Ôn tập lịch sử triết học - pdf 16

Download miễn phí Ôn tập lịch sử triết học



Câu 5 : Phân Tích Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Vật Chất Và Y
Thức , Vai Trò Của Tri Thức Khoa Học Đối Với Sự Nghiệp Đổi Mới
Của Nền Kinh Tế Nước Ta Hiện Nay ?
Phân Tích Mối Quan Hệ Biên Chứng Giữa Vật Chất Và Y Thức
Xuất phát từ việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, chủ nghĩa duy
vật biện chứng khẳng định: vật chất làtính thứ nhất quyết định ý thức, ý
thức là tính thứ hai phụ thuộc vào vật chất và con người có khả năng nhận
thức được thế giới khách quan. Nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức trong thực tiển xã hội được thể hiện thông qua mối quan hệ biện
chứng giữa nhân tố vật chất (khách quan) và nhân tố tinh thần (chủ
quan).
Trong mối quan hệ đó thì vật chất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định đối
với nhân tố tinh thần, nhưng ngược lại nhân tố tinh thần tác động một
cách tích cực đối với nhân tố vật chất
Nhân tố vật chất là những điều kiện, hoạt động vật chất của xã hội và
các qui luật khách quan vốn có của nó.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ä ràng
buộc nhau, bao hàm lẫn nhau và không thể thiếu nhau được.
LT còn xây dựng 1 loạt các mâu thuẫn trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên,
XH đạo đức, quan hệ ứng xử…giải quyết các mâu thuẫn được ông nâng
lên như 1 nghệ thuật sống : động – tĩnh, nóng – lạnh, thấp – cao, mềm –
cứng, hữu – vô, còn – mất, tốt – xấu, thiện – ác….
_ Tư tưởng của đạo vô vi : vô vi có nghĩa là phương pháp sống thiên
nhiên mộc mạc, thuần phác không bị ức chế gượng ép. Đạo vô vi xuất
phát từ quan niệm trên điểm cốt lõi là NT sống của con người trong sự
hoà nhập với tự nhiên và tuân theo bản tính tự nhiên của con người.
Khái niệm vô vi có 3 nghĩa :
+ Vạn vật đầu có bản tính tự nhiên, chúng vận động biến hoá theo lẽ tự
nhiên mà không cần biết đến ý nghĩa mục đích của bản thân chúng (vd :
bản tính tự nhiên của cá là bơi lội, của lửa là nóng….). Sống với cái vốn
có TN mộc mạc, thuần phác của mình, không trái với qui luật TN, không
được can thiệp vào quá trình vận hành của sự vật khác, phải chấp nhận
và thích ứng với mọi hoàn cảnh của môi trường.
+Vô vi có nghĩa là tự do tuyệt đối, không bị ràng buộc bởi bất kỳ 1 ý
tưởng, dục vọng, đam mê và mong muốn nào.
+ Vô vi nghĩa là phải luôn luôn bảo vệ, giữ gìn bản tính TN của mình,
phải biết ngăn chặn những gì làm tổn hại đến bản tính tự nhiên của vạn
vật mà trước hết là chống lại mọi hành động của con người trong XH.
Theo đạo vô vi có 3 cái phải nắm giữ bảo vệ : từ ái, cần kiệm, không
dám đứng trước thiên hạ. Con người sống phải biết từ ái, cần kiệm,
khoan dung, tri thức….Lão Tử chủ trương bỏ hết những gì trái với đạo TN
vô vi, vượt quá bản tính tự nhiên của con người, LT kêu gọi đưa con
người về trạng thái tự nhiên nguyên thuỷ chất phác.
=> Tóm lại : tư tưởng về đạo, tư tưởng về phép biện chứng và tư tưởng
về đạo vô vi của LT đã đạt đến 1 trình độ sâu sắc độc đáo, 1 trình độ tư
duy lý luận rất cao, đóng góp vào nét đặc sắc của phương Đông. Tuy còn
nhiều điểm hạn chế nhưng chúng ta phải nghiêng mình trước những gì
mà ông đã đưa ra.
Câu 4 : Trình bày những tư tưởng triết học của L.Phoiơbách về tự
nhiên và con người .
* Sơ lược tiểu sử : ( 1804 – 1872 )
9 Luc-vich Phoiơbách sinh ra trong 1 gia đình luật sư nổi tiếng. Gia
đình ông muốn ông trở thành 1 luật sư nhưng khi học đại học
Phoiơbách lại học triết học. Do ông học giỏi nên được giữ lại
trường, trở thành phó giáo sư rồi giáo sư. Phoiơbách đã phát hiện
ra những bất hợp lý trong triết học của Heghen, ông cùng Mac-
Anghen tham gia sinh hoạt trong nhóm “Heghen trẻ”. Sau 1 thời
gian, ông bất mãn với hệ thống triết học, ông bỏ dạy về quê ở ẩn
trong 28 năm.
