Thời gian trong thơ Mới (1932_1945) - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Thời gian trong thơ Mới (1932_1945)



MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
I. Đôi nét về nghệ thuật lãng mạn, phương pháp lãng mạn 2
1. Tư tưởng sáng tạo 2
2. Nguyên tắc sáng tác 3
3. Phong cách sáng tác 4
II. Quan niệm về thời gian trong nghệ thuật lãng mạn 4
III. Thời gian trong thơ Mới (1932_1945) 4
1. Đôi nét về thơ Mới 4
2. Thời gian trong thơ Mới qua một số tác giả, tác phẩm 6
PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ạch mãnh mẽ và hết mình nhất… Người nghệ sĩ luôn đi tìm cho mình mảnh đất để gieo vần cảm xúc. Thời gian trong qua khứ đã được phần lớn nhà thơ lựa chọn.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Đôi nét về nghệ thuật lãng mạn, phương pháp lãng mạn
1. Tư tưởng sáng tạo
Mở đầu cho lí thuyết lãng mạn thế giới, Căng_nhà mĩ học Đức cuối thế kỉ XVIII tuyên bố: “Vẻ đẹp không ơphải ở đôi má hông cô thiếu nữ, mà trong con mắt kẻ si tình”. Víchto Huygô trong lời tựa của vở kịch đầu tay Hécnani công khai rằng: “Nghệ thuật không đi giày đỏ, đội mũ đỏ”, nghĩa là nghệ thuật chỉ đi tìm cái tự do cho nghệ thuật, nghệ thuật không liên quan đến chính trị.
Chịu ảnh hưởng trực tiếp của chủ nghĩa lãng mạn phương Tây, Hoài Thanh cho rằng: Nghệ thuật chỉ vì nghệ thuật, “nghệ thuật không vị nhân sinh”.Thi sĩ gác ra ngoài tất cả, chỉ cần một mối tình si:
Không chuyên tâm, không chủ nghĩa, nhưng cần chi
tui chỉ là một khách tình si
Ham vẻ đẹp có muôn hình muôn thể
(Thế Lữ)
Thời trung cổ, mỗi kị sĩ quý tộc đều lấy hình bóng của một nàng để cho trái tim mình tôn thờ, để cho nghiệp cung kiếm của mình có thêm phần ý nghĩa. Việc làm thơ của thi sĩ lãng mạn cũng có chung một lý do tương tự :
Ai bảo em là giai nhân
Cho đời nha đau khổ
Ai bảo em ngồi bên của sổ
Cho anh vương vấn nợ thi nhân
(Lưu Trọng Lư)
Trong tác phẩm văn xuôi của Khái Hưng, cuốn Đẹp, nhân vật Nam họa sĩ chỉ thấy cái đẹp trong mộng ước mới là cái đẹp vĩnh cửu, cái gì đã trong tầm tay là tan biến mọi vẻ đẹp. Vì thế Bêlinxki có lí khi viết: Ở nền nghệ thuật này, “đối tượng tự nó không có giá trị, mà tùy thuộc vào chủ đề gán cho nó”. Lép Tônxtôi, cũng đã có lần nói với Gorki: “chủ nghĩa lãng mạn là do sợ nhìn thẳng sự thật mà ra”.
Như vậy tư tưởng sáng tạo nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn là một tư tưởng dựa trên chủ nghĩa duy tâm chủ quan, và một thái độ ít gửi gắm hi vọng nhất vào cuộc đời và vào sức mạnh thực tế của con người. Một quan niệm chỉ coi nghệ thuật là tặng vật của siêu nhiên, nghệ thuật là nơi để nghệ sĩ giãi bày tâm tưởng, nghệ thuật không có nhiệm vụ giải đáp các vấn đề thuộc mâu thuẫn cơ bản của thời đại.
2. Nguyên tắc sáng tác
2.1. Nguyên tắc 1: Chối từ thực tại
Xuất phát từ thái độ nguyền rủa thực tại, “tuyên bố mối thâm thù vĩnh viễn với thực tại” (Bêlinxki), nghệ sĩ lãng mạn tự cho mình đứng trên hoàn cảnh; do đó nghệ thuật này không xuất phát từ những yếu tố cơ bản của cuộc sống để xây dựng hình tượng, mà chủ yếu dựa vào ý muốn chủ quan của người nghệ sĩ để sáng tác các tính cách điển hình. Vì thế ngay trong tác phẳm của các nghệ sĩ lãng mạn tích cực, các chi tiết cụ thể, chân thực, lịch sử đều bị đẩy xuống bình diện thứ yếu, cốt lõi vẵn là vòng hào quang đầy chất huyền thoại được nghệ sĩ dụng công khoác vào nhân vật.
2.2. Nguyên tắc 2: Tự do bay lượn trong nghệ thuật
Tách mình ra khỏi cảnh đời thực, nghệ thuật lãng mạn tìm hình thức để cứu cánh cho mình. Vấn đề “tự do cá nhân”, “tự do sáng tác” là vấn đề bậc nhất chủa họ. Họ chối từ “đơn đặt hàng của xã hội”, chỉ nhận “đơn đặt hàng của trái tim”.
