Ebook Lịch sử Triết học - pdf 16

Download miễn phí Ebook Lịch sử Triết học



MỤC LỤC
Lời giới thiệu 3
Chương 1: KHÁI LUẬN VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC 5
Chương 2: TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
I. Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển. Các đặc điểm cơ bản 16
II. Một số tư tưởng, trường phái triết học 21
A. Tư tưởng triết học trong Upanisát 21
B. Hệ thống chính thống 22
C. Hệ thống không chính thống 27
Chương 3: TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ ĐẠI
I. Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển. Các đặc điểm cơ bản 34
II. Các trường phái triết học 38
Chương 4: TRIẾT HỌC HI LẠP CỔ ĐẠI
I. Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển. Các đặc điểm cơ bản 62
II. Các trường phái triết học 66
A. Chủ nghĩa duy vật 66
B. Chủ nghĩa duy tâm 74
C. Chủ nghĩa nhị nguyên 83
Chương 5: TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRUNG ĐẠI
I. Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển. Các đặc điểm cơ bản 90
II. Tư tưởng triết học của một số triết gia 92
Chương 6: TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY THỜI PHỤC HƯNG - CẬN ĐẠI
I. Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển. Các đặc điểm cơ bản 97
II. Các tư tưởng, trường phái triết học 102
A. Các tư tưởng triết học thời phục hưng 102
B. Trường phái duy vật kinh nghiệm – duy giác 105
C. Trường phái duy lý – tư biện 118
D. Trường phái duy tâm - bất khả tri 132
E. Triết học khai sáng và chủ nghĩa duy vật Pháp 136
F. Triết học cổ điển Đức 149
Chương 7: TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
I. Quá trình hình thành và phát triển của triết học mácxít 187
A. Điều kiện và tiền đề xuất hiện triết học mácxít 188
B. Các giai đoạn hình thành và phát triển triết học mácxít 193
II. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của một số trào lưu triết học ngoài mácxít Phương Tây hiện đại 210
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iệt, đồng thay đổi, và thặng dư) để khám phá ra mối liên hệ nhân quả mang tính quy luật chi phối các sự vật, hiện tượng khách quan, đa dạng và thống nhất trong thế giới vật chất mà quan sát hay thí nghiệm mang lại dưới dạng các sự kiện kinh nghiệm cảm tính.
Phương pháp của Ph.Bêcơn còn được gọi là phương pháp quy nạp khoa học hay quy nạp dựa trên mối liên hệ nhân quả. Đây là phương pháp cơ bản mang lại nhiều phát minh nổi tiếng của khoa học thực nghiệm trước đây. Nó dắt dẫn tư duy khoa học xuất phát từ những sự kiện khoa học riêng lẻ (cái riêng) để đi đến những nguyên lý, quy luật tổng quát (cái chung) khi dựa trên mối liên hệ nhân quả mang tính quy luật giữa chúng đã được phát hiện ra, mà không nhất thiết phải dựa trên số lượng lớn các sự kiện riêng lẻ được khảo sát. Theo Ph.Bêcơn, quá trình nghiên cứu - nhận thức đúng đắn cần trải qua 3 bước như sau:
Một là, dựa vào giác quan, thông qua quan sát, thí nghiệm chúng ta trực tiếp tiếp cận thế giới tự nhiên đa dạng và sinh động để thu được những tài liệu kinh nghiệm cảm tính.
Hai là, so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa, tổng hợp những tài liệu kinh nghiệm cảm tính này để xây dựng những sự kiện khoa học và phát hiện ra mối liên hệ nhân quả giữa chúng.
Ba là, từ những mối liên hệ nhân quả giữa sự kiện khoa học đó, bằng quy nạp khoa học, chúng ta xây dựng giả thuyết khoa học để lý giải các hiện tượng đang nghiên cứu. Rồi từ những giả thuyết khoa học đó, chúng ta rút ra các hệ quả tất yếu của chúng. Kế đến chúng ta tiến hành những quan sát, thí nghiệm mới để kiểm tra các hệ quả đó; nếu đúng thì ta có nguyên lý, định luật tổng quát; còn nếu sai thì chúng ta lập lại giả thuyết mới.
Phương pháp của Ph.Bêcơn có ý nghĩa rất lớn đến sự hình thành và phát triển khoa học thực nghiệm và triết học duy vật kinh nghiệm.
Như vậy, Ph.Bêcơn đòi hỏi quá trình nhận thức phải xuất phát từ kinh nghiệm cảm tính; còn kinh nghiệm cảm tính lại xuất phát từ thế giới khách quan. Ông coi nguyên tắc khách quan là nguyên tắc hàng đầu của khoa học và triết học mới để nhận thức đúng đắn thế giới. Ông cũng coi tư duy tổng hợp và phép quy nạp khoa học là những công cụ hiệu quả đủ để xây dựng khoa học thực nghiệm và chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm nhằm khám phá ra các quy luật của thế giới để con người chinh phục nó và bắt nó phục vụ lợi ích cho chính mình.
d) Quan niệm về chính trị – xã hội
Là nhà tư tưởng kiệt xuất của tầng lớp quý tộc cấp tiến, Ph.Bêcơn chủ trương một đường lối chính trị phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản và chuẩn bị điều kiện để phát triển mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản. Ông đòi hỏi: Phải xây dựng một nhà nước tập quyền đủ mạnh để chống lại mọi đặc quyền, đặc lợi của tầng lớp quý tộc bảo thủ; Phải phát triển một nền công nghiệp và thương nghiệp dựa trên sức mạnh của tri thức khoa học và tiến bộ của kỹ thuật. Ông chủ trương cải tạo xã hội bằng con đường khai sáng thông qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đồng thời ông cũng chống lại mọi cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân.
