Ý kiến về vấn đề: Một số nhà báo cho rằng sinh viên báo chí không cần học nhiều về thể loại mà chỉ cần được trang bị kiến thức về hai dạng tin và bài - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Ý kiến về vấn đề: Một số nhà báo cho rằng sinh viên báo chí không cần học nhiều về thể loại mà chỉ cần được trang bị kiến thức về hai dạng tin và bài



Vấn đề quan trọng đối với một nhà báo là vốn sống, vốn hình thức, bề dày văn hóa, sự giàu có về ngôn ngữ thể loại và phẩm chất đạo đức tốt. Đứng trước một vấn đề phát hiện được vấn đề, người làm báo phải có khả năng quan sát tốt hết hợp với suy nghĩ để phân tích, đánh giá các sự kiện dù là nhỏ nhất, từ đó rút ra những kết luận cần thiết thêm vào đó là việc khai thác tư liệu, khi đã có tư liệu trong tay rồi, công việc quan trọng không lún của nhà bào là phải trình bày bài báo ra sao, viết thế nào để có một bài báo hay, hấp dẫn, có giá trị, truyền tải thông điệp của người làm báo đến với công chúng một cách hiệu quả nhất. Sáng tác một tác phẩm trở thành một bài báo không thuộc thể loại nào cả. Một bài báo hay là theo thể loại với một hệ thống ngôn ngữ, phương pháp và hình thức thể hiện đặc trưng rõ ràng.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ
---------------
TIỂU LUẬN
MÔN: CÁC THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN
ĐỀ BÀI: Một số nhà báo cho rằng sinh viên báo chí không cần học nhiều về thể loại mà chỉ cần được trang bị kiến thức về hai dạng tin và bài, ý kiến của anh chị về vấn đề này.
BÀI LÀM
Nhà văn Mỹ Marktwaen cho rằng: Nhà báo chỉ là những người chép lại sự kiện. Thực tiễn báo chí đã phủ nhận quan điểm này. Báo chí là một hoạt động có tính sáng tạo. Tuy nhiên, sự sáng tạo trong báo chí phải nằm trong những giới hạn cho phép để đảm bảo được tính đặc thù của nó. Một trong những giới hạn đó là lí thuyết về thể loại. Hiện nay, nhiều nhà báo cho rằng chỉ cần viết bài sáng tạo để bài viết hay và hấp dẫn là đủ. Do đó, trong nhà trường sinh viên báo chí không cần học nhiều về thể loại báo chí mà chỉ cần được trang bị kiến thức về hai dạng tin và bài. Theo tôi, đây là một quan niệm sai lầm. Thể loại báo chí là một trong những kiến thức nền tảng mà bất cứ sinh viên báo chí nào cũng cần nắm vững nếu muốn trở thành một nhà báo thực thụ.
Tai sao thể loại báo chí lại có vai trò quan trọng như vậy đối với hoạt động thực tiễn của báo chí. Vấn đề này có thể được lí giải như sau:
Thứ nhất, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, lí thuyết luôn là nền tảng cho thực tiến. Vấn đề là ở chỗ ứng dụng lí thuyết vào thực tiễn như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Đối với báo chí cũng vậy. Trong tất cả các lí thuyết về kỹ năng làm báo, lí thuyết về thể loại giữ vai trò chi phối. Từ việc sử dụng thể loại nào sẽ quy định nhà báo phải lựa chọn ngôn ngữ, phong cách… phù hợp với thể loại đó.
Thứ hai, học thể loại sẽ giúp nhà báo lựa chọn thể loại phù hợp với từng sự kiện. Mỗi sự kiện có tầm vóc, tính chất khác nhau. Do vậy, thông tin về nó cũng phải được đưa đến cho công chúng bằng những thể loại báo chí khác nhau. Nhà báo không thể dùng thể loại tin để viết về sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Ngược lại, để viết về sự kiện vàng tăng giá thì không thể sử dụng thể loại tường thuật.
Thứ ba, đối với sinh viên biện chứng, việc nắm chắc kiến thức về thể loại có tác dụng rất lớn trong việc giúp họ tìm ra được một hay một vài thể loại sở trường. Tìm ra thể loại phù hợp và đi sâu vào thể loại đó là cơ sở quan trọng để họ tạo ra cho mình một phong cách riêng. Nhiều nhà báo được biết đến như một phong cách báo chí ở một thể loại xác định: Huỳnh Dũng Nhân, Xuân Ba nổi tiếng nhờ phóng sự; Hồng Thanh quang để lại dấu ấn bằng các bài phỏng vấn…
Thứ tư, sự đa dạng của các thể loại góp phần tạo nên sự đa dạng cho các tác phẩm báo chí. Cùng một sự kiện có thể viết bằng nhiều thể loại khác nhau. Vụ sập cầu Cần Thơ được thông tin đến công chúng bằng rất nhiều bài viết ở các thể loại: tường thuật, phỏng vấn, phóng sự, ghi nhanh… Độc giả được thưởng thức các bài báo viết về các khía cạnh khác nhau trong cùng một sự kiện những lối viết khác nhau.
