Ai kiểm soát thông tin nước Mỹ - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Ai kiểm soát thông tin nước Mỹ



MỤC LỤC
 
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NỀN BÁO CHÍ HOA KÌ 1
1. Phân cấp chính quyền của nền cộng hoà Hoa Kỳ 1
2. Luật pháp về báo chí tại Hoa Kỳ 2
PHẦN 2. AI KIỂM SOÁT THÔNG TIN NƯỚC MỸ? 8
1. Thương mại hoá báo chí 8
2. Đằng sau báo chí Hoa kỳ là chính trường 11
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NỀN BÁO CHÍ HOA KÌ
1. Phân cấp chính quyền của nền cộng hoà Hoa Kỳ
Một cây bút giỏi của hãng thông tấn Associated Press (AP) đã có lần phát biểu rằng từ lúc chúng ta mở mắt vào ban sáng đến khi chúng ta nhắm mắt ngủ lúc tối, cuộc sống chúng ta được điều tiết bởi chính quyền. Các sắc lệnh, luật lệ và quy định chi phối cả tin tức truyền đi trên đài phát thanh có chương trình báo thức sang lẫn gói thức ăn dùng lót dạ lúc nửa đêm.
Không gì ngạc nhiên khi người làm báo không sớm thì muộn cũng phải biết cách thức chính quyền làm việc, phục vụ hay điều tiết công việc của dân chúng và các nhà báo. Trong đời làm báo của một phóng viên, hiếm có bài báo nào không liên quan đến một hội đồng, một uỷ ban, một cơ quan nào đó của hệ thống chính quyền khổng lồ.
Hệ thống kiểm soát và cân bằng trong chính quyền Hoa Kì phân thành những vai trò khác nhau cho các viên chức chính phủ. Chính quyền thành phố, hạt, tiểu bang…tất cả đều được phân chia quyền lực và thẩm quyềnthực hiện ba chức năng thiết yếu khác nhau: hành pháp ( quản lí), lập pháp ( luật sư) và tư pháp ( toà án).
Ở mức độ liên bang, người đứng đầu hành pháp là Tổng thống Hoa Kỳ, và sự uỷ quyền của Tổng thống được thay mặt bằng những nhân viên hành pháp chỉ định có mặt ở mọi thành phố bên ngoài thủ đô Oashington. Ngành lập pháp liên bang - Quốc hội, cũng hiện diện ở từng đại phương qua văn phòng của nghị sĩ Quốc hội. Ngành tư pháp liên bang được lãnh đạo bởi chín vị thẩm phán của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, khắp nước có những toà án liên bang thấp cấp hơn: toà án thẩm liên bang, Toà sơ thẩm liên bang, thấp nhất là Toà dự thẩm.
Ở mức độ Tiểu bang, ngành hành pháp đứng đầu là Thống đốc, người được bổ nhiệm chỉ huy cơ quan cầm quyền tiểu bang. Ngành lập pháp có cơ quan lập pháp tiểu bang, thu nhận hàng trăm nhân viên tiểu bang có trách nhiệm trực tiếp trước cơ quan lập pháp. Hệ thống toà án tiểu bang đứng đầu là Toà án tối cao tiểu bang, và bên dưới là những cấp toà phúc thẩm, toà án hình sự và toà án dân sự.
Ở mức độ huyện ( country), ngành hành pháp và lập pháp thường kết hợp với nhau thành Hội đồng huyện ( country commission), đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng. Tuy thế, trong vài khu vực được phép, tổ chức hành pháp huyện được hội đồng chỉ định hay được bầu cử để giữ nhiệm vụ cai trị hàng ngày của cơ quan hành pháp huyện. Dù được chỉ định hay bầu cử, tổ chức hành pháp huyện, một cách tổng quát, thực hiện chính sách lập pháp được đưa ra bởi những uỷ viên hội đồng. Ngành tư pháp được thay mặt qua những toà án huyện.
2. Luật pháp về báo chí tại Hoa Kỳ
Pháp luật và quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí thể hiện ở các yêu cầu đòi hỏi của quyền con người và xác định trách nhiệm của Nhà nước đối với việc đảm bảo quyền con người trong lĩnh vực báo chí.
Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1791 đã khẳng định: “ Quốc Hội không được làm luật để ngăn cấm hay giảm bớt: tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do hội họp biểu tình trong ôn hoà” ( Tu chính án số 1). Hơn 200 năm qua, đây vẫn là tuyên ngôn cơ bản, quan trọng bậc nhất đối với hoạt động báo chí trong sự quản lí và pháp luật của nhà nước. Hiến pháp Hoa kỳ, nền tảng của hệ thống chính quyền Mỹ, chắc sẽ không được 13 tiểu bang sáng lập liên bang phê chuẩn nếu không có 10 điều tu chính, gọi là Đạo luật về Dân quyền, nhằm bảo vệ quyền tự do cá nhân. Không phải là một điều ngẫu nhiên mà quyền tự do phát biểu của báo chí đã đứng hàng đầu trong số các khoản tu chính này. Đối với các nhà Lập quốc, tức là những người soạn thảo Hiến pháp và Đạo luật về Dân quyền, những tài liệu in - thường là nhật báo và tập sách nhỏ - lúc đó là các phương tiện truyền thông. Vì vậy trong khoản Tu chính Thứ nhất đã dùng từ "press" (máy in). Trong suốt lịch sử Hoa kỳ, tự do ngôn luận và báo chí, vì đã được đề cập tới cùng với nhau trong khoản Tu chính Thứ nhất, đã luôn luôn liên hệ mật thiết với nhau trong tâm trí của công chúng cũng như của các thẩm phán khi phải xét xử những vụ liên hệ tới vấn đề phổ biến các điều phát biểu.
Nền báo chí Hoa Kỳ là một nền báo chí phức tạp, đa dạng phản ánh chủ nghĩa đa nguyên của chính đất nước. Vì vậy, người ta vừa có thể đưa ra một số nhận định về đặc điểm của nền báo chí Hoa Kỳ nhưng rồi lại cũng nghi ngờ chính một số nhận định này:
- Ngành công nghiệp tin tức Hoa Kì là một ngành kinh doanh
- Ngành này tự coi là sự thay mặt của công chúng
- Ngành công nghiệp tin tức hầu như không chịu sự quản lí của nhà nước
- Không có định nghĩa chung nào về tin tức
- Báo chí chủ đạo nhìn chung không mang tính ý thức hệ
- Truyền thống báo chí Hoa Kỳ là dựa vào cộng đồng
Có thể thấy rằng, Chính phủ Hoa Kỳ luôn cố gắng tạo ra một thế “độc lập với chính phủ” cho báo chí, hay ít nhất là tạo dư luận về điều đó. Báo chí Hoa Kỳ ra đời vào thế kỉ XVIII. Một ấn bản nghiêm túc và nổi tiếng như tờ NewYork Times hay một tờ báo lá cải được bày bán ở siêu thị đều tự coi là những tờ báo. Không có đạo luật hay cơ quan chính phủ nào bỏ giấy phép hoạt động, không có cá nhân nào phản đối chuyện đó, bởi vì không có yêu cầu nào về việc xin phép hoạt động đối với các tờ báo và cũng không có một định nghĩa hay quy định nào về một ấn bản cung cấp tin tức chính thống. Báo chí không đòi hỏi một chuẩn mực tối thiểu nào về tư cách thành viên, không cấp hay huỷ bỏ giấy phép hoạt động, không quy định các tiêu chuẩn về nghiệp. Mỗi hãng tin hay hiệp hội nhà báo đều tự đề ra cho mình bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực riêng. Việc quyết định liệu một người có đủ tư cách và khả năng để trở thành một nhà báo hay không cũng chỉ phụ thuộc vào người thuê anh ta…Đây có thể là những yếu tố mà chính phủ Hoa Kỳ luôn muốn thế giới nhìn nhận sự “dân chủ”, “tự do ngôn luận, tự do báo chí” của mình. Sự thật không phải như vậy. Không thể có sự “độc lập với chính phủ”, hay “ không mang tính ý thức hệ” của báo chí dù trong bất kì một xã hội có giai cấp nào.
Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong lĩnh vực báo chí.
Năm 1966, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật Tự do thông tin ( FOIA). Từ đó các phóng viên có một cách thức mới để lấy thông tin về các hoạt động của Chính phủ. Họ có thể yêu cầu xem các hồ sơ của Chính phủ, trong đó có cả những hồ sơ phát sinh từ hoạt động của Chính phủ. Năm 1978, khi Chính phủ liên bang vừa thành lập, các Bộ trưởng được giao trách nhiệm quy định sử dụng những hồ sơ này, họ đã đề ra Thuyết Cần - được - biết, đến nay vẫn còn tồn tại. Trong trường hợp một cá nhân yêu cầu được biết nội dung của một tài liệu hay báo cáo cụ thể, quan chức chính quyền sẽ quyết định có cho phép tiếp cận hay không. Và không có chuyện xem xét lại quyết định từ chối cho tiếp cận hồ sơ của các quan chức. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status