Báo cáo tổng hợp về các hoạt động quản trị chủ yếu tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Tú Nhận - pdf 16

LỜI MỞ ĐẦU
Dõi theo những tất cả những quốc gia phát triển trên thế giới, ta thấy bất cứ nơi
đâu tại những quốc gia đó đều có những công trình xây dựng đồ sộ, to lớn từ nhà cửa,
cầu cảng, sân bay, bệnh viện cho tới đường xá. Tất cả những thứ ấy cấu thành nên bộ
mặt của một quốc gia, một khu vực. và điều hiển nhiên là để xây dựng những công
trình như vậy không thể thiếu được vai trò của sắt thép với chúng. Quá trình phát triển
kinh tế kéo theo nó là sự phát triển cơ sở hạ tầng và cùng với đó là kèm theo sự phát
triển của ngành kinh doanh mới là ngành kinh doanh sắt thép. Công ty TNHH thương
mại và xây dựng Tú Nhận được thành lập và phát triển chuyên kinh doanh sắt thép xây
dựng nhằm góp phần phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói
riêng. Sau 8 năm hoạt động công ty dù trải qua nhiều khó khăn nhưng công ty đã có
những bước phát triển vượt bậc về cả doanh thu và lợi nhuận, kèm theo đó là góp phần
tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương và có sự đóng góp cho sự phát triển
chung cho các hoạt động văn hóa xã hội khu vực. Không chỉ như vậy công ty TNHH
thương mại và xây dựng Tú Nhận đã nhận và tạo điều kiện giúp đỡ cho rất nhiều sinh
viên có được địa điểm thực tập tin cậy, tạo cho họ những cơ hội để cho những sinh
viên như chúng tui có được những cái nhìn thực tế về doanh nghiệp, có điều kiện để
vận dụng những lý thuyết được thầy cô truyển đạt vào trong điều kiện thực tế.
Trong quá trình xây dựng bản báo cáo này tui xin chân thành Thank sự giúp đỡ
của các anh chị trong công ty Tú Nhận. Và đặc biệt xin chân thành Thank giảng viên
Linh đã hướng dẫn tận tình chu đáo giúp em hoàn thành bản báo cáo này.

1. Tổng quan về công ty TNHH thương mại và xây dựng Tú Nhận
1.1. Giới thiệu chung
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH thương mại và xây dựng Tú Nhận
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 0402000458
Do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 12/05/2005, thay đổi lẩn 2 ngày
12/02/2007
Mã số thuế: 0800296243
Trụ sở: Thôn Hoàng Xá xã Quyết Thắng huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương
Số điện thoại : 03203544868 Fax :03203544868
Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH
Giám đốc : Lê Xuân Tú : chỉ tích hiệp hội doanh nghiệp trẻ huyện Thanh Hà, đại
biểu hội đồng nhân dân huyện Thanh Hà, ủy viên hiệp hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Hải
Dương.
Phó giám đốc : Nguyễn Văn Nhận : nguyên phó giám đốc nhà máy thép Việt- Úc,
nguyên phó giám đốc nhà máy thép Việt- Nhật.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
- Mua bán vật liệu xây dưng, sắt thép
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Xây dựng công trình dân dụng
- Sản xuất các sản phẩm từ thép, đồng nhôm
- Sản xuất bê tông đúc sẵn, ống cống, cọc bê tông
1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 12/05/2005 sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận đăng kí
kinh doanh số 0404200458 cho công ty TNHH thương mại và xây dựng Tú Nhận,
trụ sở tại thôn Hoàng Xá xã Quyết Thắng huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương.
Giai đoạn 2005- 2006: Do công ty vừa mới được thành lập cơ sở vật chất phục vụ
kinh doanh còn thiếu thốn nhiều, cùng với việc các thành viên trong công ty chưa có
nhiều kinh nghiệm trong vận hành doanh nghiệp kinh doanh thép, mối quan hệ không
có nhiều trong khi trong khu vực mà doanh nghiệp kinh doanh có nhiều đối thủ cạnh
tranh có tiềm lực về vốn và kinh nghiệm nên hoạt động kinh doanh gặp rất nhiều khó
khăn. Trong khoảng thời gian này doanh nghiệp chú trọng vào việc tìm kiếm khách
hàng mở rộng thị trường trong khu vực huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương nơi đặt cửa
hàng duy nhất của công ty. Công ty cũng tập trung tìm kiếm nhiều nhà cung cấp thép
có kinh nghiệm và danh tiếng trên thị trường
Giai đang 2007-2008: trong giai đoạn này công ty đã đa dạng hóa nhiều loại sản
phẩm thép như thép Việt-Úc, Việt-Hàn, Thái Nguyên. Trong giai đoạn này bắt đầu
chú trọng mở rộng thị trường sang các huyện khác như huyện Nam Sách, T.P Hải
Dương. Cũng trong khoảng thời gian này công ty cũng mở thêm 1 của hàng tại huyện
Nam Sách nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường và phát triển công ty.
Giai đoạn 2009 tới nay: mặc dù thị trường có những biến động lớn nhưng đây cũng là

giai đoạn phát triển vượt bậc của công ty. Tốc độ tăng trưởng cao, thị trường mở
rộng, lợi nhuận ở mức cao. Doanh thu lần đầu vượt mức 100 tỷ VN đồng. trong giai
đoạn này doanh nghiệp cũng chính thức kí kết với công ty thép Việt-Nhật để độc
quyền phân phối loại thép này ở Hải Dương.