Từ những tìm hiểu trên, chúng ta thấy Ph.Bêcơn không chỉ là người sáng lập ra chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và khoa học thực nghiệm, mà ông còn là một nhà tư tưởng của giai cấp tư sản phương Tây. Lịch sử triết học, khoa học và văn minh - kỹ thuật phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng của Ph.Bêcơn. Triết học của Ph.Bêcơn về sau được Hốpxơ và Lốcơ kế tục và phát triển. Lốcơ đã đẩy chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm do Ph.Bêcơn khởi xướng thành chủ nghĩa duy giác. Rồi từ chủ nghĩa duy giác của Lốcơ, giám mục Béccơly đã xây dựng chủ nghĩa duy tâm chủ quan nổi tiếng lúc bấy giờ.
2. Tôma Hốpxơ
Hốpxơ (Thomas Hobbs, 1588-1679) sinh ra trong một gia đình linh mục ở nông thôn của nước Anh. Ông chịu ảnh hưởng sâu bởi triết học Arixtốt và chủ nghĩa duy danh. Sau khi tốt nghiệp đại học Ócpho, phần lớn quãng đời còn lại ông sống ở nước ngoài như Ý, Pháp. Tại Paris, ông trở thành thư ký của Ph.Bêcơn. Ông nghiên cứu toán học và khoa học tự nhiên trong các tác phẩm của Côpécníc, Képlê, Galilê. Ông rất quan tâm đến vấn đề con người và đời sống chính trị – xã hội. Về con người, Về công dân, Léviafan… là các tác phẩm triết học chủ yếu của ông. Tuy nhiên, xét trong toàn bộ nền triết học bấy giờ thì tư tưởng của ông là kế tục sự nghiệp triết học của Ph.Bêcơn. Ông đã hệ thống hóa và phát triển chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm, khắc phục tính chất thần học trong hệ thống triết học này Lúc bấy giờ, với chiêu bài cải cách tôn giáo (Tin lành), tầng lớp quý tộc tư sản hóa đã tiến hành một cuộc đấu tranh chống hệ tư tưởng phong kiến nhằm khẳng định địa vị thống trị trong đời sống chính trị và kinh tế của chính mình. Những vấn đề về tôn giáo, lòng bao dung, pháp chế, quyền lực nhà nước… được quan tâm rộng rãi. Chủ nghĩa cơ giới thống trị trong tư duy khoa học của thời đại này. Xuất phát từ các đặc điểm, tính chất của con người, các nhà truyền giáo cùng với những người cộng hòa trong hàng ngũ tư sản Anh ra sức lý giải nguồn gốc và đời sống xã hội, quyền lực nhà nước… theo tinh thần chủ nghĩa cơ giới. Còn đặc điểm và tính chất của con người lại được lý giải từ giới tự nhiên. Khuynh hướng này đã thể hiện rất rõ nét trong hệ thống tư tưởng triết học của Hốpxơ.
.
Xuất phát từ quan điểm thực tiễn và coi tri thức là sức mạnh của Ph.Bêcơn, Hốpxơ tiếp tục chủ trương phát triển triết học và khoa học, lấy tri thức phục vụ thực tiễn cải tạo thế giới vì lợi ích con người. Để phát triển triết học và khoa học, cần tách thần học ra khỏi triết học, đồng thời coi các ngành khoa học còn lại chỉ là các lĩnh vực khác nhau của triết học. Vấn đề trung tâm của triết học phải là vấn đề về con người. Nhưng do con người vừa là một tạo thể tự nhiên vừa là một tạo thể đạo đức – tinh thần (xã hội), nên theo Hốpxơ, triết học phải bao gồm hai bộ phận chủ yếu là triết học tự nhiên và triết học xã hội.
a) Triết học tự nhiên
Quan điểm về tự nhiên: Hốpxơ cho rằng, giới tự nhiên có trước con người, nó không do thần thánh hay Thượng đế tạo ra, nó đã tồn tại và sẽ tiếp tục tồn tại (duy vật). Giới tự nhiên là toàn thể các vật thể riêng lẻ, và chỉ có các vật thể riêng lẻ mới tồn tại thật sự khách quan (duy danh). Mọi khái niệm như thực thể, vật chất hay cái phi vật thể đều không tồn tại, chúng chỉ là tên gọi. Mọi vật thể cũng như những tính chất và sự thay đổi diễn ra trong chúng đều là kết quả vận động của những yếu tố vật thể gây ra. Vận động của vật thể là vận động cơ học - thay đổi vị trí do sự tác động của sức đẩy bên ngoài gây ra. Chúng ta cảm nhận được hậu quả của sức đẩy (chuyển động), chứ không phải bản thân sức đẩy.
Ông coi động vật và cả con người nữa đều chỉ là những “cổ máy phức tạp”, mà hành vi hoạt động của chúng hoàn toàn do sự tác động từ bên ngoài gây nên. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status