chiều của thời gian là chiều từ quá khứ đến tương lai.
Không gian mà chúng ta đang nói tới ở đây là không gian hiện thực, không gian ba chiều. Nên chú ý rằng, trong toán học ngoài phạm trù không gian ba chiều còn có phạm trù không gian n chiều, v.v... Đó là sự trừu tượng hoá toán học, một công cụ toán học dùng để nghiên cứu các đối tượng đặc thù.
ý thức là một thuộc tính của dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người. Đó là sự phản ánh chủ động, tích cực sáng tạo thế giới khách quan.Là dạng vật chật có tổ chức cao nhất, bộ óc người và chỉ có bộ óc người mới sinh ra được ý thức. Sự phản ánh thế giới khách quan bằng đầu óc con người chính là hình thức phản ánh cao nhất của giới tự nhiên. Đặc biệt là trên cơ sở tâm lý xã hội, trình độ con người bgày càng được nâng cao theo quá trình phát triển của lịch sử nên hình thức phản ánh ý thức càng trở nên có vị trí quan trọng. Các sự vật hiện tượngtác động lên các giác quan của con người thông qua hệ thống thần kinh các tác động đó được chuyển lên não và ở đó hình ảnh của sự vật được ghi lại qua quá trình phân tích cuả con người, quá trình lao động của con người luôn tìm cách tăng hiệu suất công việc, thêm vào đó ngôn ngữ kích thích tư duy tìm tòi cải tiến công cụ lao động làm thay đổi các mối quan hệ xã hội, thay đổi cách suy nghĩ dẫn đến sự phát triển ý thức của côn người. Đó là nguồn gốc tự nhiên và xã hội của sự ra đời và phát triển của ý thức. ý thức trang bị cho mỗi chúng ta tri thức về bản chất và các qui luật khách quan của đối tượng trên cơ sở đó giúp ta xác định đúng đắn mục tiêu và đề ra phương hướng phù hợp bằng nỗ lực và trí thức của mình để hoàn thành tốt mội nhiệm vụ.
Bộ óc của con người hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài về mặt sinh vật - xã hội sau khi vượn biến thành người, óc vượn biến thành óc người. Bộ óc người là một tổ chức vật chất sống đặc biệt, có cấu trúc tinh vi và phức tạp, bao gồm khoảng 14-15 tỷ tế bào thần kinh. Các tế bào này có liên quan với nhau và với các giác quan, tạo thành vô số những mối liên hệ thu nhận, điều khiển hoạt động của cơ thể trong quna hệ với thế giới bên ngoài qua các phản xạ không điều kiện và có điều kiện. Trong bộ óc người, quá trình ý thức không đồng nhất và ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status