1.3. Cơ cấu tổ chức
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty















Cửa hàng
Thanh Hà
Cửa hàng
Nam Sách


Nhìn vào cơ cấu tổ chức công ty ta thấy rằng công ty tổ chức theo mô hình trực tuyến
chức năng, việc sử dụng mô hình này cùng với bố trí ít phòng ban giúp không chỉ phù
hợp với số lượng nhân viên của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp tiết giảm chi
phí và hơn hết là phát huy tối đa những ưu điểm của từng nhân viên trong công ty
 Ban lãnh đạo
 Giám đốc
Là người lãnh đạo cao nhất của công ty, phải thực hiện quyền hạn nhiệm vụ của mình
phù hợp với điều lệ của công ty, cụ thể:
+ Quyết định về tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty
+ Quyết định cơ cấu tổ chức, biên chế của các phòng ban trong công ty.
+ Quyết định các kế hoạch và phương án đào tạo, trả thù lao lao động. điều chỉnh hệ
số lương, thưởng cho CBCNV trong công ty .
+ Quyết định việc kí hay ủy quyền cho phó giám đốc kí các hợp đồng giao dịch dưới
đây:
 Các khoản vay, cho vay, thanh lý tài sản, thế chấp tài sản.
 Các hợp đồng mua bán tài sản cố định , mua bán hàng hóa , hợp tác kinh
doanh…
 Các khoản chi định kì và đột xuất của công ty.
 Chi phí giao dịch và tiếp khách đối ngoại.
 Phê duyệt quyết toán thuế, quyết toán tài chính năm.
 Phê duyệt các kế hoạch kinh doanh, tổng dự toán chi phí…
 Phó giám đốc
Phó giám đốc được giám đốc phân công mảng để phụ trách quản lý, điều hành các hoạt
động chuyên trách của công ty, có quyền hạn và trách nhiệm chung như sau:
+ Quyền tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh theo sự phân
công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động
và nhiệm vụ được giao
+ Quyền kí các loại hợp đồng, các khoản chi theo thẩm quyền như được qui định
cụ thể tại các qui định riêng biệt đối với từng Phó Giám đốc.Có quyền chi đột
xuất cho các chi phí giao dịch tiếp khách trị giá từ 3 đến 5 triệu VNĐ và phải
chịu hoàn toàn trách nhiệm về các khoản chi đó
+ Tuân thủ chế độ báo cáo tổng hợp theo năm, quí và hàng tháng về tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Báo cáo tháng bằng văn bản phải gửi
cho Giám đốc trước 5 ngày của tháng tiếp theo, báo cáo nêu được kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh trong tháng. kế hoạch tháng tới và các yêu cầu đề
xuất ( nếu có).
+ Đề xuất các vấn đề tổ chức nhân sự, tiền lương của các bộ phận do mình phụ
trách để Giám đốc kí quyết định
 Phòng nhân sự
Thực hiện chức năng tham mưu và tác nghiệp đối với công tác tổ chức hành
chính nhân sự của công ty, thực hiện nội qui, qui chế công ty, kỉ luật lao động, thi đua
khen thưởng, thực hiện nhiệm vụ hậu cần về phương tiện và cơ sở vật chất phục vụ các
hoạt động của Công ty. Quyền hạn và trách nhiệm của Phòng nhân sự như sau:
- Tổ chức định biên nhân sự và thực hiện xây dựng bộ máy – cơ cấu tổ chức , xây
dựng quĩ lương, xây dựng dự báo nhân sự, chính sách nhân sự …
- Tổ chức tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công ty
- Quản lý hồ sơ CBCNV
- Soạn thảo, trình duyệt và giám sát thực hiện các nội qui, qui chế công ty, các văn
- Thực hiện các chính sách chế độ về lương, thưởng, phạt hàng tháng, các chế độ đãi
ngộ và BHXH….
- Tổ chức giới thiệu, phổ biến nội qui qui chế và các qui định cho nhân viên mới.
- Quản lý các phương tiện, tài sản, trang thiết bị, cơ sở vật chất của công ty
- Lưu trữ, bảo quản văn thư tài liệu, luân chuyển kịp thời công văn đi đến
- Bảo trì bảo dưỡng các trang thiết bị, triển khai công tác sửa chữa, xây dựng cơ bản.
 Phòng tài chính kế toán:
Thực hiện chức năng tham mưu và tác nghiệp đối với công tác quản lý tài chính.
Quyền hạn và trách nhiệm của Phòng tài chính kế toán như sau:
- Lập chứng từ ban đầu, quản lý hóa đơn tài chính do Bộ tài chính phát hành, sử
dụng và ghi chép các nội dung phát sinh
- Bảo quản tài liệu, hóa đơn, chứng từ đúng chế độ.
- Báo cáo ban giám đốc về:
+ Nguồn vốn, công nợ, doanh thu bán hàng, doanh thu xuất khẩu
+ Báo cáo tài chính hàng tháng, quí
+ Báo cáo lập tờ khai tính thuế. sử dụng hóa đơn tài chính hàng tháng
+ Báo cáo tài sản, công cụ dụng cụ
+ Báo cáo các chi phí hoạt động của công ty
+ Hướng dẫn, giám sát nghiệp vụ cho các đơn vị trực thuộc để thống nhất công tác
kế toán và hạch toán kinh tế công ty
- Lập kế hoạch thu chi tài chính. Theo dõi tình hình luân chuyển chứng từ, luân
chuyển tiền vốn của công ty. Kịp thời thu hồi công nợ dây dưa bên ngoài và trong
nội bộ công ty
- Chủ trì kiểm kê tài sản, hàng hóa, vật tư, tiền vốn định kì. Lập biên bản sử dụng
thừa thiếu, đánh giá chất lượng tài sản để đưa ra đề xuất xử lý hay thanh lý.
- Tổ chức huy động các nguồn vốn, quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn vốn
có hiệu quả.
