Phóng sự phát thanh - Cái tôi trần thuật - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Phóng sự phát thanh - Cái tui trần thuật



MỤC LỤC
 
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .3
PHẦN MỘT
Vài nét về thể loại phóng sự 4
I.Sự hình thành và phát triển của phóng sự 4
II.Khái niệm và đặc trưng của phóng sự 5
II.1. Khái niệm phóng sự .5
II.2. Đặc trưng của phóng sự 7
III.Kết cấu tác phẩm phóng sự .10
PHẦN HAI
Vai trò của cái tôi trần thuật trong phóng sự .12
I.Cái tôi trần thuật trong phóng sự 12
II.Nhân vật trần thuật với tinh thần nhập cuộc .15
KẾT LUẬN .17
Danh mục tài liệu tham khảo 18
Phụ lục .19
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

con người cụ thể, tác giả nêu vấn đề mà bài phóng sự sẽ đề cập tới. Ngoài ra, tác giả phóng sự cũng có thể đặt vấn đề xuất phát từ chính kiến thức, kinh nghiệm của mình. Dù dưới hình thức nào thì mục đích chủ yếu của phần này cũng nhằm nêu lên vấn đề mà tác phẩm sẽ tập trung làm rõ.
Diễn giải, chứng minh sự tồn tại của vấn đề đã nêu:
Trong phần này, tác giả trình bày những chi tiết, sự việc, con người, số liệu… thật điển hình và chân thật mà tác giả thu thập được. Những dữ kiện ấy được sắp xếp một cách có chủ định nhằm minh hoạ một cách rõ ràng nhất cho những vấn đề đã nêu lên. Cái tui trần thuật - tác giả - nhân chứng khách quan làm nhiệm vụ khâu nối các dữ kiện xuyên suốt toàn bộ nội dung tác phẩm.
Một phóng sự hay nhất thiết phải có được những chi tiết có khả năng gây ấn tương với công chúng. Đó là những con số, những sự kiện, tình huống… làm nên luận cứ của tác phẩm, từ đó những luận chứng càng được khắc hoạ và hiệu quả thông tin càng cao. Trong một phóng sự, do sự phong phú của nội dung thông tin, nên ngoài tít chính, tác giả thường đặt thêm nhưng tít phụ. Tít phụ là những phần nhỏ của nội dung mang tính độc lập tương đối. Mỗi phần nội dung ấy có chủ đề riêng của nó, và chủ đề của những phần nhỏ đó làm nên nội dung của tác phẩm.
Phần kết luận:
Đây được xem là phần quan trọng nhất, vì nó là mục đích chủ yếu mà tác phẩm hướng tới. Sự thật được trình bày càng nổi bật, điển hình bao nhiêu thì những vấn đề rút ra càng nổi bật, quan trọng bấy nhiêu. Trong phần này tác giả cũng phần nào trả lời những câu hỏi mà hiện thực trong tác phẩm đặt ra. Trong trường hợp tác giả đề xuất vấn đề trên cơ sở huy động những dữ kiện xa nhau hay chỉ liên quan với nhau về mặt ý nghĩa, tác giả sử dụng một vấn đề làm trung tâm, khi không tìm được vấn đề như vậy thì vai trò trung tâm ấy chính là cái tui trần thuật.
Dạng kết cấu với ba phần này là mô hình cơ bản nhất của thể loại phóng sự. Trên cơ sở kết cấu như vậy, mỗi tác giả lại có sự sáng tạo trong từng tác phẩm cụ thể. Trong thực tế, mỗi tác phẩm phóng sự đều mang đậm dấu ấn cá nhân. Điều đó với văn học không có gì lạ nhưng với báo chí, đây lại là điểm nổi bật, không thể không nhắc tới.
PHẦN 2. VAI TRÒ CỦA CÁI TÔI TRẦN THUẬT TRONG PHÓNG SỰ
CÁI TÔI TRẦN THUẬT TRONG PHÓNG SỰ:
Cái tui trần thuật được coi là đặc điểm nổi bật của thể kí báo chí, và chỉ trong phóng sự cái tui trần thuật mới được thể hiện một cách có bề dày và có bản sắc nhất. Nếu như trong truyền ngắn hay kí, cái tui chỉ được xem như một thủ pháp nghệ thuật thì trong phóng sự, cái tui bao giờ cũng là tác giả. Với tư cách alà người trực tiếp chứng kiến và trình bày sự thật, cái tui trần thuật - tác giả - nhân chứng khách quan khiến cho công chúng luôn tin tưởng rằng họ đang được tiếp xúc với sự thật.
Nhà báo, nhà văn Cô-lôm-bi-a Gab-rien Gac-xi-a Mác-két nói: “Trong nghề phóng sự, người ta có thể nói điều người ta muốn nói với hai điều kiện: một là phóng sự được làm với hình thức có thể tin được và hai là người làm phóng sự từ trong ý thức của mình phải hiểu rằng điêu mình viết là sự thật”.
