Tìm hiểu về các khu di tích lịch sử ở Miền Bắc - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu về các khu di tích lịch sử ở Miền Bắc



MỤC LỤC
Danh mục hình 3
A.Phần mở đầu
Chương I:Đặt vấn đề
1.Lý do chọn đề tài 4
2.Giới hạn nghiên cứu 4
2.1 Đối tượng nghiên cứu 4
2.2 Phạm vi nghiên cứu 4
3.Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 4
3.1 Mục đích 4
3.2 Mục tiêu 5
4.Tóm tắt nghiên cứu 5
B.Phần nội dung 7
Chương II:Tổng quan về khu di tích lịch sử An Toàn Khu ở Miền Bắc 7
1.Khu di tích lịch sử ở tỉnh Cao Bằng 7
2.Khu di tích lịch sử ở tỉnh Bắc Cạn 11
3.Khu di tích lịch sử ở tỉnh Tuyên Quang 17
4.Khu di tích lịch sử ở tỉnh Thái Nguyên 24
Chương III:Phương pháp nghiên cứu 32
1.Sơ lược về phương pháp nghiên cứu 32
2.kế hoạch nghiên cứu 32
Chương IV:Ý nghĩa lịch sử và định hướng phát triển và bảo tồn các khu di tích lịch sử An Toàn Khu ở Miền Bắc 32
1.Ý nghĩa lịch sử của các khu di tích lịch sử 33
2.Định hướng phát triển và bảo tồn các khu di tích lịch sử 33
C.Phần kết luận 35
Chương V.Phần kết thúc 35
1.Kết luận 35
2.Tài liệu tham khảo 35
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn) có ý chống đối triều đình, đích thân nhà vua đem quân lên đàn áp, Bế Khắc Thiệu bỏ trốn, về sau ốm chết. Để ghi nhớ công lao của vua Lê Thái Tổ, đời sau cho dựng đền trên nền thành xưa của họ Nùng để thờ vua Lê Thái Tổ. Những năm 1594 – 1677, khi nhà Mạc chạy lên Cao Bằng đã cho trùng tu nơi này trở thành cung điện, là trung tâm kinh tế - văn hóa – quân sự của 3 triều nhà Mạc (Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ). Nơi đây, trước cách mạng tháng 8-1945, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đều gắn liền với hoạt động của các bậc tiền bối cách mạng và Đảng ta, như: Hoàng Đình Giong, Hoàng Như, Lê Mới… Tỉnh ủy Cao – Bắc Lạng, Tổng bộ Việt Minh, Đoàn thanh niên phản đế… Tháng 9 – 1945, là nơi tập trung tiễn đưa quân đi Nam tiến. Hội Làng Đền được tổ chức vào ngày 6 tháng giêng hàng năm thu hút hàng vạn người đến dự lễ với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phong phú mang bản sắc các dân tộc ở vùng quê này.
2.Tổng quan về khu di tích lịch sử ở tỉnh Bắc Cạn
2.1 Chợ Đồn
Chợ Đồn là nơi có nhiều di tích lịch sử như: Bản Ca xã Bình Trung là nơi Bác Hồ đã từng ở và làm việc cuối năm 1947; Khuổi Linh xã Lương Bằng là nơi cơ quan Trung ương Đảng đã đóng tại đây cuối năm 1949 đầu năm 1951 và Tổng Bí thư Trường Chinh đã sống, làm việc tại nơi này. Đồi Nà Pậu có lán làm việc của Bác Hồ cuối năm 1950 đầu năm 1951; Bản Bằng xã Nghĩa Tá trước năm 1945 đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng sống và làm việc tại đây trong một chiếc lán bí mật ở đồi cọ, ông Triệu Phúc Dương là người thường xuyên cung cấp lương thực cho cán bộ và đây cũng trở thành cơ sở cách mạng đầu tiên của huyện Chợ Đồn
Ngoài ra còn các di tích như:đồi Khau Mạ, Nà Pậu (xã Lương Bằng), Bản Bẳng, Khuổi Linh (xã Nghĩa Tá), Bản Ca, Nà Quân (xã Bình Trung)-là nơi ghi dấu ấn của Bác Hồ, các đồng chí lãnh đạo Đảng và quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2.2 Bản Ca – Nơi ở và làm việc của Hồ Chủ Tịch năm 1947 Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại nhiều nơi thuộc An toàn khu Chợ Đồn, trong đó có Bản Ca, xã Bình Trung.Người đã sống và làm việc ở đây gần 1 tháng (từ 7/12/1947 đến cuối tháng 12/1947).
Trong thời gian này, Bác Hồ đã ra nhiều Sắc lệnh, Chỉ thị, Thư từ và đặc biệt là ra Lời kêu gọi đồng bào cả nước chung sức, chung lòng hướng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thời kỳ sống và làm việc ở Bản Ca, Hồ Chủ Tịch sinh họat rất giản dị và gần gũi với mọi người.