- Duy trì và phát triển các mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
 Phòng kinh doanh
- Quản lý điều hành và thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo luôn có đủ lượng
sắt thép với nhiều chủng loại cho hoạt động kinh doanh.
- Hoạch định và triển khai các phương án kinh doanh nhằm phát triển qui mô hoạt
động của công ty.
- Tìm kiếm khách hàng và cơ hội kinh doanh
- Tạo được ấn tượng và hình ảnh chất lượng kinh doanh của công ty. Không để
khách hàng phàn nàn về cung cách phục vụ của nhân viên công ty.
- Tìm hiểu nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của khách hàng để tư vấn và giới
thiệu dịch vụ của công ty đến khách hàng.
- Thực hiện việc báo giá và sọan thảo hợp đồng theo yêu cầu cụ thể của khách hàng.
- Ghi nhận các thông tin phản hồi của khách hàng và chuyển đến các bộ phận liên
quan xử lý kịp thời.
- Phân loại khách hàng để có chế độ hậu mãi thích hợp.
1.4. Ngành nghề kinh doanh
Công ty TNHH thương mại và xây dựng Tú Nhận là một doanh nghiệp trẻ đi vào hoạt
động năm 2005. Theo giấy phép đăng kí kinh doanh thì doanh nghiệp hoạt động trên
các lĩnh vực như: Mua bán vật liệu xây dưng, sắt thép, vận tải hàng hóa bằng đường
bộ, xây dựng công trình dân dụng, sản xuất các sản phẩm từ thép, đồng nhôm, sản xuất
bê tông đúc sẵn, ống cống, cọc bê tông. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh đem lại
doanh thu và lợi nhuận chính cho công ty là kinh doanh sắt thép xây dựng, những hoạt
động kinh doanh khác đăng kí trên giấy phép kinh doanh hiện đang được lên kế hoạch
triển khai thực hiện theo mục tiêu chiến lược của công ty.
2. Đánh giá các kết quả hoạt động của Công ty TNHH thương mại và xây dựng
Tú Nhận
2.1. Đánh giá kết quả hoạt động
Phân tích sô liệu trong 5 năm qua ta thấy rằng công ty phát triển khá ổn định
với mức tăng trưởng bình quan khoảng 30%/ năm .đây là một mức tăng rất cao so với
nhiều doanh nghiệp khác trên thị trường riêng năm 2012 mức tăng trưởng đạt tới
70%. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất cao trong doanh thu ( khoảng gần 95%)
cùng với các chi phí khác cũng cao như, chi phí tài chính, chi phí nhân công nên lợi
nhuận mà doanh nghiệp đạt được là chưa lớn. thấy rằng doanh thu tăng liên tục và rất
nhanh qua các năm tuy nhiên do những khó khăn chung trong ngành thép mà lợi
nhuận tăng theo không tương ứng, thâm chí lợi nhuận năm 2011 còn giảm mạnh
Hình 2: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2008-2012
Đơn vị :tỷ đồng
Bảng 1: báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2008-2012.
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
1. Doanh thu bán
hàng hóa và
cung cấp dịch vụ
32.379.332.107 41.419.466.609 65.296.570.693 85.771.203.947 145.264.868.867
2. Các khoản giảm
trừ doanh thu
0 0 0 0 0
3. Doanh thu thuần
về bán hàng hóa
và cung cấp dịch
vụ
32.379.332.107 42.419.466.609 66.296.570.693 87.771.203.947 145.264.868.867
4. Giá vốn hàng bán 29.534.286.397 40.832.148.094 63.556.576.996 83.426.771.373 139.426.364.672
5. Lợi nhuận gộp về
bán hàng hóa và
cung cấp dịch vụ
2.854.045.710 1.587.318.510 2.729.993.697 4.344.432.574 5.820.504.195
6. Doanh thu hoạt
động tài chính
0 611.710.230 3.870.407 1.366.903.545 1.916.085.815
7. Chi phí tài chính 202.480.100 203.243.125 1.045.508.040 4.321.478.270 3.053.758.363.
8. Chi phí quản lý
kinh doanh
1.353.029.120 372.014.699 530.055.814. 562.264.341 552.431.783
9. Lợi nhuận thuần
từ hoạt động
kinh doanh
1.298.536.570 1.623.770.916 994.158.917 827.593.508 4.130.399.864
10. Thu nhập khác 25.457.242 272.658.086 425.778.096
11. Chi phí khác 265.625.000
12. Lợi nhuận khác 25.457.242 7.033.086 425.778.096
13. Tổng lợi nhuận
trước thuế
1.323.993.732 1.630.804.002 1.584.078.346 827.593.508 4.130.399.864
14. Thuế thu nhập
doanh nghiệp
198.599.059 227.236.680 316.815.669 148.966.831 874.775.974
15. Lợi nhuận sau
thuế
1.125.394.672 1.353.567.322 1.267.262.677 678.626.623 3.345.623.890
Đơn vị: đồng
3. Các hoạt động quản trị chủ yếu
3.1. Quản trị và phát triển nguồn nhân lực
 Lực lượng lao động trong công ty
Nguồn nhân lực không chỉ được coi là một trong những động lực quan trong
đối với phát triển kinh tế đất nước mà nó còn đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn
tại và phát triển doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển, số lượng và chất lượng
nguồn nhân lực của doanh nghiệp luôn có sự thay đổi. Và tình hình biến động
nguồn nhân lực trong doanh nghiệp như sau.
