Triết học liên văn hoá: khái niệm và lịch sử - pdf 16

Download miễn phí Triết học liên văn hoá: khái niệm và lịch sử



Hiện tại, rất khó tìm ra một định nghĩa về Triết học liên văn hoáđược tất cả
mọi người tán thành về mọi mặt, bởi nó vẫn còn trong quá trình hình thành và
nhiều người từ những nền văn hoá khác nhau tham gia vào quá trình đó.
Thậm chí, có thể nói, nó đang trong quá trình khu biệt hoá [các đặc trưng để
trở thành khái niệm]. Điều mà tôi trình bày dưới đây chỉ là một mô tả mang
tính thăm dò về một khái niệm có thể chấp nhận được, dựa trên những gì tôi
đã được biết trong vòng 5 năm trở lại đây -khi tham gia vào cuộc vận động
quốc tế vì Triết học liên văn hoáthông qua quá trình hoạt động của tôi ở
MWI với sự cộng tác của Fornet-Betancourt.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uất bản Rodopi ở Amsterdam /
New York. Đến nay đã có 17 tập được xuất bản(4).
Một trong số những ưu tiên nghiên cứu của ông có liên quan đến thông diễn
học với mục đích hiểu biết các nền văn hoá khác. Giữa một cực là “thông
diễn học của tính đồng nhất hoàn toàn, quy chủ thể khác về chỗ chỉ còn là
một tiếng vọng của bản thân, lặp lại sự tự hiểu biết về mình coi như là sự hiểu
biết chủ thể khác [tính thông ước]” và một cực là “sự khác biệt triệt để khiến
cho việc hiểu về chủ thể khác là hầu như không thể [tính vô thông ước]”, ông
đề xuất “thông diễn học tương đồng”. Nghĩa là nắm bắt những cấu trúc trùng
khớp giữa các nền văn hoá khác nhau với tư cách cơ sở mang tính thông diễn
để hiểu biết những nền văn hoá khác. “Nó không đặt bất cứ nền văn hoá nào
vào vị thế trung tâm tuyệt đối và quy giản những nền văn hoá khác về những
hình thức nào đó của nó. Không có một chủ thể thông diễn phổ quát nào hay
bất cứ một chủ thể lịch sử, văn hoá nào mang tính nền tảng độc nhất; đúng
hơn, đó là một thái độ trầm tư – phản tỉnh về những chủ thể khác biệt, đồng
thời về lời thông báo không được xem nhẹ chúng. Thái độ mang tính thông
diễn như vậy giúp chúng ta khắc phục được cảm giác bị vướng mắc một cách
tuyệt vọng vào vấn đề vòng tròn thông diễn. […]. Đứng trước những truyền
thống, những nền văn hoá và tính đa dạng đạo đức khác, sẽ là sai lầm nếu cứ
khăng khăng rằng chúng ta bị ràng buộc với truyền thống của chính ta, và chỉ
có thể cố gắng giải nghĩa và hiểu biết nó. Trực giác đạo đức của tui nói với tui
rằng, tui có thể thuộc về nền văn hoá của mình và có thể, trong chừng mực
nào đó, là một người phê bình nó”(5).
(2) Hội Triết học liên văn hoá Vienna (6)
Hội này được thành lập năm 1994 ở Vienna. GS,TS. Franz Martin Wimmer
(Đại học Vienna) đóng một vai trò quyết định ở đây. Từ năm 1998, Hội đã
xuất bản báo Polylog. Zeitschrift fuer interkulturelles Philosophieren (Triết lý
liên văn hoá, tính đến nay đã xuất bản được 15 số) và từ năm 2000 đã lập một
diễn đàn có tên Polylog. Diễn đàn về Triết học liên văn hoá trên Internet
(www.polylog.org).
GS,TS. Wimmer hết sức quan tâm đến những vấn đề sử liệu học của triết học.
Phê phán chủ nghĩa lấy châu Âu làm trung tâm của các nền triết học phương
Tây, ông đề xuất một sự xem xét lại công việc nghiên cứu lịch sử triết học,
cho rằng “triết học không chỉ khởi nguồn từ châu Âu, mà ở bất cứ nơi nào
[…] triết học trong ý nghĩa phổ quát của nó có thể có vô vàn nguồn gốc khác
nhau”(7).
GS,TS. Wimmer trình bày một nguyên tắc tối thiểu của Triết học liên văn
hoá: “Không được coi những học thuyết triết học dựa đều dựa trên những nền
tảng vững chắc (đều vững chắc) và những tác giả của nó chỉ xuất phát từ một
truyền thống văn hoá đơn lẻ. Nguyên tắc đó cũng có thể được trình bày dưới
dạng khẳng định: bất cứ khi nào có thể, cần tìm kiếm sự trùng khớp mang
tính liên văn hoá của các học thuyết và các quan điểm triết học, bởi rất có thể
những học thuyết có cơ sở vững chắc đã phát triển từ không chỉ một truyền
thống văn hoá”(8). Theo ông, việc tuân theo nguyên tắc này, ít nhất, cũng sẽ
thay đổi được thái độ của các nhà triết học về những nền văn hoá khác.
