Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae



MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU …………………………………………� �…….. 3
1. Tính cấp thiết của đề tài …………………………………..…3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài …………………………………4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………..5
3.1 Đối tượng nghiên cứu ……………………………………...5
3.2 Phạm vi nghiên cứu ………………………………………..5
4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………6
5. Bố cục đề tài …………………………………………� �…...7
B. NỘI DUNG …………………………………………� �……8
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân ………………………...………………� �…………...8
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân………………………………………� ��…………..8
1.1 Chức năng và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân ……………..8
1.2 Vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ……………………..9
2. Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện…….14
2.1 Tổ chức của Tòa án nhân dân cấp huyện …………………14
2.2 Hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện ………………17
Chương 2: Đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên ………………………………..18
1. Khái quát về vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội huyện Thủy Nguyên……………………………………� ��………….18
2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên ……………………...……………………….22
2.1 Thực trạng về tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên …………………………………………� �…………..22
2.2 Thực trạng về hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên …………………………………………� �…………..26
3. Những điểm hạn chế cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên ………………………..29
4. Một số giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên ………………………...…..32
C. KẾT LUẬN …………………………………………� �…..35
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………...36


A. MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài.

Đánh giá về thực trạng cơ quan tư pháp, tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 Bộ Chính trị nêu rõ “Tổ chức bộ máy, chức năng nhiêm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu, trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu”.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết nêu trên Nhà nước ta đã có những phương hướng và những biện pháp cụ thể, nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp.
Tư pháp là cơ quan giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển tải quyền lực nhà nước, trực tiếp đưa luật vào đời sống nhân dân. Thông qua việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc cụ thể. Trong các cơ quan tư pháp Tòa án nhân dân giữ vị trí trung tâm, tất cả các cơ quan khác như: Điều tra, truy tố, bổ trợ tư pháp... Đều phục vụ cho hoạt động xét xử của tòa án. Tòa án còn là nơi biểu hiện tập trung tính dân chủ và công khai trong hoạt động bảo vệ pháp luật.
Bởi vậy, xuất phát từ tính thực tiễn của vấn đề và vai trò đặc biệt quan trọng của Tòa án nhân dân nên tui đã chọn đề tài này để nghiên cứu . Ở đây tui chỉ đi sâu nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện, mà cụ thể là “cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên”. Để qua đó thấy được những mặt phù hợp trong chiến lược đổi mới về hệ thống cơ quan tư pháp mà Nhà nước đề ra trong: Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến 2020, đồng thời nhận thấy những mặt chưa phù hợp của Tòa án nhân dân cấp địa phương nói chung và Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên nói riêng. Qua đó, đưa ra những phương hướng giải quyết nhằm khắc phục những yêu cầu nêu trên.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.

Trong thời gian gần đây, việc nghiên cứu về tổ chức và hoạt động cuả các cơ quan tư pháp không chỉ có Nhà nước quan tâm; mà còn được nhiều người chú ý. Trong đó có những bài viết tiêu biểu là bài “Nghiên cứu lập pháp số 6(143) tháng 3/2009, Vũ Hà Thanh, Vụ Pháp luật và Cải Cách tư pháp, Văn phòng Trung ương Đảng” và bài “ Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, Phạm Quý Tị ngày 15-10-2005”. Đặc biệt, Nhà nước ta với “Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” ,có vai trò quan trọng trong việc kiện toàn cơ chế tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và Tòa án nhân dân các cấp nói riêng. Đề tài mà tui nghiên cứu “ Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên” là đề tài mới chưa có những bài viết đi sâu về đề tài này.
Tuy vậy, tui vẫn muốn tìm hiểu và đi sâu vào nghiên cứu đề tài này. Nhằm tạo thêm hiểu biết cho bản thân và đóng góp một phần công sức nghiên cứu nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới của đất nước.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được giới hạn trong nhiệm kì của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên ( 2008-2012). Đặc biệt, khi có Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định một cách đầy đủ rõ nét cơ cấu tổ chức, hoạt động và vai trò của Tòa án nhân dân cấp địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài được đi đúng hướng và có trọng tâm.
Đồng thời việc giới hạn đề tài như trên, sẽ giúp tui có điều kiện đi sâu vào nghiên cứu đề tài nhằm rút ra những nhận xét, đánh giá sát đáng về những đổi mới trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân. Đây chính là mục đích cuối cùng mà đề tài cần đạt đến.

4. Phương pháp nghiên cứu.

Khi nghiên cứu về đề tài này phương pháp mà tui lựa chọn gồm:
Phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác-Lênin và những quan điểm của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới.
Phương pháp cụ thể: phương pháp lôgic, phương pháp so sánh, phương pháp xác minh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá.
Dựa vào các nguồn tư liệu đã thu thập được, đặc biệt là tài liệu có liên quan đến phạm vi của đề tài và việc áp dụng bài bản những phương pháp nghiên cứu nêu trên, nên công việc mà tui thực hiện đề tài này, không phải là việc lắp ghép một cách máy móc, sao chép các nguồn tư liệu sẵn có mà là sự suy ngẫm, khái quát hoá, phát hiện và tìm hiểu thêm những nét riêng, đặc biệt, biến nó thành sản phẩm của riêng mình. Những nguồn tài liệu cùng những phương pháp nghiên cứu nêu trên đó chính là cơ sở để tui nghiên cứu đề tài này.

5. Bố cục đề tài.

Đề tài được chia gồm 4 phần:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
Chương 2: Đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên
Phần 3: Kết luận

m87k301K8Xmp2sJ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status