Bảng 2: Số lượng nhân viên công ty trong giai đoạn 2008-2012
2008 2009 2010 2011 2012
Tổng số CB, CNV 21 21 22 25 31
Phòng kinh doanh 4 4 4 6 8
Phòng TC-KT 4 4 5 5 7
Phòng nhân sự 2 2 2 2 3
Phòng vật tư 2 2 2 2 3
Cửa hàng 9 9 9 10 10
Qua bảng ta nhận thấy rằng số lượng CB, CNV công ty không có sự thay đổi
về lượng trong 2 năm 2008- 2009 do khó khăn những khó khăn trong việc cạnh
tranh và và mở rộng thị trường cung cấp sắt thép. Trong những năm tiếp theo mặc
dù thị trường bất động sản có sự chìm lắng ảnh hưởng rất lớn tới ngành kinh doanh
sắt thép. Nhận định sẽ có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh lâm vào cảnh khó khăn,
ban giám đốc quyết định tận dụng cơ hội quyết liệt chiếm lĩnh thị phần, công ty liên
tục tuyển thêm ngày càng lao động mới để hiện thực hóa chiến lược. Và chỉ sau 3
năm từ 2009- 2012 số lượng lao động trong công ty đã tăng tới 50%.
Đơn vị:
người
Các CB, CNV trong công ty là những người trẻ tuổi, năng động, nhiệt huyết
và có trinh độ đã đóng vai trò rất lớn đối với sự phát triển của công ty. Sau đây là cơ
cấu lực lượng lao động trong công ty theo độ tuổi và trinh độ học vấn.
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi và trinh độ học vấn
2008 2009 2010 2011 2012
Độ tuổi
Tuổi từ 18-35 16 17 18 21 29
 !"# ! $ $ $
% &
'
()
%&*' $ $ ! ! +
%&, - -
%&/ + + + 0 0
Tổng 21 21 22 25 31
Qua bảng tổng hợp trên ta đi đến nhận xét rằng lực lượng lao động trong công ty
ngày càng được trẻ hóa. Số lao động trên 35 tuổi giảm từ 5 người xuống còn 3 người
tương ứng số người trên 35 tuổi giảm từ 24% xuống còn 10% trong giai đoạn
2008- 2012. Cũng trong thời kì này số lượng lao động có trình độ cao đẳng trở lên
tăng nhanh từ 71 % đến 77 %. Ngoài ra cũng dễ thấy rằng phần lớn số người có trình
độ cao đẳng trở lên không làm việc trong các của hàn các của hàng.
 Công tác giáo dục và đào tạo.
- Đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động sẽ đảm bảo cho
nguồn nhân lực của công ty có thể thích ứng và theo sát kịp sự tiến hoá và phát
triển khoa học kỹ thuật, đảm bảo cho Doanh nghiệp có một lực lượng lao động
giỏi, hoàn thành các mục tiêu đưa ra. Nhờ đào tạo nâng cao tay nghề, người lao
động thầy tự tin hơn với công việc, làm việc có hiệu quả hơn Điều này rất có lợi
cho công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và giúp người lao động
co khả năng thăng tiến cao hơn.
- Công ty đã tổ chức công tác đào tạo nhân lực một cách có cụ thể:
Đơn vị: người
+ Công ty mở lớp đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ của phòng
ban, tạo điều kiện cho nhân viên học thêm ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi
tính.
+ Tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý giỏi có cơ hội thăng tiến.
+ Công ty đã đặt ra kế hoạch đào tạo theo chỉ tiêu hàng năm, có quỹ riêng chi phí
khuyến khích đào tạo.
+ Đối với những lao động có chuyên môn nghiệp vụ Công ty có kế hoạch,
chương trình cụ thể đặt ra để bồi dưỡng cho cán bộ vào các kỳ đến niên hạn xét
bậc lương.
+ Thực hiện công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức để họ có trách nhiệm, yêu thích
công việc mình làm, để họ cố gắng hết sức mình vì sự nghiệp của Công ty.
+ Đề bạt những nhân viên, cán bộ có tài năng, có chế độ thưởng, phạt rõ ràng,
công bằng, đó là yếu tố kích thích, sự cống hiến của mình đối với Công ty.
+ Ngoài ra Công ty nên tổ chức lần giao lưu giữa các nhân viên với nhau.
 Tạo môi trương làm việc cho nhân viên, xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Công ty TNHH thương mại và xây dựng Tú Nhận xác định con người có vai
trò lòng cốt trong chiến lược phát triển công ty. Công ty luôn có những chính sách
ưu tiên và tạo điều kiện làm việc tốt nhất đối với toàn bộ thành viên. Những cán
bộ nhân viên trong khối văn phòng được trang bị thiết bị điều hòa không khí đảm
bảo các thành viên có đủ điều kiện làm việc tốt trong cả mùa hè và mùa động. Mỗi
phòng ban có một phòng làm việc riêng được trang bị đầy đủ các thiết bị theo yêu
cầu, phòng làm việc được bố trí một cách khoa học, rộng rãi thoáng mát đảm bảo
cho nhân viên có thể làm việc với năng suất cao nhất. còn riêng với nhân viên làm
việc trong các của hàng thì do phải làm việc nặng và nguy hiểm nên được trang bị
đầy đủ các thiết bị bảo hộ, và nơi làm việc được bố trí đủ ánh sáng bất kể làm việc
ban ngày hay ban đêm.
Công ty luôn tạo điều kiện cho công nhân viên được làm việc trong môi
trường lành mạnh, được nêu ý kiến đóng góp thường xuyên cải thiện cuộc
sống, cảnh quan môi trường xung quanh. Môi trường làm việc gọn gàng, sạch
sẽ có lao công thường xuyên lau dọn khu vực văn phòng, tại khu vực sản xuất
cũng được làm sạch sẽ gọn gàng
Để tạo môi trường làm việc thân thiện cho các nhân viên Công ty tổ chức các
buổi giao lưu văn nghệ tìm hiểu về công ty, các buổi du lịch,… giúp nhân viên
hiểu nhau, đoàn kết hơn; tổ chức các phong trào thể dục thể thao rèn luyện sức
khỏe, cùng giúp nhau tiến bộ.
