Lĩnh vực tinh thần và vận dụng trong đời sống xã hội dưới góc nhìn triết học - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Lĩnh vực tinh thần và vận dụng trong đời sống xã hội dưới góc nhìn triết học



Thời kỳ từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII mở đầu bằng Côpecnic và kết thúc ở Niutơn. Đây là thời kỳ chế độ phong kiến Tây Âu suy tàn, chế độ tư bản ra đời là thời kỳ cách mạng tư sản. Khoa học thời kỳ này phát triển theo xu hướng chống lại phong kiến, chống lại các giáo điều, kinh viện đề cao lý trí và tự do của con người. Nói chung, khoa học còn ở trình độ sưu tập và mô tả là chính. Lúc này phương pháp tư duy siêu hình đóng vai trò thống trị. Mặc dù còn có những hạn chế đó, song khoa học thời kỳ này đã đóng vai trò tích cực chống lại mọi giáo điều tôn giáo, chống lại chủ nghĩa kinh viện, chống lại chế độ phong kiến, thúc đẩy cách mạng tư sản, đồng thời tạo tiền đề khoa học cho cách mạng công nghiệp cũng như bước phát triển tiếp theo của khoa học.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phần mở đầu
Đã từng là sinh viên các trường đại học nói chung và là sinh viên trường Học viện Ngân hàng nói riêng - nơi gieo ươm các hạt giống cho tương lai. Các cử nhân kinh tế của ngày mai hẳn sẽ không quên được những ngày sống và học tập tại trường.
Thật là thú vị với mỗi môn học lại có sự hấp dẫn, thu hút người nghiên cứu một cách lạ kỳ bởi nó giúp cho con người thấu hiểu và nhận thức được thế giới một cách sâu sắc.
Triết học Mác-Lênin là một môn học được nhiều người ưa thích và mến mộ, nó cung cấp những kiến thức cơ sở phục vụ việc dạy và học các môn khoa học kinh tế, khoa học quản lý góp phần xây dựng tư duy kinh tế phù hợp với cơ chế kinh tế mới.
Nhưng do điều kiện không cho phép, thời gian lại có hạn nên em chỉ xin đề cập đến vấn đề: "Lĩnh vực tinh thần và vận dụng trong đời sống xã hội dưới góc nhìn triết học" .
Tiểu luận gồm ba phần:
Phần mở đầu
Phần nội dung
I. ý thức xã hội và kết cấu của nó.
II. Khoa học và vai trò của nó trong sự phát triển xã hội.
III. Văn hoá và vai trò của nó trong nền kinh tế - xã hội.
Phần kết luận.
Em xin chân thành Thank thầy cô trong trường và các bạn.
phần nội dung
I. ý thức xã hội và kết cấu của nó
Xã hội có thể chia ra làm hai lĩnh vực cơ bản: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Trong đó tồn tại xã hội là toàn bộ những điều kiện vật chất của đời sống xã hội. Nó bao gồm nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, điều kiện dân số, cách sản xuất cũng như toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất khác. Song cách sản xuất là yếu tố quyết định.
ý thức xã hội đối lập với tồn tại xã hội, ý thức xã hội là toàn bộ những tư tưởng, ý chí, tình cảm, v.v... của xã hội, đó là phản ánh của tồn tại xã hội vào đầu óc của con người.
ý thức xã hội hình thành, biến đổi trên nền tảng của tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội đó.
ý thức xã hội có cấu trúc rất phức tạp và tuy theo từng góc độ khác nhau mà cấu trúc cũng khác nhau.
Theo trình độ phản ánh người ta chia ý thức xã hội ra thành ý thức đời thường và ý thức lý luận, tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.
ý thức đời thường và ý thức lý luận là hai trình độ khác nhau của ý thức xã hội. ý thức đời thường đó là ý thức được hình thành một cách tự phát trong đời sống hàng ngày, nó phản ánh một cách trực tiếp các mặt trong đời sống xã hội. ý thức đời thường có ưu thế là bất cứ người bình thường nào cũng có được bằng kinh nghiệm cuộc sống của mình hay tiếp thu từ sự lưu truyền trong đời sống xã hội. Việc tiếp thu nó cũng thường diễn ra một cách tự phát. ý thức đời thường rất phong phú, nhiều vẻ, nó phản ánh một cách sinh động các mặt, các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Đối với mỗi cá nhân làm việc giàu cho mình những ý thức đời thường có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. Nó làm cho vốn sống của con người trở nên phong phú hơn, làm cho cuộc sống của con người trở nên uyển chuyển, sinh động hơn. Tuy nhiên, do tính chất tự phát của nó cho nên rất dễ tiếp thu cả những mặt tiêu cực, ý thức đời thường cũng có vai trò to lớn đối với sự hình thành và phát triển khoa học, đối với sáng tạo văn hoá và nghệ thuật.