Hơn 50 năm đã trôi qua, hiện khu vực lán của Hồ Chủ Tịch chỉ còn lại dấu tích của nền lán bên cạnh cây cọ già cùng một số loại cây khác. Hai hiện vật còn lại là cái kiềng nấu ăn cho Người và chiếc áo dạ đen của Người tặng cho gia đình cụ Bàn Văn Trai. Gia đình ông Trai đã tặng lại Bảo tàng Bắc Thái (cũ) vào đầu những năm 1990. Các hiện vật này vẫn đang được lưu giữ ở Bảo Tàng Thái Nguyên.(hình 5)
Được xác định là một trong những địa điểm di tích nằm trong khu di tích lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ATK nói chung và tại huyện Chợ Đồn nói riêng trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 28/6/1996, Bản Ca được Bộ Văn hóa- Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
2.3 Nà Pậu
Di tích lịch sử Nà Pậu là nơi ở và làm việc của Hồ Chủ tịch đầu năm 1951Đầu năm 1947, Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã trở lại Việt Bắc, cái nôi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đầu năm 1951, Người đến làm việc tại đồi Nà Pậu, thuộc Bản Thít, xã Lương Bằng (Chợ Đồn). Tại đây, Người đã viết nhiều bức thư và điện mừng gửi đến các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài nước.
Cũng trong thời gian này Ngưòi còn viết nhiều bài báo, ký nhiều quyết định quan trọng góp phần đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta đến thắng lợi. Đồng thời Ngừời còn đi thăm một số cơ quan của Trung ương Đảng, quân đội đóng trên địa bàn Chợ Đồn, động viên tinh thần cán bộ chiến sĩ, đồng bào hăng hái thi đua giết giặc và lao động sản xuất phục vụ cuộc kháng chiến.Chiều ngày 7/2/1951, Hồ Chủ Tịch rời Nà Pậu- Lương Bằng lên đường đi dự Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang).
Năm 1996, Nà Pậu được Bộ Văn Hóa- Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
2.4 Nà Tu - Nơi Hồ Chủ tịch đọc tặng thanh niên 4 câu thơ nổi tiếng
Nà Tu là nơi Bác Hồ đến thăm đơn vị thanh niên xung phong 312 ngày 28/3/1951 và tặng toàn thể cán bộ, đội viên thanh niên xung phong bốn câu thơ:
“Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên”
Tháng 6/1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới. Để đáp ứng yêu cầu to lớn của cuộc kháng chiến, không những chỉ cần huy động hàng chục nghìn dân công mà còn phải tổ chức thêm một lực lượng trẻ, khỏe để phục vụ kháng chiến. Lực lượng này bao gồm những thanh niên tình nguyện, đội quân chủ lực trong dân công để mở đường. Hồ Chủ tịch đã trực tiếp chỉ thị cho Trung ương Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam thành lập Đội thanh niên xung phong để phục vụ chiến trường.
Ngày 15/7/1950, Đội thanh niên xung phong được thành lập. Chiến dịch Biên giới mở đầu những trang sử vẻ vang của đội.
Ngày 19/3/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới vùng biên giới để kiểm tra việc sửa chữa cầu đường từ Thái Nguyên đi Cao Bằng, thăm lực lượng thanh niên xung phong mở đường và một số đơn vị vận tải, kho tàng dọc tuyến.
Ngày 28/3/1951, tại khu rừng Nà Tu, Hồ Chủ Tịch đã đến thăm đơn vị thanh niên xung phong làm nhiệm vụ bảo vệ cầu Nà Cù.
Ngày 18/3/1996, di tích lịch sử Nà Tu được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng cấp quốc gia. Xã Cẩm Giàng, (Bạch Thông) được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1996-1997, điểm di tích lịch sử Nà Tu được xây dựng 3 hạng mục công trình (cổng, bức tường ghi 4 câu thơ và bia tưởng niệm nơi Bác Hồ đứng nói chuyện).
2.5 Khuổi Linh - Nơi ở và làm việc của đồng chí Trường Chinh và văn phòng Trung ương Đảng năm 1950.
Khuổi Linh (thuộc xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn) là nơi ở và làm việc của đồng chí Trường Chinh, nguyên Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng và văn phòng Trung ương từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1950. Nơi ở của đồng chí Trường Chinh nằm trên sườn đồi, chỗ làm việc nằm trên đỉnh một mỏm đồi kê sát nơi ở thuộc chân núi Khau Bon. Khu vực văn phòng Trung ương Đảng nằm trên một quả đồi gần nơi ở của đồng chí Trường Chinh. Khu di tích Khuổi Linh ở vào vị trí rất hiểm trở nhưng giao thông lại rất thuận lợi cho việc liên lạc đi các hướng.
Ngày 18/3/1996, Khuổi Linh được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2000, xã Nghĩa Tá được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
2.6 Nà Quân - Nơi đặt hội trường làm việc của Trung ương Đảng năm 1951-1952
Nà Quân thuộc xã Bình Trung (Chợ Đồn) l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status