 Điều kiện đảm bảo sự tham gia của nhân viên vào hoạt động quản trị
Ban lãnh đạo đánh giá rất cao nhân tố con người trong công ty. Ban lãnh đạo
hiểu được rằng việc thấu hiểu và đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của người lao
động sẽ tạo lên sức mạnh rất lớn trong nội bộ công ty. Do vậy công ty đưa ra những
cơ chế tạo điều kiện cho người lao động tự quyết định một số vấn đề như: thời gian
bắt đầu làm việc vào buổi sáng và buổi chiều. ngoài ra công ty nhiệt tinh ghi nhận
tất cả những ý kiến đóng góp qua thư hay những ý kiên được trao đổi trực tiếp tại
các buổi họp toàn công ty.
 Công tác thù lao lao động và động viên tinh thần.
Công ty trả lương cho nhân viên căn cứ vào kết quả, hiệu quả hoạt động kinh
doanh, chức danh công việc và chế độ tiền lương do nhà nước quy định nhằm
khuyến khích người lao động phát huy tính chủ động sáng tạo để hoàn thành tốt
nhất nhiệm vụ được giao.
Công ty áp dụng một số hình thức trả lương gồm: trả lương theo thời gian và
trả lương sản phẩm tập thể. Với hình thức trả lương theo thời gian áp dụng đối với
những công việc mang tính chất gián tiếp. nhân viên sẽ nhận được lương hàng tháng
cộng với phụ cấp. tuy nhiên hình thức trả lương này không khuyến khích được tính
tích cực của nhân viên. Tiền lương khoán tập thể được áp dụng đối với những đơn
hàng thực hiện ngoài thời gian hành chính. Cụ thể mỗi tấn thép được bốc dỡ trong
thời gian này được trả 150 nghìn đồng. áp dụng hình thức trả lương sản phẩm tập
thể kích thích người lao động làm việc nhằm đáp ứng tốt nhu cầu nhập xuất hàng
hóa của công ty. Ngoài ra công ty hàng năm cũng trích thưởng 5% lợi nhuận công ty
cho toàn bộ các thành viên. Điều này không chỉ kích CB, CNV lao động có hiệu
quả mà còn giúp công ty giữ chân người tài phục vụ cho mình.
3.2. Quản trị các yếu tố vật chất.
 Tình hình quản trị đầu tư, chuyển giao đổi mới công nghệ và máy móc thiết
bị.
Để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng cùng với mục tiêu tăng
lượng hàng hóa cung cấp cho thị trường công ty luôn chú trọng đầu tư thêm
máy móc thiết bị để phục vụ cho hoạt động quản lý và hoạt động kinh doanh.
Các thiết bị văn phòng được đầu tư thêm để các nhân viên có thể dễ dàng thực
hiện với những nghiệp vụ kinh doanh mới như máy in, máy fax, máy vi tính,
… trong khoảng thời gian gần đây công ty cũng liên tục đầu tư thêm máy móc
thiết bị cho hoạt động kinh doanh tại cửa hàng như: máy cẩu, máy nâng, máy
bẻ thép… tất cả những máy móc thiết bị này được đầu tư dựa trên căn cứ sau:
số lượng cung cấp sản phẩm, số lượng nhân viên và kế hoạch kinh doanh của
doanh nghiệp.
 Tình trạng tài sản cố định, công tác điều chỉnh cơ cấu tài sản, bảo dưỡng, sửa
chữa và khấu hao tài sản cố định.
Tính đến cuối năm 2012 tổng tài sản của công ty gần 40 tỉ đồng. trong những năm
qua tài sản dài hạn thường chiếm tới 9%- 12% tổng giá trị tài sản những trong đó
chủ yếu là tài sản cố định. Trong những năm gần đây cơ cấu tài sản cố định ngày
càng giảm dần do công ty đang thực hiện chính sách đi thuê cửa hàng và kho bãi để
tập trung nguồn lực xây dựng kho trung tâm với quy mô lớn. Các tài sản cố định
khác như máy nâng, ô tô, máy bẻ thép… thường xuyên được bảo dưỡng định kỳ
với kì bảo dưỡng 6 tháng/ lần. riêng máy cẩu là thiết bị có vai trò quan trọng nhất
ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động cung cấp vận, chuyển hàng hóa và sự an toàn
đối với người lao động nên máy này được bảo dưỡng ( bôi dầu mỡ, kiểm tra hệ
thống bánh lăn, dây cáp, hệ thống điện) theo chu kì 3 tháng/ lần.
Bảng 4: Tài sản cố định trong công ty
STT Tài sản
Nguyên giá
Hao mòn lũy
kế (đồng)
Giá trị còn lại
(đồng)
Đơn vị: đồng
(đồng)
1 Nhà kho, cửa hàng 2.680.550.955 618.225.819 2.062.325.136
2 Máy móc thiết bị 624.768.824 133.343.856 491.424.968
3 Phương tiện vận tải 845.950.000 261.258.525 584.691.475
4 Thiết bị, công cụ quản lý 245.488.957 153.125.448 92.363.509
5 Tài sản khác 49.604.900 16.583.181 33.021.719
Tổng cộng 4.446.363.636 (1.182,536,829) 3,263,826,807
 Nguyên vật liệu
Sản phẩm kinh doanh của công ty là sắt thép xây dựng do vậy công ty đang kinh
doanh một loại vật liệu có tính chu kì. Do tính chất chu kì của loại sản phẩm này
mà công ty cần lên kế hoạch nhập và xuất hàng hóa. Kế hoạch này được xây
dựng dựa trên những kinh nghiệm kinh doanh trong những năm trước, tình hình
kinh doanh, đơn đặt hàng từ phòng kinh doanh và quyết đinh của ban giám đốc
liên quan đến giá cả từ thị trường thép trong nước và quốc tế.