ý thức lý luận là trình độ cao của ý thức xã hội, là các quan điểm, các tư tưởng của xã hội đã được khái quát, được hệ thống hoá thành các học thuyết, thành các lý thuyết, các khoa học khác nhau, các ý thức lý luận tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như các khoa học, các học thuyết triết học, các học thuyết chính trị - xã hội, các lý thuyết về văn học, nghệ thuật, đạo đức,... Các hệ thống lý luận không thể hình thành tự phát mà do các nhà trí thức, các nhà nghiên cứu xây dựng nên, lý luận cũng có thể khoa học mà cũng có thể phản khoa học. Khác với ý thức đời thường, ý thức lý luận phải thông qua học tập, nghiên cứu một cách nghiêm túc, có hệ thống của mỗi một con người thì mới có được. Chỉ có ý thức lý luận khoa học mới có thể giúp cho con người có được sự hiểu biết một cách có hệ thống, có căn cứ để phân tích các sự kiện, có định hướng trong cuộc sống, không dao động ngả nghiêng cho nên việc học tập, nghiên cứu, tiếp thu và sử dụng ý thức lý luận là một mặt rất quan trọng trong đời sống xã hội.
Gắn liền với ý thức đời thường và ý thức lý luận, người ta còn phân biệt tâm lý xã hội và hệ tư tưởng. Tâm lý xã hội là một bộ phận của ý thức đời thường, thể hiện những quan niệm và những thói quen, những thị hiếu, những thiên hướng, những hứng thú và ước mơ... của con người. Tâm lý xã hội hình thành một cách tự phát trong đời sống xã hội, nó phản ánh trực tiếp điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau sẽ hình thành nên tâm lý khác nhau. Chẳng hạn: mỗi dân tộc có điều kiện sinh hoạt vật chất riêng của dân tộc đó nên hình thành tâm lý dân tộc. Mỗi giai cấp có điều kiện sinh hoạt vật chất riêng cho nên giai cấp khác nhau dẫn đến tâm lý cũng khác nhau, mỗi nền sản xuất cũng có tâm lý riêng thích ứng với nền sản xuất đó (tâm lý của những người sản xuất nhỏ, tâm lý đại công nghiệp...) v.v...
ý thức xã hội không thể tồn tại tách rời ý thức cá nhân. ý thức của mỗi một cá nhân vừa có cái chung của giai cấp, của dân tộc và các mặt khác của xã hội nhưng lại có những nét độc đáo riêng do những điều kiện hoàn cảnh riêng của cá nhân đó quy định.
Và trong những trường hợp đặc biệt một số cá nhân có thể vượt ra khỏi những cái ràng buộc giai cấp xuất phát của mình và đứng trên lập trường của giai cấp khác.
* Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và vai trò của nó trong đời sống xã hội
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội. Song điều đó không có nghĩa là sự phản ánh giản đơn, một chiều, thụ động mà có tính độc lập tương đối trong quá trình phát triển của nó.
* Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội được biểu hiện như sau:
- ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội, tính lạc hậu đó chính là ở chỗ ý thức xã hội, phản ánh không kịp những cái mới. Trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường ở nước ta cũng vậy, rất nhiều trường hợp ý thức, tư tưởng không thay đổi kịp so với sự thay đổi trong hiện thực.
ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội là vì: tồn tại xã hội có trước, ý thức xã hội có sau, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội; sức mạnh của thói quen, của phong tục, tập quán, của sự lưu truyền ý thức tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác, các lực lượng xã hội bảo thủ (hay phản động tìm mọi cách duy trì ý thức tư tưởng cũ, chống lại ý thức tư tưởng tiến bộ cách mạng).
- Tính vượt trước của tư tưởng tiến bộ khoa học. Không phải mọi ý thức, tư tưởng đều lạc hậu, ngược lại, ý thức, tư tưởng tiến bộ khoa học lại có tính vượt trước. Tính vượt trước của ý thức tư tưởn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status