Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam



Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở những bước căn bản đầu tiên thật ra không phải xuất phát từ Trung Hoa, mà chính là được truyền sang trực tiếp từ Ấn Độ. Dựa trên những chứng liệu lịch sử đáng tin cậy, một số nhà nghiên cứu chuyên sâu, có uy tín về Phật giáo đã khẳng định điều này.
Quốc gia Âu Lạc đã bị Nam Việt của Triệu Đà thôn tính vào năm 179 TCN, và lập thành quận Giao Chỉ. Năm 110 TCN, Nam Việt trở thành nội thuộc của nhà Hán, Giao Châu theo đó mà cũng quy về, và được chia thành hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân.
Trên lãnh thổ của nhà Hậu Hán, sau đó đã tồn tại ba trung tâm Phật giáo là Luy Lâu, Lạc Dương và Bành Thành. Sử liệu cổ của Trung Hoa không ghi nhận được rõ ràng sự hình thành của hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành. Chỉ có Luy Lâu thuộc Giao Chỉ là được xác định rõ ràng và sớm nhất, và còn là bàn đạp cho việc hình thành hai trung tâm kia.Từ nửa sau thế kỷ thứ hai, Luy Lâu đã tồn tại như một trung tâm Phật giáo quan trọng và phồn thịnh.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

khổ, ái biệt ly khổ (yêu thương mà phải chia ly), sở cầu bất đắc khổ (muốn mà không được), oán tăng hội khổ (ghét nhau mà phải sống với nhau), ngũ uổn khổ (sự hội tụ và xung đột của ngũ uẩn – sắc, thụ, tưởng, thành, thức).
Nhân đế là lý luận về những nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ nơi cuộc sống con người. Phật giáo cho rằng con người còn đắm chìm trong bể khổ khi không thoát khỏi dòng song luân hồi. Mà luân hồi là do nghiệp tạo ra. Sờ dĩ có nghiệp là do lòng ham muốn, tham lam (ham sống, ham lạc thú, ham giàu sang…), do sự ngu dốt và si mê, nói ngắn gọn là do Tam độc (tham, sân, si) gây ra. Ngoài ra, nhân đế được diễn giải một cách lôgich và cụ thể trong thuyết Thập nhị nhân duyên (mười hai nguyên nhân dẫn đến bể khổ): vô minh, hành, thức, danh – sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão – tử. Trong mười hai nguyên nhân ấy thì vô minh là thâu tóm tất cả, vì vậy, diệt trừ vô minh là diệt trừ tận gốc sự dau khổ nhân sinh.
Diệt đế là lý luận về khả năng tiêu diệt được nỗi khổ nơi trần thế để đạt tới niết bàn. Khi vô minh được khắc phục thì tam độc sẽ biến mất, luân hồi sẽ chấm dứt…, tâm sẽ thanh thản, thần sẽ minh mẫn, niết bàn sẽ xuất hiện… Diệt đế bộc lộ tinh thần lạc quan của Phật giáo ở chỗ nó vạch ra cho mọi người thấy cái hiện tại đen tối, xấu xa của mình, để cải đổi, kiến tạo lại nó thành một cuộc sống tốt đẹp hơn. Phật giáo thể hiện khát vọng nhân đạo, muốn hướng con người đến cõi hạnh phúc “tuyệt đối”, muốn hướng khát vọng chân chính của con người đến chân – thiện – mỹ.
Đạo đế là lý luận về con dường diệt khổ, giải thoát. Nội dung cơ bản của nó thể hiện trong thuyết Bát chánh đạo (tám con đường đúng đắn đưa chúng sinh đến niết bàn, đó là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, h,chánh niệm, chánh mạng và chánh định.
Chánh kiến là nhìn thấy một cách chuẩn xác, thấy khổ chính là khổ, nguyên nhân của khổ đau chính là nguyên nhân của khổ đau, diệt chính là diệt, đạo chính là đạo, có nghiệp thiện ác, có quả báo của nghiệp thiện ác; có thế giới này, có thế giới khác; có cha mẹ, trong đời có bậc chân nhân đi đến chỗ thiện; bỏ điều thiện này hướng đến điều thiện khác, ở thế giới này, thế giới khác thành tựu việc tự giác và tự chứng.
Chánh tư duy là ghi nhớ, suy nghĩ một cách chuẩn xác, phân biệt rõ ràng, hiểu biết rõ ràng hay nghĩ nhớ rõ ràng.
Chánh ngữ là lời nói đúng đắn, nói đúng sự thật, tức không nói dối trá, nói hai lưỡi, ác khẩu, nói thêu dệt…
Chánh nghiệp là hành động đúng đắn, hành động đúng sự thật, tức là lìa bỏ sự giết hại, trộm cướp…
Chánh tinh tấn cũng gọi là phương tiện đúng đắn, trị liệu đúng đắn, pháp ác đã sinh nguyện làm cho nó đoạn diệt, pháp ác chưa sinh thì làm cho nó không sinh khởi, pháp thiện chưa sinh thì làm cho nó sinh, pháp thiện đã sinh thì làm cho nó tăng trưởng và trọn vẹn.