Công ty TNHH thương mại và xây dựng Tú Nhận kinh doanh sắt thép trên thị
trường khá rộng, mà sắt thép không chỉ là loại mặt hàng có tính mùa vụ mà nó còn
có tinh địa phương. Mỗi một vùng thường ưa chuộng những loại sắt thép khác
nhau do vậy công ty cũng chủ động lựa chọn mua nhiều chủng loại sắt thép từ
nhiều nhà cung ứng để đáp ứng nhu cầu của từng khu vực thị trường nhưng phần
lớn sắt thép mà công ty cung cấp là Việt- Úc, Việt Nhật, Hòa Phát bên cạnh đó
cũng có một lượng nhỏ thép Thái Nguyên, Việt- Hàn, Việt Ý.
Kinh doan sắt thép là ngành kinh doanh đòi hỏi cần có nhiều vốn, những điều
đặc biệt là giá hàng hóa lưu kho thường chuyến giá trị rất lớn trong tổng tài sản
công ty thường giao động quanh mức 15% đến 30% giá trị tổng tài sản. Do vậy
mỗi quyết định liên quan tới lưu kho có tác động rất lớn đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do những khó khăn trong việc nhập sắt thép và
tính biến động trong hoạt động kinh doanh, công ty luôn đảm bảo có đủ lượng sắt
thép trong kho để có thể cung cấp sắt thép cung cấp cho thị trường trong 6 ngày.
Vận chuyển hành hóa đảm báo cho sản phẩm của công ty đến với tay khách hàng.
Với công ty TNHH thương mại và xây dựng Tú Nhận còn phải tự minh đảm nhận
thêm việc vận chuyển sắt thép từ các nhà máy thép về công ty. Công ty đã đầu tư 2
xe chuyên dụng tải trọng 25 tấn có thể bốc dỡ và vận chuyển sắt thép. Còn riêng
đối với hoạt động nhập hành hóa từ các nhà máy thép do thép dài và khối lượng
lớn ( thường nhập trên 50 tấn 1 chuyến) nên doanh nghiệp cần sử dụng những
xe siêu trường siêu trọng để vận chuyển. Do không có những loại xe này nên công
ty thường thuê những công ty vận tải đảm nhận nhiệm vụ này.
3.3. Quản trị tiêu thụ.
 Xây dựng hệ thống kênh phân phối.
Trải qua 8 năm phát triển từ chỗ chỉ là một doanh nghiệp nhỏ Công ty TNHH
thương mại và xây dựng Tú Nhận đã có những thay đổi khá lớn. công ty cung
cấp sản phẩm trên một thị trường tương đối rộng. công ty cung cấp sản phẩm
cho hơn 200 đại lý trên tất cả các huyện trong tỉnh Hải Dương, một số huyện
thuộc tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng. Không chỉ cung cấp sản phẩm cho
các đại lý hiện nay công ty cũng đã cung cấp thép cho một số các nhà sản xuất
cọc bê tông và bê tông đúc sẵn, các công trình xây dựng… Ở đây ta dễ dàng
nhận thấy rằng công ty tổ chức hệ thống kênh phân phối của mình như sau:
 Kênh bán hàng trực tiếp :
Công ty khách hàng
Chỉ có một lượng nhỏ khối lượng thép được công ty cung cấp theo kênh này.
Khách hàng chính trong kênh này là các doanh nghiệp sản xuất cọc và bê
tông đúc sẵn, các công trình xây dựng và có một lượng rất nhỏ là người dân
( xây dựng công trình dân dụng) xung quanh các của hàng của công ty.
 Kênh bán hàng gián tiếp
Công ty đại lý khách hàng
Phần lớn lượng sắt thép của công ty được cung cấp theo kênh này. Khách hàng
chính là các đại lý cấp 2.
 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ.
Cũng giống như rất nhiêu những doanh nghiệp khác trong ngành, công ty luôn xác
định mục tiêu của mình là chiếm thị phần ngày càng lớn, phục vụ ngày càng nhiều
khách hàng. Công ty đã có nhiều cố gắng tận dụng những thế mạnh và tăng cường
khắc phục những điểm yếu nhằm đạt được những mục tiêu trong kế hoạch tiêu
thụ.
Bảng 4: Kế hoạch tiêu thụ sản sản phẩm trong giai đoạn 2008- 2012
2008 2009 2010 2011 2012
Kế hoạch
Thực tế
 Tổ chức hoạt động marketing
Công ty không tự sản xuất thép mà công ty nhập thép của các nhà sản xuất về bán
ra thị trường. Do vậy chương trình marketing của công ty không tập trung vào giới
thiệu các nhãn hiệu sản phẩm mà tập trung vào tăng cường sự nhận diện của các tổ
chức, cá nhân khác đối với thương hiệu thép Tú Nhận. Công ty triển khai hoạt
động theo những cách sau:
- In logo và tên công ty lên các phương tiện vận chuyển, máy móc của công ty.
- Quảng cáo hình ảnh công ty trên đài truyền hình Hải Dương.
- Tổ chức buổi lễ ra mắt những sản phẩm mới có sự tham gia của các đại lý cấp 2.
- Tham gia tài trợ chương trình ủng hộ người cùng kiệt tại Hải Dương.
 Xây dựng và hoàn thiện chính sách giá cả.
