Tác động của quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Tác động của quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội



Từsự“phình to” của một đô thịlớn nhưTP.HCM đã ảnh hưởng rất lớn đến
những thay đổi vềmạng lưới cầu đường của huyện Cần Giuộc, góp phần làm bộmặt
nông thôn nơi đây thay đổi; nhu cầu đi lại, học tập, làm việc của người dân ở địa
phương với TP.HCM được thuận tiện dễdàng hơn. Trong những năm gần đây,
TP.HCM đã bỏ100% vốn xây dựng, kiên cốhóa những chiếc cầu nối liền đôi bờ
Cần Giuộc và TP.HCM.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thể ở gần những tuyến giao thông về quê. Các quận, huyện trên
đáp ứng được những yêu cầu đó. Trường hợp đối với các nữ di chuyển thì khá đặc
biệt, người ta đã tìm thấy khá nhiều nữ di chuyển quê Cần Giuộc, Cần Đước sống
với chồng ở các quận 8, huyện Nhà Bè, Bình Chánh, kề cận ngay quê của họ.
Bảng 2.21. Phân bố người di chuyển theo quận, huyện ở TP.HCM
theo lời khai cha mẹ, người thân ở Cần Giuộc, Cần Đước
Người di chuyển đến từ huyện Cần Giuộc,
Cần Đước
Quận, huyện
Người Tỷ lệ %
Quận 6
Quận 7
Quận 8
Huyện Bình Chánh
Huyện Nhà Bè
Các quận, huyện còn lại
18
16
61
40
23
42
9
8
30,5
20
11,5
21
Tổng số 200 100
Nguồn: Tính toán từ điều tra người dân di chuyển huyện Cần Giuộc, Cần Đước năm 2008.
Nghiên cứu di dân từ Cần Giuộc, Cần Đước cho thấy những người đến
TP.HCM có độ tuổi rất trẻ và tỷ lệ nữ giới luôn trội hơn tỷ lệ nam giới. Đây là thực
tế vì tỷ lệ nữ giới đến TP.HCM với lý do hôn nhân cao hơn nam giới, nữ giới ở
nông thôn lấy chồng ở thành phố nhiều hơn là nam giới nông thôn lấy vợ ở thành
phố. Hơn nữa, một thành phố lớn như TP.HCM thì những công việc chỉ đòi hỏi lao
động giản đơn như: giữ em, giúp việc nhà, thợ may, phụ bán quán hiện nay đang
phát triển, lại rất phù hợp cho nữ di chuyển có trình độ thấp.
2.4.3.3. Những thay đổi về cảnh quan và môi trường
a. Cảnh quan
Như từ điển Oxford định nghĩa ĐTH là sự sự phá hủy tính chất nông thôn thể
hiện ở nhiều lĩnh vực [54, tr.109]. Nhưng rõ rệt nhất phải kể đến là cảnh quan sống.
Không gian của người nông dân được cơ sở vật chất kỹ thuật tạo thành môi trường
không gian mới của một nếp sống đô thị.
Quá trình ĐTH đem đến cho vùng nông thôn một cảnh quan mới, làm cho
đường sá được rộng rãi, tạo thuận lợi cho người dân đi lại và vận chuyển, trao đổi
hàng hóa, góp phần phát triển KT - XH, nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân địa phương. Cảnh quan mới với nhà cửa san sát, tường gạch, cổng rào, hàng
quán, những con đường rực sáng ánh đèn đã thay thế dần cho khung cảnh làng quê
yên tĩnh. Những cảnh làng quê quen thuộc trước đây với ruộng lúa, bờ tre, vườn
tược,…hợp thành không gian sống đặc trưng cho vùng đất nông thôn đang biến dạng
cho sự lan tỏa của đô thị. Hệ thống đường giao thông tráng nhựa hay bê tông đã
đến tận các xã. Cùng với quá trình mở mang đường giao thông là sự xuất hiện đông
đúc nhà cửa ở hai bên đường. Một khi công trình cầu đường được dự kiến xây dựng
thì nhà cửa cũng bắt đầu mọc lên và tốc độ xây dựng nhà cửa thường diễn ra nhanh
hơn là tốc độ xây dựng các công trình được quy hoạch. Tuy nhiên, cảnh quan chỉ
thay đổi lớn ở dọc hai bên các trục lộ giao thông. Phía sau các dãy nhà mới xây cất,
vẫn còn là những cánh đồng xanh rộng. Ngoài ra, sự hình thành các cơ sở sản xuất,
các KCN cũng đem lại sự thay đổi lớn cho cảnh quan nông thôn huyện Cần Giuộc,
Cần Đước. Xung quanh các KCN, dân cư đông đúc hẳn lên, các chợ tự phát hình
thành, các khu nhà trọ cho công nhân, các cửa hàng tạp hóa, quán ăn, giải
khát,…xuất hiện. Hình ảnh này sẽ dễ dàng bắt gặp nếu chúng ta đến các KCN trên
địa bàn huyện như: Long Hậu, Tân Kim (Cần Giuộc), Long Cang - Định, Cầu Tràm
(Cần Đước). Sự thay đổi đó chính là sự chuyển đổi các vùng nông nghiệp, nhà cửa
nông thôn sang cảnh quan của một vùng công nghiệp với những nhà máy to lớn,
đường giao thông rộng rãi.