Thứ năm, việc vận dụng thể loại thể hiện tính chuyên nghiệp trong làm báo. Một tờ báo thực thụ là tờ báo mà các tác phẩm của nó được viết theo các tlo nhất định. Ở điểm này, thể loại góp phần tạo ra nét riêng cho một tờ báo. Nếu như ở tờ Nhân dân các thể loại dài hơn như: kí sự, phóng sự, bình luận giữ vai trò chủ đạo thì ở tờ Tuổi trẻ, thể loại tin chiếm vị trí quan trọng.
Thứ sáu, việc nhà báo nắm chắc kiến thức về thể loại và viết theo thể loại góp phần giữ gìn sự chuẩn mực trong ngôn ngữ biện chứng. Trong biện chứng, ngôn ngữ cần trong sáng, chính xác, ngắn gọn. Nhưng mỗi thể loại lại yêu cầu một ngôn ngữ với sắc thái riêng: Tường thuật - trang trọng; kí – giàu cảm xúc. Với xu hướng viết không theo thể loại, nhà báo rất dễ sa vào tùy tiện trong sử dụng ngôn ngữ về lâu dài, điều này sẽ làm mất chuẩn mực trong ngôn ngữ báo chí.
Thứ bảy, việc nhà báo viết theo thể loại xác định còn có tác dụng tốt đối với người biên tập, trình bày báo trong việc chỉnh sửa và sắp xếp bài viết. Không những vậy, các độc giả cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm được bài báo đúng với thể loại mà mình yêu thích.
Như vậy, đối với sinh viên báo chí, thể loại là kiến thức nền tảng hết sức quan trọng. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực tiễn có một khoảng cách nhất định. Không phải nhà báo nào nắm chắc kiến thức về thể loại cũng có thể tạo ra tác phẩm báo chí hay. Điều quan trọng nhất, như đã nói, là phải vận dụng lí thuyết thể loại vào thực tiễn sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm và năng lực riêng của nhà báo. Dưới đây là một số giải pháp:
Một là: nhà báo có thể đan xen nhiều thể loại vào trong một tác phẩm báo chí, ví dụ: có thể kết hợp ghi nhanh và phản ánh giữa phóng sự với điều tra, giữa tường thuật và bình luận…Làm như vậy sẽ giúp tác phẩm báo chí trở nên sinh động, giảm bớt tính khuôn khổ của thể loại. Hơn nữa, nếu kết hợp khéo léo rất có thể sẽ tạo ra hiệu ứng đặc biệt cho tác phẩm ở sự mới lạ và độc đáo.
Hai là: nhà báo có thể linh hoạt trong việc sử dụng thể loại ở chỗ: không cần tuân theo một trình tự, một thao tác nhất định trong một thể loại. Nhà báo có thể biến hóa thể loại đó trong khuôn khổ cho phép như thay đổi các yếu tố thuộc đặc trưng thể loại, tạo ra một vài phong cách… Chẳng hạn như khi viết tin, nhà báo có thể sắp xếp 5W theo trật tự khác nhau, có thể thêm yếu tố H hay không …
Ba là: nhà báo có thể gắn phong cách vào thể loại để tạo ra nét riêng cho tác phẩm của mình. Điều này phụ thuộc nhiều vào năng lực cá nhân của người viết… Ví dụ: cùng viết phóng sự nhưng không phải ai cũng nổi tiếng được như Xuân Ba, Hồ Nghĩa Dũng… cùng nổi tiếng nhưng phong cách của hai nhà báo này lại rất khác nhau.
Như vậy, nắm kiến thức về thể loại thoi chưa đủ, khi làm báo, nhà báo phải biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Có như vậy, kiến thức học được trong nhà trường mới phát huy hết được hiệu quả.
Gơt, đại thi hào người Đắc từng nói: “Mọi lí luận là màu xám, chỉ có hiện thực đời sống mới là cây đời mãi mãi xanh tươi”. Nhiều người hiểu câu này theo nghĩa đề cao thực tiễn, phủ nhận lí thuyết. Nhưng theo tôi, màu xám mà Gơt nói đến là màu của đất. Cây phải bám rễ vào đất mới có thể tồn tại. Nếu không có màu xám (lí luận), thì không thể có màu xanh (thực tiễn). Mọi thực tiễn đều cần lí luận soi đường. Điều đó đúng cả trong lĩnh vực báo chí. Vì vậy, với tôi, việc học thể loại là hết sức cần thiết đối với sinh viên báo chí.
Thể loại báo chí là vấn đề lớn và phức tạp gây nhiều tranh cãi trong lý luận và thực tiễn báo chí. Hiện nay, có những quan niệm khác nhau về vấn đề đào tạo. Có một số người yêu cầu phải phân chia thể loại. Số khác lại cho rằng không nên đào tạo nhà báo theo phân chia thể loại mà chỉ phần thành 2 thể loại: tin và bài. Để thể hiện rõ về q...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status