Hiện nay, Công ty TNHH thương mại và xây dựng Tú Nhận đang áp dụng chính
sách giá theo thị trường và trên cơ sở phân tích giá của đối thủ cạnh tranh để có
một mức giá hợp lý nhất. Để cạnh tranh với các hãng kinh doanh sắt thép và thúc
đẩy, giữ vững thị trường Công ty đã đưa ra một số chính sách giá bán như sau:
Đơn vị :tấn
- Giảm giá đối với khách hàng mới, với khách hàng trung thành.
- Đối với thị trường thị trường mới công ty thực hiện chính sách định giá thấp hơn
đối thủ cạnh tranh.
- Giảm giá đối với những khách hàng lấy số lượng lớn.
3.4. Quản trị tài chính.
 Tài sản
 Tính đến hết năm 2012 tài sản của công ty là 43,8 tỷ đồng. Trong cơ cấu tài sản,
tỷ trọng tài sản ngắn hạn luôn đạt 84% - 89%, phù hợp với hoạt động thương mại
(phân phối sắt thép), trong đó các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ
đạo hơn 70% tài sản ngắn hạn ), hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng tương đối
cao do khả lượng lưu kho tương đối lớn. Đây cũng là tình trạng chung của hầu
hết các doanh nghiệp kinh doanh sắt thép khác. Tài sản dài hạn chiếm 10% -
15% tổng tài trong đó phần lớn là tài sản cố định (bao gồm cửa hàng, phương
tiện vận chuyển, máy móc).
Hình 3: Tình hình sử dụng tài sản
 Nguồn vốn.
Nợ phải trả của công ty hiện khoảng 37 tỷ đồng chiếm 84% tổng nguồn vốn,
trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn. Xét về cơ cấu các khoản nợ thì khoản mục phải trả
người bán và người mua trả tiền trước chiếm tỷ trọng chủ lớn nhất (trên 22 tỷ đồng),
điều này cho thấy công ty có quan hệ kinh doanh và tận dụng khá tốt các khoản tín
dụng thương mại với các đối tác. Nhìn chung cơ cấu vốn hiện nay của công ty khá
tốt, phù hợp với đặc thù hoạt động đồng thời đảm bảo được an toàn tài chính cho
công ty.
Hình 4: cơ cấu vốn của công ty
 Khả năng thanh toán
Đơn vị: tỷ đồng
Đơn vị: phần trăm
Khả năng thanh toán ngắn hạn: qua bảng số liệu ta thấy khả năng thanh toán
của doanh nghiệp ở mức có thể chấp nhận được, hệ số thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1
qua các năm tuy nhiên không lớn trong 3 năm gần đây.
Khả năng thanh toán tức thời: 123456(789::56
;41"3<4=*>%"*
?@@.A?@-?89BCDE6"F:->GH1;
B?@@.;7EI*@>!J3<8)K(L7(7&DE3L
*'7M5"1N"37DE/;
"1%*?@@.A?@ 37->?$3<>G6"7E)E347
O8CDE2-P3;8#79=*>GN919
7MDE<Q1;KK9347O
8>
 Khả năng kinh lời
Trong hai năm gần đây là 2011 và 2012 do thị trường bất động sản ảm đạm, cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt cùng với các loại thép nhập khẩu vào
trong nước ngày càng nhiều đã gây nên nhiều áp lực với các doanh nghiệp kinh doanh
khiến cho khả năng sinh lợi/ doanh thu giảm xuống thấp đặc biệt là năm 2011 chỉ còn
0,008 và cũng ở chính năm này thì chỉ số LN sau thuế/ DT cũng thấp nhất trong 5 năm
gần đây đạt 0,02. Chỉ số LN sau thuế/ VCSH trong giai đoạn 2008- 2009 giao động
quanh mức 0,26-0,29 có thể nói chỉ tiêu sinh lợi này của doanh nghiệp cao hơn mức
binh quần ngành. Tuy nhiên chính chỉ tiêu này lại có sự biện động rất lớn trong năm
2011, 2012. Riêng trong năm 2011chỉ tiêu này rất thấp do tình hình thị trường ảm đạm,
khó khăn, doanh nghiệp thường xuyên phải bán hàng với giá thấp để cạnh tranh. Tình
hình thị trường trong năm 2012 cũng không có gì khả quan hơn nhưng công ty lại rất
thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường, tăng lượng sắt thép cung cấp tới gần 70%.
Doanh thu tăng mạnh, tỷ suất sinh lời trên doanh thu tăng cùng với việc ít sử dụng
VCSH và trong hoạt động kinh doanh nên đẩy chỉ số LN sau thuế/ VCSH lên cao đạt
0,48. Đây là một con số rất cao đối với những doanh nghiệp kinh doanh thép thương
mại.
Hình 5: DT- GVHB-VCSH-TS-LN của công ty
Đơn vị: đồng
?@@. ?@@J ?@-@ ?@ ?@-?
1. Chỉ tiêu về khả năng thanh
toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn
(=TSLĐ/Nợ ngắn hạn)
-M . -M$? -M@$ -M@- -M@0
Hệ số thanh toán nhanh
(=(TSLĐ- lưu kho)/Nợ ngắn hạn
@M!J -M@ @M.+ @M @M
2. Chỉ tiêu về tài sản-nguồn
vốn
Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản
@M.! @M.0 @M.J @M.J @MJ-
Tài sản dài hạn /Tổng tài sản
@M-! @M- @M @M @M@J
Hệ số nợ/Tổng tài sản
@M+- @M+? @M.! @MJ @M.$
Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu
-M!+ ?M . !M.0 . !M .
3. chỉ tiêu về khả năng sinh lời
LN sau thuế/DTT (ROS)
@M@ ! @M@ ? @M@?J @M@@. @M@?
LN sau thuế/VCSH (ROE)
@M?0 @M?J @M?+ @M-+ @M$.