2.3. Nguyên tắc 3 : Điển hình hóa tâm trạng
Vì lấy cái tui nội cảm của mình để làm thước đo cho muôn vật, nghệ thuật lãng mạn tước mất vai trò nhận thức khách quan của nghệ thuật. Họ cho rằng nghệ thuật không phải là tam gương phản ánh đường đời, mà chỉ là phương tiện bộc lộ tâm trạng. Nếu chủ nghĩa cổ điển chủ trương hạn chế cảm hứng thì nghệ thuật lãng mạn lại vung tay cho cảm hứng đến mức tùy hứng. Họ nhấn mạnh tính khí chứ không phải chủ trương tìm mối quan hệ biện chứng giữa tính chất và hoàn cảnh. Như vậy họ đã tự thu hẹp tính cách nhân vật vào phạm vi của tâm trạng.
3. Phong cách sáng tác
Nghệ thuật lãng mạn rất đa dạng về thủ pháp biểu hiện, rất phong phú về nhạc điệu, màu sắc, ngôn từ, rất dồi dào về tâm trạng chủ quan. chỉ nói đến tình, nghệ thuật lãng mạn có đủ sắc độ của tình :cái tình non, cái tình già, cái tình mới hé, cái tình thấp thoáng, cái tình mặn mà, cái tình nở hoa…Nói đến buồn cũng có đủ cung bậc : cái buồn man mác, cái buồn đìu hiu, cái buồn dĩ vãng, cái buồn tàn tạ, buồn lúc cảnh chiều tà, buồn lúc mưa gió, buồn lúc đêm thanh cảnh vắng…
Nghệ thuật lãng mạn có khuynh hướng chạy theo hình thức, không quan tâm đến hoàn cảnh thực, không nghiên cứu mâu thuẫn cơ bản của thời đại, phong cách của nghệ thuật lãng mạn trở nên gầy guộc, thiếu sức sống. Đề tài của nghệ thuật lãng mạn rất hẹp và thường bị lặp đi lặp lại. Chủ đề trừu tượng, nhận vật ước lệ : một khách chinh phu, một nàng chinh phụ, một tài tử, một giai nhân…
Để che láp cái gót ‘Asin’ của mình, nghệ thuật lãng mạn phải mượn cái ngoại lệ, cái tuyệt đối,cái cực đoan để rồi phóng đại lên. Víchto Huygô. Nói : “Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật”. Bởi thế các nhân vật trong văn họclãng mạn thường được lý tưởng hóa và khó thấy ở ngoài đời.
II. Quan niệm về thời gian trong nghệ thuật lãng mạn
Khác xa với văn học cổ điển, văn học lãng mạn không phải đề cao cái tinh thần duy lý. Mà nó chan chứa tình cảm của người nghệ sĩ. Ở đó cái tui được khẳng định. Thời gian trong văn học lãng mạn là thời gian chứa đựng cái không gian đầy chất mọng mơ, ảo tưởng và có thể coi là lý tưởng mà nhà thơ muốn chen chân tới. Đó có thể là thời gian của tương lai, nhưng chủ yếu vẫn là thời gian lùi về quá khứ. Họ dường như không tìm thấy một “thiên đường” nơi thực tại mà họ đang sống.
III. Thời gian trong thơ Mới (1932_1945)
1. Đôi nét về thơ Mới
Thơ Mới được dùng ở đây là để chỉ một dòng thơ xuất hiện từ những năm 1932_1945. Trước đây thơ Mới được gọi là thơ lãng mạn bởi muốn đối lập nó với thơ cách mạng, hay bởi chỉ nhìn thấy nó là thơ lãng mạn chứ không thấy sự vận động từ lãng mạn sang tượng trưng, và chớm siêu thực. Cũng có người muốn bảo vệ thơ Mới bằng cách nêu ra tính toàn dân của nó nên mở rộng khái niệm này, thâu nạp cả thơ “nước ngược” (hiện thực) của Tú Mỡ và thơ cách mạng của Tố Hữu.
Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1930-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.
Tính khuynh hướng của nghệ thuật lãng mạn rất đa dạng, có khi lãng mạn, mộng mơ, ai ca, thần bí, anh hùng, triết học, cũng có khi lãng mạn anh hùng, lãng mạn công dân hay lãng mạn xã hội,... Nhưng nét bao trùm chủ nghĩa lãng mạn là mộng mơ. Các nhà thơ muốn thoát khỏi những điều kiện ngột ngạt của xã hội bảo hộ thời thơ mới bằng cách tưởng tượng, trốn vào trong cái thế giới vô cùng lý tưởng ấy. Đối với chủ nghĩa lãng mạn, chỉ có cái gì khác thường, khác người, khác đời, và sự đối lập giữa mộng và thực là đáng kể. Trong ho
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status