Như vậy tác động ĐTH của TP.HCM đã mang lại cho huyện một cảnh quan
mới. Sự chuyển biến từ cảnh quan nông thôn sang đô thị là một quá trình phải có
trong tiến trình CNH, HĐH. Nhưng sự chuyển biến ấy đồng nghĩa với việc biến mất
những hình ảnh thân thuộc của lũy tre, hàng cau, đồng lúa và những biểu trưng
khác của vùng quê. Môi trường không gian biến chất. Cảnh quan truyền thống bị cắt
khúc ra, chỗ là nhà dân tự phát, chỗ là đồng ruộng nham nhở, không còn hài hòa
trong một tổng thể chung như trước. Tình hình này diễn ra khá nhanh ở huyện Cần
Giuộc. Vì Cần Giuộc nằm tiếp giáp TP.HCM nên không thể tránh khỏi những tác
động từ sự “phình to” của một đô thị lớn như TP.HCM.
b. Môi trường
Môi trường sống gắn bó chặt chẽ với sự tồn tại và phát triển bền vững của xã
hội loài người. Ngày trước, vùng đất Cần Giuộc, Cần Đước với khí hậu mát mẻ
trong lành, những dòng sông xanh, cánh đồng trải rộng. Thế nhưng, trong những
năm gần đây, cùng với quá trình tập trung dân cư, phát triển sản xuất công
nghiệp…môi trường trên địa bàn hai huyện đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm, trong đó
đáng chú ý là môi trường nước và không khí.
Nước thải của các nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài các KCN không qua xử
lý làm nước ở các sông, kênh rạch Cần Giuộc, Cần Đước bị ô nhiễm. Nhìn chung,
chất lượng nguồn nước thải trên địa bàn hai huyện không đạt TCVN 5945 – 2005.
Theo Trung tâm Quan trắc & Dịch vụ Kỹ thuật môi trường, đa số các mẫu giám sát
có chỉ số BOD5, COD, tổng P, tổng N, sắt và dầu mỡ cao hơn giới hạn tiêu chuẩn
quy định. Cụ thể: hàm lượng nhu cầu oxy sinh học BOD5 trong nước mặt vượt khá
cao ở những vùng chịu tác động ảnh hưởng từ nguồn nước thải sinh hoạt và sản
xuất. Ở huyện Cần Giuộc, khu vực nước mặt hàm lượng BOD5 khá cao (21 - 30
mg/l) tập trung tại ba khu vực sông Cần Giuộc - Phước Vĩnh Tây - Phước Lại .
Riêng khu vực Long Thượng có hàm lượng BOD5 cao nhất vì nơi này có nhiều tác
động từ nước thải sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản và khu vực Long Thượng cũng là
nơi chịu ảnh hưởng mạnh bởi hoạt động sản xuất CN. Còn ở huyện Cần Đước khu
vực nước mặt hàm lượng BOD5 dao động từ 9 - 26 mg/l tập trung chủ yếu tại khu
vực Cầu Tràm, Long Cang - Long Định. Tương tự hàm lượng BOD5, hàm lượng
nhu cầu oxy hóa học COD cũng vượt khá cao (30 - 52 mg/l) ở những vị trí chịu tác
động ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt và phát triển thủy
sản, công nghiệp của huyện Cần Giuộc. Huyện Cần Đước hàm lượng nhu cầu oxy
hóa học COD dao động từ 15 - 35 mg/l. Điều này cho thấy rằng, nước thải sinh hoạt,
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của hai huyện chưa qua xử lý hay xử lý chưa
đạt tiêu chuẩn trong quy định.
So với môi trường nước, chất lượng không khí trên địa bàn hai huyện còn
tương đối tốt. Theo kết quả quan trắc và so sánh với TCVN 5937 - 2005, các thông
số NO2, SO2, CO đều đạt tiêu chuẩn, ngoại trừ thông số bụi và tiếng ồn có một vài
kết quả vượt tiêu chuẩn cho phép như: khu vực Long Thượng, Trường Bình, thị trấn
Cần Giuộc, Tân Kim (Cần Giuộc); khu vực Long Cang - Long Định, khu vực Cầu
Tràm, thị trấn Cần Đước (Cần Đước ). Đây là những nơi có các KCN, nhà máy, xí
nghiệp và những hoạt động về giao thông nên nồng độ bụi vượt khá cao so với tiêu
chuẩn. Theo TCVN 5937 - 2005, nồng độ bụi cho phép là 0,3 mg/m3, nhưng những
khu vực trên ở Cần Giuộc có nơi vượt tiêu chuẩn đến 30 mg/m3...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status