LN sau thuế/Tổng TS (ROA)
@M- @M@J @M@ . @M@? @M@.
Bảng 5: hệ số thanh toán và hệ số sinh lời giai đoạn 2008- 2012.
Đơn vị: lần
Bảng 6: Bảng cân đối kế toán công ty giai đoạn 2008-2012.
\ 2008 2009 2010 2011 2012
TÀI SẢN
A-TÀI SẢN NGẮN HẠN 9.101.256.095 15.536.658.743 29.409.032.818 34.195.727.732 39.726.732.705
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 265.141.610 378.697.141 2.250.997.276 1.173.302.482 3.987.296.037
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 2.116.773.737 1.262.737.626. 287.639.769
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu của khách hàng 2.048.786.480 8.262.739.026 11.626.372.657 20.515.625.695 23.562.279.296
2. Trả trước cho người bán 1.534.674.638 2.627.838.737 6.263.622.252 6.617.693.095 4.636.843.874
3. Các khoản phải thu khác
IV. Hàng tồn kho 5.252.653.367 4.267.838.836 5.252.653.367 5.252.653.367 5.252.653.367
1. Hàng tồn kho 5.252.653.367 4.267.838.836 7.151.266.904 4.626.732.837 7.252.673.730
V. Tài sản ngắn hạn khác
B- TÀI SẢN DÀI HẠN 1.623.252.673 2.156.783.873 3.562.262.722 3.762.703.069 4.145.625.626
I. Tài sản cố định 1.122.014.003 1.466.469.941 2.430.370.121 2.823.363.985 3.263.826.807
1. Nguyên giá 1.445.266.675 1.827.837.673 3.056.262.903 3.525.736.722 4.446.363.636
2. Giá trị hao mòn lũy kế (323.252.672) (361.367.732) (626.256.782) (702.732.737) (1.182,536,829)
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 195.775.699 246.794.213 689.574.374 606.564.671 629.585.586
III. Tài sản dài hạn khác 305.462.971 443.519.719 442.318.227 332.774.440 252.213.233
Đơn vị: tỷ đồng
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 10.724.508.774 17.693.442.612 32.971583.530 37.958.430.811 43.872.358.331
NGUỒN VỐN
A- NỢ PHẢI TRẢ 6.556.552.252 10.940.529.578 28.172.896.059 33.748.743.374 36.995.673.637
I. Nợ ngắn hạn 6.556.552.252 10.940.529.578 28.172.896.059 33.748.743.374 36.995.673.637
1. Vay ngắn hạn 3.649.542.000 4.782.521.000 11.235.637.862 12.673.839.690 12.578.277.220
2. Phải trả người bán 236.764.762 2.568.393.693 8.256.837.037 10.821.320.693 14.891.961.571
3. Người mua trả tiền trước 2.670.245.490 3.589.614.879 8.680.421.153 10.253.583.000 9.525.434.845
4. Phải trả người lao động
5. các khoản phải trả ngắn hạn khác
II. Nợ dài hạn
B- VỐN CHỦ SỞ HỮU 4.167.956.518 4.596.129.168 4.798.687.481 4.209.687.427 6.876.684.694
I. Vốn chủ sở hữu 4.167.956.518 4.596.129.168 4.798.687.481 4.209.687.427 6.876.684.694
1. Vốn đàu tư của chủ sở hữu 3.042.561.846 3.242.561.846 3.531.060.804 3.531.060.804 3.531.060.804
4. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1.125.394.672 1.353.567.322 1.267.262.677 678.626.623 3.345.623.890
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 10.724.508.774 15.536.658.746 32.971583.530 37.958.430.811 43.872.358.331
3.2. Đánh giá chung về các hoạt động quản trị
 Ưu điểm
- Bộ máy quản trị được tổ chức với cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, gọn nhẹ linh hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức
năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp lý, với một đội ngũ quản trị
viên có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao đảm bảo cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
- Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động tích cực tham gia tìm kiếm thị trường
- Máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển của Công ty chủ yếu là mua mới
nên đảm bảo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh
- Nguồn sắt thép được nhập ổn định từ nhiều nhà cung cấp lớn là công ty thép
Việt- Úc, Việt- Nhật, Hòa Phát nên luôn có khả năng được cung cấp đầy đủ,
kịp thời và đồng bộ đúng số lượng, chất lượng, chủng loại các loại hàng hóa
cần thiết theo yêu cầu của hoạt động , không để xảy ra tình trạng thiếu hàng
hóa xảy ra .
- Sản phẩm mang thương hiệu của nhiều nhà sản xuất lớn có tên tuổi nên được
người tiêu dùng biết đến rộng rãi.
- Các cửa hàng được đặt tại các khu vực thuận cho việc vận chuyển hàng hóa,
đảm bảo cung cấp kịp thời khi khách hàng cần.
 Nhược điểm
- Cửa hàng cùng kho chứa thép quá nhỏ so lượng lưu kho gây khó khăn trong
công tác quản lý vật tư, thực hiện sản xuất kinh doanh. Kho chật chội ảnh
hưởng tới sự an toàn của người lao động. Tình trạng này xảy ra do thị trường
công ty phát triển mạnh đòi hỏi lượng lưu kho lớn hơn, trong khi kho mới được
xây dựng không kịp tiến độ.
- Do lưu kho tương đối lớn nên Công ty nên công ty cần có một số lượng
vốn rất lớn, điều này kéo chi phí sử dụng vốn vay lên cao, làm mất an toàn về
mặt tài chính.
- Công ty chưa xây dựng được cơ cấu vốn tối ưu cho mình, việc điều hành tài
chính theo cảm tính rất dễ sẽ đẩy doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn.
Do vậy việc cần thiết trước mắt là xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho công ty.
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status