Ông đề xuất “triết học đa thoại” (polylogue philosophy). “Đa thoại được định
nghĩa như hiện cảnh mà “nhiều người, thay mặt cho nhiều truyền thống triết
học, bước vào tranh luận với nhau về một [hay nhiều] chủ đề hay vấn đề”
(Ghi chú số 21). Điều đó trái ngược với đối thoại song phương, qua đó hai đối
thủ có thể tranh luận những chủ đề khác nhau với nhau, vì Wimmer cho rằng
bản thân đối thoại hai chiều vẫn chưa đủ để sửa đổi những khuôn mẫu nghiên
cứu triết học theo thuyết hướng tâm của chúng ta, mà cần có nhiều bên tham
gia và các nền tảng quan điểm đa dạng để làm việc đó. Vì vậy, ông gọi học
thuyết đa thoại mà mình đề xuất là “phi trung tâm”, theo đó mỗi truyền thống
đều chịu ảnh hưởng từ mọi phía, mỗi người đều quan tâm đến mọi người
khác; mọi ảnh hưởng đều có tầm mức quan trọng như nhau” [Wimmer, 2002,
tr.29]. Ví dụ, giả sử một đa thoại đề cập đến “nhân đạo” (humanity), những
nhà triết học tham gia [thảo luận] đều phải được thông tin một cách sẵn sàng
và đầy đủ, để có thể giải thích và đánh giá không chỉ những ý nghĩa của
những từ như humanum hay Menschheit, mà cả muntu trong tiếng Bantu hay
ren (nhân) trong ngôn ngữ Trung Quốc, cũng như các khái niệm liên quan
khác” [Wimmer, 2002, tr.32](9).
(3) Đại hội quốc tế về Triết học liên văn hoá và Chương trình đối thoại triết
học Bắc – Nam, do Tổ đặc trách Mỹ Latinh của Viện Khoa học truyền giáo
của giáo đoàn (MWI, Aachen, Đức) tổ chức.
GS,TS. Raul Fornet-Betancourt (Đại học Bremen, trưởng Ban đặc trách Mỹ
Latinh ở MWI), từ năm 1995, đã đều đặn tổ chức Đại hội quốc tế về Triết học
liên văn hoá hai năm một lần. Đại hội tới đây (lần thứ 7) sẽ được tổ chức ở
Buenos Aires vào tháng 9 năm 2007. Mỗi đại hội đều ra kỷ yếu(10). Từ năm
1989, ông cũng tổ chức Hội nghị chuyên đề triết học có chủ đề Đối thoại Bắc
– Nam. Các nhà triết học từ Bắc và Nam bán cầu tập hợp lại để tranh luận về
những vấn đề đói nghèo, nhân quyền, dân chủ, chủ nghĩa thực dân mới, sự
liên đới, v.v., dựa trên những suy tư triết học của họ – xuất phát từ các bối
cảnh xã hội và văn hoá khác biệt nhau(11). Tính đến nay đã có 11 hội thảo,
tất cả đều có kỷ yếu đã được xuất bản. Hội thảo thứ 12 tiếp theo được tổ chức
ở Madras (Ấn Độ) vào tháng 1 năm 2007 với chủ đề Các nền văn hoá tri
thức. Hai hội thảo thường kỳ này, diễn ra đều đặn, đã đem lại sự hình thành
một mạng lưới liên hệ giữa các bên tham dự.
Từ năm 1997, Fornet-Betancourt đã xuất bản bộ sách Truyền thống tư tưởng
trong Đối thoại: Những nghiên cứu về sự giải phóng và tính liên văn hoá
(Denktraditionen im Dialog: Studien zur Befreiung und Interkulturalitaet)
hợp tác với công ty xuất bản IKO. Đến nay đã có 26 tập được xuất bản. Từ
năm 2002, Viện Khoa học truyền giáo của giáo đoàn đã xuất bản tạp chí
Chakana. Diễn đàn liên văn hoá về thần học và triết học, ra 2 kỳ mỗi năm, đã
bị đình bản năm 2005, sau khi ra được 6 số, do những thay đổi về chính sách
của Viện nghiên cứu này(12). Ban chuyên trách Châu Á của MWI đã tổ chức
nhiều diễn đàn để các nhà triết học châu Á phát triển Triết học liên văn hoá
vào năm 2003 (ở Sri Lanka) và 2004 (ở Philippines) với sự tham gia của các
thành viên châu Á. Diễn đàn tiếp theo không tổ chức được cũng do sự thay
đổi chính sách của Viện nghiên cứu này(13).
Theo Fornet-Betancourt, Triết học liên văn hoá là một dự án nhằm thay đổi
một cách triệt để triết học hiện tại thông qua đối thoại giữa các truyền thống
tư tưởng khác biệt nhau. Nó không chỉ có mục đích hoà hợp những truyền
thốn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status