Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND các cấp hiện nay - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND các cấp hiện nay



Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều thành lập trung tâm công báo để thực hiện chức năng công báo các VBQPPL do địa phương mình ban hành, tạo hiệu quả cao trong công tác quản lý văn bản. Đến nay, các địa phương đã công bố được một số lượng lớn các VBQPPL trên công báo cấp tỉnh, công báo điện tử cũng đang từng bước được xây dựng nhằm sớm đưa vào sử dụng.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

A - LỜI MỞ ĐẦU
Ủy ban nhân dân (UBND) vừa là cơ quan chấp hành quyền lực nhà nước ở địa phương đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do đó UBND có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước. Vị trí đó được khẳng định trên nhiều mặt, trong đó phải kể đến hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hoạt động ban hành VBQPPL chính là công cụ pháp lý hữu hiệu nhất giúp UBND hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong bài viết này em xin đi vào tìm hiểu về thực trạng hoạt động ban hành VBQPPL của UBND các cấp hiện nay, từ đó chỉ ra những ưu điểm cũng như những thiếu sót, hạn chế còn tồn đọng đồng thời tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp cho những hạn chế đó.
B - NỘI DUNG
1. Cơ sở pháp lý của hoạt động ban hành VBQPPL của UBND
Trước khi đưa ra cơ sở pháp lý của hoạt động ban hành VBQPPL của UBND, ta cần hiểu UBND là gì? Theo Điều 123 Hiến pháp 1992 định nghĩa: "Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.”
Hoạt động ban hành VBQPPL của UBND được Hiến pháp 1992 ghi nhận ghi nhận tại Điều 124: “Uỷ ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.”
Ngoài ra, hoạt động ban hành VBQPPL của UBND còn được các văn bản luật có liên quan ghi nhận, đó là tại:
- Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.
- Luật ban hành VBQPPL của HĐND, UBND 2004.
- Luật ban hành VBQPPL năm 2008.
Từ đó có thể thấy UBND có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng ở địa phương, có trách nhiệm phải tổ chức thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp, chỉ đạo hoạt động của UBND cấp dưới. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ trên, UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương trong phạm vi quyền hạn của mình do luật định. Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, UBND được quyền ban hành VBQPPL dưới hình thức các Quyết định, Chỉ thị và tổ chức thực hiện các văn bản đó. Đây là một hình thức hoạt động cần thiết và quan trọng của UBND.
2. Thực trạng ban hành VBQPPL của UBND các cấp hiện nay
a. Những thành tựu đạt được trong hoạt động ban hành VBQPPL của UBND các cấp
Từ các cơ sở pháp lý nêu trên đã tạo điều kiện cho hoạt động ban hành VBQPPL của UBND các cấp được thực hiện một cách thường xuyên, thống nhất theo quy định của pháp luật, giúp UBND hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Kết quả của hoạt động ban hành VBQPPL của UBND các cấp trong thời gian vừa qua khá khả quan, thể hiện ở các điểm sau:
- Về số lượng và chất lượng của VBQPPL do UBND các cấp ban hành ngày càng gia tăng. Đặc biệt là về chất lượng văn bản ngày một nâng cao, khắc phục tình trạng ban hành văn bản không đúng thẩm quyền, không đảm bảo tính thống nhất như: trái nội dung của văn bản cấp trên ban hành; chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản khác do chủ thể cùng cấp ban hành. Tình trạng văn bản không phù hợp với tình hình địa phương cũng giảm đáng kể. Hình thức của văn bản cũng cơ bản đáp ứng được theo yêu cầu luật định. VBQPPL đã trở thành công cụ pháp lý quan trọng trong hoạt động quản lý và điều hành nhà nước ở địa phương.
- VBQPPL do UBND các cấp ban hành đã kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sáng của Đảng, nhà nước và các cấp Ủy trong việc đưa các luật, pháp lệnh và văn bản của cơ quan cấp trên đi vào đời sống nhân dân, điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực của đời sống.
- UBND các cấp ban hành các VBQPPL phù hợp với đặc điểm, tính chất, tình hình của từng vùng, miền, từng địa phương. Đồng thời còn quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND trong những lĩnh vực mà VBQPPL của cơ quan cấp trên quy định chưa cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương.
- Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp chế và cán bộ làm công tác văn bản ở các cấp thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ và tập huấn nghiệp vụ soạn thảo văn bản. Một số địa phương cũng rất quan tâm công tác soạn thảo, ban hành văn bản đã có sự đầu tư thích đáng cho hoạt động này. Kinh nghiệm cho thấy nơi nào có sự quan tâm, đầu tư đúng mực thì chất lượng văn bản quy phạm pháp luật nơi đó được đảm bảo và ngày một nâng cao.
- Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL được thực hiện thường xuyên, liên tục gắn liền với công tác xây dựng văn bản và thực hiện pháp luật, giúp cho các địa phương phát hiện ra những văn bản mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực để trình cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ.
- Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều thành lập trung tâm công báo để thực hiện chức năng công báo các VBQPPL do địa phương mình ban hành, tạo hiệu quả cao trong công tác quản lý văn bản. Đến nay, các địa phương đã công bố được một số lượng lớn các VBQPPL trên công báo cấp tỉnh, công báo điện tử cũng đang từng bước được xây dựng nhằm sớm đưa vào sử dụng.
b. Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động ban hành VNQPPL của UBND các cấp
Qua một thời gian thực hiện, hoạt động ban hành VBQPPL của UBND các cấp đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, tuy nhiên việc ban hành VBQPPL của UBND cũng thể hiện nhiều bất cập, hạn chế, thiếu sót, làm giảm hiệu quả hoạt động của UBND trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
- Việc ban hành VBQPPL của UBND thường sao chép lại các quy định của Trung ương nên nhìn chung tính khả thi sau khi ban hành không cao.
- Hoạt động ban hành VBQPPL của UBND còn mâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất thể hiện trong từng văn bản cũng như trong cả hệ thống. Sai sót về thẩm quyền ban hành cũng như hình thức văn bản vẫn còn tồn tại. Nhiều văn bản có nội dung thiếu chặt chẽ, khoa học và hợp lý dẫn tới văn bản không hợp pháp, hợp lý, không khả thi.
- Việc sử dụng căn cứ pháp luật để ban hành văn bản còn rất tùy tiện. Ví dụ: văn bản ban hành không có căn cứ pháp lý, hay căn cứ vào công văn, thông báo, kết luận miệng của lãnh đạo, căn cứ không chính xác, căn cứ vào văn bản hết hiệu lực.
- Năng lực cán bộ chính quyền địa phương còn chưa phù hợp với nhiệm vụ ban hành văn bản. Trình độ cán bộ tư pháp xã nói riêng và cán bộ chính quyền địa phương nói chung chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.
- Việc quản lý, lưu trữ VBQPPL còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ, chưa đảm bảo tính khoa học, nhất là cấp huyện, xã. Công tác hệ thống hóa văn bản mới chỉ dừng lại ở cấp tỉnh. Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản được thực hiện theo định kỳ nhưng việc xuất bản tập hệ thống văn bản còn hiệu lực còn chưa được áp dụng, việc gửi văn bản phục vụ cho công tác kiểm tra chưa kịp thời và chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật. Vì vậy, việc nắm được kết quả rà soá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status