Chánh niệm là ý thức rõ ràng, tức lấy tính chất riêng và chung để quán sát những gì đang xảy ra trong thân ta và xung quanh ta.
Chánh mạng là đời sống chân chính, thọ nhận một cách đúng đắn, tức từ bỏ đời sống sai trái, đời sống nhờ chú thuật, ... Chánh mạng là sống bằng nghề nghiệp lương thiện, trong sạch, không sống trên mồ hôi nước mắt của người khác.
Chánh định là động lực đưa con người vượt qua mọi thế giới gồm: Dục, Sắc, Vô sắc và Xuất thế để đi đến Niết-bàn, tức quả vị Phật.
Từ đó con đường thực nghiệm và giải thoát của Phật giáo rất thực tiễn qua ba vô lậu học:
Giới - chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng
Định - chánh niệm, chánh tinh tấn, chánh định
Tuệ - chánh kiến, chánh tư duy.
Vì từ Giới mới sinh Định, từ Định mới sinh Tuệ, là mục đích tối hậu của Phật giáo mà con người muốn đạt đến.
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM
3.1 Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo và triết học Phật giáo vào Việt Nam
3.1.1 Nguồn gốc nguyên thủy từ Ấn Độ của Phật giáo Việt Nam
Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở những bước căn bản đầu tiên thật ra không phải xuất phát từ Trung Hoa, mà chính là được truyền sang trực tiếp từ Ấn Độ. Dựa trên những chứng liệu lịch sử đáng tin cậy, một số nhà nghiên cứu chuyên sâu, có uy tín về Phật giáo đã khẳng định điều này.
Quốc gia Âu Lạc đã bị Nam Việt của Triệu Đà thôn tính vào năm 179 TCN, và lập thành quận Giao Chỉ. Năm 110 TCN, Nam Việt trở thành nội thuộc của nhà Hán, Giao Châu theo đó mà cũng quy về, và được chia thành hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân.
Trên lãnh thổ của nhà Hậu Hán, sau đó đã tồn tại ba trung tâm Phật giáo là Luy Lâu, Lạc Dương và Bành Thành. Sử liệu cổ của Trung Hoa không ghi nhận được rõ ràng sự hình thành của hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành. Chỉ có Luy Lâu thuộc Giao Chỉ là được xác định rõ ràng và sớm nhất, và còn là bàn đạp cho việc hình thành hai trung tâm kia.Từ nửa sau thế kỷ thứ hai, Luy Lâu đã tồn tại như một trung tâm Phật giáo quan trọng và phồn thịnh.
Vào đầu công nguyên, Ấn Độ đã giao thương mạnh mẽ với Trung Đông, và gián tiếp với vùng Địa Trung Hải, do đó họ cần có một nguồn cung cấp nguyên vật liệu, vật phẩm cho sự giao thương này. Họ giong buồm, theo gió mùa tây nam mà đi về đông, đến Giao Chỉ, rồi có thể từ Giao Chỉ mà lại theo tiếp đường biển hay đường bộ vào trong nội địa Trung Hoa. Trong khi đợi gió mùa đông bắc để quay về Ấn, sự lưu trú của số thương gia này đã lan truyền dần những nét văn hóa Ấn Độ, trong đó có việc thờ cúng Phật, tụng kinh… Những tăng sĩ mà các thương nhân đem theo trên thuyền buôn nhằm làm công việc cầu khấn sự phù trợ của đức Phật, là những người đã trực tiếp truyền bá Phật học và lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu.
Một số chứng liệu, lập luận đáng chú ý khác cũng củng cố lập luận này. Theo đó thì vào thời kỳ nhà Hán, Khổng và Lão giáo, đặt biệt là Khổng giáo, đã rất mạnh, giới trí thức Khổng, Lão đã chống lại Phật giáo, một luận thuyết tỏ ra khá xa lạ với những chuẩn mực đạo đức, xã hội của Khổng, Lão. Do đó mà Phật giáo rất khó để có thể thâm nhập. Người Hán muốn đưa Phật giáo vào, sau đó đã phải mượn thuyết “hóa Hồ” để dễ dàng hơn trong việc thực hiện công việc này . Trong khi đó, ở Giao Châu, Phật giáo xem ra rất phù hợp với tín ngưỡng dân gian, nên việc thâm nhập không gặp trở ngại, mà lại còn dễ dàng và nhanh chóng.
Vào thời đó, dù từ Trung Hoa đã có con đường bộ đi đến Ấn gần hơn đường biển, nhưng con đường xuyên qua Trung Á nhưng chứa đựng nhiều hiểm nguy nên đường biển an ninh hơn. Đến cuối thế kỷ này, Pháp Hiển mới từ Trung Hoa sang Ấn, và đến tận thế kỷ thứ b...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status