9 Tác phẩm nổi tiếng : “ Phê phán triết học của Heghen ” –xb 1839,
“bản chất đạo Thiên Chúa” và “luận cương sơ bộ của cải cách triết
học” – xb 1842, “ cơ sở triết học của tương lai ” –xb 1843, “bản
chất tôn giáo” –xb 1845.
9 Toàn bộ hệ thống triết học của Phoiơbách được gọi là CNDV nhân
bản vì ông xác định lấy con người làm đối tượng trung tâm của
triết học. Ông xác định nghiên cứu khoa học tự nhiên để phục vụ
cho nghiên cứu con người.
9 Về cuối đời, Phoiơbách đọc triết học của Mác, ông đã bỏ triết học
của mình và theo triết học của Mac.
Quan niệm về giới tự nhiên :
¾ Ông tập trung vào phê phán : bác bỏ học thuyết của Heghen
về giới tự nhiên vì theo Heghen , giới tự nhiên là sản phẩm
của ý niệm tuyệt đối.
¾ Ông đã bảo vệ các quan điểm duy vật của thế giới, ông cho
rằng thế giới chúng ta đang sống là thế giới vật chất, tồn tại
khách quan và không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của duy
vật, còn ý thức chỉ là sản phẩm của bộ óc (sản phẩm tự
nhiên ) và con người là 1 bộ phận của giới tự nhiên.
¾ Khi đứng ra bảo vệ các quan điểm duy vật thì Phoiơbách đã
phát triển 1 số luận điểm có thể của duy vật và đã khắc phục
được những hạn chế của CNDV trước đó :
+ Cho rằng trong tự nhiên có nhiều chất và lượng khác
nhau và cảm giác của chúng ta hoàn toàn có thể nhận thức được.
+ Phoiơbách chứng minh con người là chủ thể đồng thời
là bộ phận của giới tự nhiên, còn ý thức con người chỉ là 1 thuộc
tính của bộ óc con người.
+ Phoiơbách chứng minh rằng không gian và thời gian
tồn tại khách quan, gắn liền với vật chất và thừa nhận tính khách
quan của quy luật tự nhiên, quy luật tự nhiên tự vận động đến 1
điều kiện nào đó thì sinh ra vật chất hữu cơ của con người.
* Quan niệm về con người :
¾ Phoiơbách đặt con người là trung tâm trong hệ thống triết
học của mình.
¾ Phê phán Heghen chỉ chú ý đến mặt ý thức, mặt tư duy của
con người mà không chú ý đến mặt tự nhiên, mặt thể xác
của con người và theo ông chính mặt thể xác của con người
cùng với toàn bộ thuộc tính của nó tạo thành bản chất của
con người.
¾ Phoiơbách quan niệm nhiệm vụ của triết học là phải đem lại
cho con người quan niệm mới chính bản thân mình đồng thời
tạo cho con người 1 đời sống hạnh phúc. Phoiơbách còn quan
niệm con người là 1 bộ phận của tự nhiên, con người là 1
sinh vật có cảm giác, biết tư duy, có ham muốn, có dục
vọng, có mơ ước. Theo Phoiơbách, bản chất của con người
chính là tình yêu. Trong các loại tình cảm thì tình yêu nam
nữ là đỉnh cao của bản chất con người, từ đó Phoiơbách đưa
khẩu hiệu : “con người hãy ôm hôn nhau đi thì XH sẽ hết
mọi điều đau khổ”. Từ đó Phoiơbách sùng bái tình yêu và
tôn thờ tình yêu như 1 thứ tôn giáo.
+ Tiêu biểu : quan tâm con người ( chủ yếu quan tâm về mặt tự
nhiên, mặt sinh học ).
+ Hạn chế : Phoiơbách đã tuyệt đối hoá tình yêu, coi tình yêu là bản
chất của con người mà không chú ý đến mặt XH và không thấy được điều
kiện chính trị XH mà con người sống. Phoiơbách phê phán con người
trong triết học của Heghen là trừu tượng trong khi quan điểm của ông về
con người cũng trừu tượng.
Câu 5 : Phân Tích Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Vật Chất Và Yù
Thức , Vai Trò Của Tri Thức Khoa Học Đối Với Sự Nghiệp Đổi Mới
Của Nền Kinh Tế Nước Ta Hiện Nay ?
Phân Tích Mối Quan Hệ Biên Chứng Giữa Vật Chất Và Yù Thức
Xuất phát từ việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, chủ nghĩa duy
vật biện chứng khẳng định: vật chất là tính thứ nhất quyết định ý thức, ý
thức là tính thứ hai phụ thuộc vào vật chất và con người có khả năng nhận
thức được thế giới khách quan. Nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức trong thực tiển xã hội được thể hiện thông qua mối quan hệ biện
chứng giữa nhân tố vật chất (khách quan) và nhân tố tinh thần (chủ
quan).
Trong mối quan hệ đó thì vật chất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định đối
với nhân tố tinh thần, nhưng ngược lại nhân tố tinh thần tác động một
cách tích cực đối với nhân tố vật chất
Nhân tố vật chất là những điều kiện, hoạt động vật chất của xã hội và
các qui luật khách q...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status