Phóng sự là một trong những thể loại đặc biệt thích hợp với việc mô tả sự phát triển năng động của hiện thực. Khác với tin, là thể loại hầu như không có tính chất cá nhân, cái tui trần thuật trong phóng sự là một nhân vật m định khách quan, khách quan không chỉ với công chúng tiếp nhận mà ngay cả với đối tượng mà tác phẩm đề cập tới.
Trong phóng sự, cái tui - tác giả là người dẫn chuyện, người trình bày, lí giải những dữ kiện mà tác phẩm đề cập tới. Công chúng tiệp nhận luôn có cảm giác tác giả có mặt trong từng chi tiết của tác phẩm. Chính điều này khiến cho Phóng sự khác với các thể loại khác. Trong kí chân dung, tác giả xuật hiện chỉ đóng vai trò gợi mở, nhường chỗ cho vai trò nhân vật của mình. Trong Nhật kí phóng viên, sự thẩm định của cái tui lại mang tính cá nhân nhiều hơn, còn với kí chính luận, cái tui lại nghiêng về phía lĩ lẽ nhiều hơn, nó thiếu đi sự uyển chuyển, mềm mại của cảm xúc như trong phóng sự. Tuy nhiên trong khi trình bày và thẩm định hiện thực, cái tui - tác giả phải khách quan nhưng đồng thời cũng phải tạo được sự đồng cảm với cái ta - công chúng tiếp nhận. Một phóng sự mà ở đó tác giả không đủ khả năng thẩm định hay thẩm định méo mó hiện thực đem đen cho công chúng thì không những không tạo ra được sự hưởng ứng mà còn khiến công chúng nghi ngờ tài năng và sự trung thực của chính tác giả.
Cái tui trần thuật cũng góp phần tạo nên giọng điệu của tác phẩm. Xuất phát từ đối tượng mô tả và nhằm thẩm định đối tượng đó, giọng điệu trong phóng sự rất sinh động: khi nghiên túc, lí lẽ, lúc hài hước, châm biếm và khi lại tràn đầy cảm xúc. Cùng với nghệ thuật trình bày, nghệ thuật miêu tả.. cái tui trần thuật khiến phóng sự có khả năng phản ánh hiện thực trong nhiều trạng huống khác nhau.
Phóng sự Ngấn ngơ ta xuống ga nào hở em ?, tác giả Ngô Minh Khôi có đoạn mở đầu: “Anh Hoàng Dương, trưởng ga Huế là người cởi mở, thích đùa. Anh yêu văn học và chơi thân với nhiều nhà văn, nhà thơ trong xứ. Trong mâm rượu vui, anh thường hát “bài ruột” tự biên về ngành hoả xa của mình. Bài hát ám ảnh tui đến nỗi đi đâu gặp đoàn tàu hay nhà ga là tui lại nhẩm hát. Đặc biệt những lúc tàu đi qua vùng đèo núi hiểm trở, vào ngầm ra dốc như miền Minh Cầm, Kim Lũ, trong tui lại vang lên da diất bài hát của anh Dương bên chén rượu nơi đất Thần Kinh quen thuộc:
Mi cực, tau cực
Mi cực, tau cực
Mi cực, tau cực
… Suỵt!...
Chỉ mấy chữ ấy thôi mà đủ trạng huống của đoàn tàu. Tiết tấu nhanh dần là tầu rời ga. Tiết tấu chậm dần là tàu vào ga. Tiếng “ suỵt” là tiếng xả phanh hơi như nỗi khổ nghiệt ngã dồn nén tức tưởi”…
Âm hưởng của những lời hát ấy xuyên suốt trong bài phóng sự, tạo ra nỗi ám ảnh đầy trăn trở về thực trạng của những chuyến tài chất chứa bao cảnh đời ngang trái của một xã hội thu nhỏ, được minh hoạ bằng cảnh kiếm sống của những “ thương gia tí hon”, cảnh “rùa đi tàu thống nhất”…Cả một “ mớ thị trường hổ lốn” ấy kết thành khối “ nặng nề và âm thầm, xuyên qua không gian và thời gian trên hai đường ray mưa và nắng và âm điệu bài hát “ ngành nghề ” của anh Dương : Mi cực, tau cực…”
Viết về những người thợ lò ở mỏ than Mông Dương, Huỳnh Dũng Nhân cũng có những dòng đầy trăn trở: “ tui đã thấy tạn mắt vài trương hợp có đôi ủng rách, đôi tay trần tứa máu trông than đá, vắt xôi đạu cứng quèo gọi là bồi dưỡng giữa ca, thùng nước vẩn đục bụi than, một chiếc nút áo bị đứt tung phải buộc tạm bằng dây mìn…tui đã tạm hiểu thế nào là cuộc sống của những người ăn trên than, đi trên than, ngủ trên than, lam lũ suốt ngày mà hai bàn tay họ không có một tài sản gì giá trị. tui nhớ lại- vâng - ngay trong lúc bò trong hầm lò này - hình ảnh một nữ c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status