Quyền con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Quyền con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam



Từ năm 1948 đến nay, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người đã được sử dụng làm nền tảng cơ sở cho việc xây dựng và thông qua hàng loạt các công ước khác về quyền con người của Liên hiệp quốc về cấm và trừng trị những tội ác chống loài người như Công ước về trấn áp và trừng trị tội diệt chủng năm 1948; Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965; Nghị định thư về sửa đổi Công ước về chế độ nô lệ năm 1953; Công ước về trấn áp việc buôn người và bóc lột mại dâm người khác năm 1949; Công ước bổ sung về xóa bỏ chế độ nô lệ, buôn bán nô lệ và các thể chế, tập tục tương tự như chế độ nô lệ năm 1956; Công ước về tra tấn và những hành động đối xử hay trừng phạt mang tính độc ác, vô nhân đạo hay hạ nhục năm 1984.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

àn đầu tiên mà các quyền cơ bản và tự do của con người được cộng đồng quốc tế công nhận, được đảm bảo bằng một văn kiện pháp lý chính thức. Mặc dù không phải là một văn bản có giá trị pháp lý ràng buộc cũng như không có cơ chế đảm bảo và hệ thống chế tài đối với các hành vi vi phạm nhưng Tuyên ngôn đã được toàn thế giới chấp nhận là nền tảng pháp lý cho việc xây dựng các công ước quốc tế về quyền con người, làm cơ sở hình thành hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người hiện nay. Kể từ năm 1948 đến nay, đã có rất nhiều công ước và các văn kiện khác nhau về quyền con người được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của Tuyên ngôn. Đây cũng là văn kiện được trích dẫn nhiều nhất về vấn đề quyền con người và hiện đã được dịch ra 337 ngôn ngữ khác nhau và đã trở thành hòn đá tảng cho mọi hành động của các chính phủ, mọi người dân và các tổ chức phi chính phủ Xem “Kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền”, Tạp chí Điện tử của chương trình Thông tin quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 11/2008.
.
Tuyên ngôn gồm Lời nói đầu và 30 Điều ghi nhận thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài vì phẩm giá và các quyền của con người vói nội dung đã quán triệt ý tưởng cao đẹp: phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm họa chiến tranh; tuyên bố sự tin tưởng vào những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị con người, ở quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa các nước lớn và nhỏ.
Để bảo vệ quyền con người một cách hiệu quả nhất là ngay từ lời nói đầu, Tuyên ngôn đã kêu gọi các quốc gia cùng hợp tác để phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và quyền tự do cơ bản và điều cốt yếu đó chính là sự hợp tác hữu nghị tương quan giữa các quốc gia với nhau.
Tại Điều 1 của Tuyên ngôn đã khẳng định mạnh mẽ rằng: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền. Họ được phú cho lí trí và lương tâm và cần đối xử với nhau trong tình anh em”. Tiếp đó, Điều 2 Tuyên ngôn khẳng định rõ hơn rằng mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do được nêu trong Tuyên ngôn mà không có một sự phân biệt nào giữa người với người, giữa các quốc gia với nhau. Hai quy định trên được xem là hai nguyên tắc nền tảng của Tuyên ngôn bởi vì xuất phát từ nhận thức rằng con người vốn không bình đẳng với nhau về các quyền và phẩm giá đã dẫn tới việc xâm phạm các quyền và phẩm giá của con người. Từ chỗ nhận thức không bình đẳng ở phạm vi cá nhân đã dẫn tới hình thành nhận thức ở quy mô quốc gia, dân tộc và từ đó làm phát sinh hiện tượng bất bình đẳng lẫn nhau, nguyên nhân của việc xâm phạm nhân quyền. Chính vì vậy Điều 1 và Điều 2 của Hiến chương như một lời xác nhận khẳng định rằng: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”.
Từ những tuyên bố chung về quyền con người thì tại các Điều còn lại của Tuyên ngôn đi vào quy định các quyền con người cụ thể, có thể chia làm hai nhóm chính (từ Điều 3 đến Điều 29) là nhóm các quyền dân sự- chính trị và nhóm các quyền kinh tế- văn hóa- xã hội. Như đã phân tích ở phần 1.4 thì đây được xem là hai nhóm quyền cơ bản, từ chính những quy định trên đã tạo tiền đề, cơ sở cho việc hình thành hai Công ước quốc tế quan trọng sau này là Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (năm 1966) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (năm 1966) sẽ được trình bày ở phần tiếp theo. Tinh thần của Tuyên ngôn nhân quyền 1948 đã được cụ thể hóa thành hai Công ước trên, đóng góp vào quá trình thực hiện và bảo vệ quyền con người trên phạm vi toàn thế giới.
Có thể nói Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền có ý nghĩa đạo đức và chính trị mà ít văn kiện nào sánh được. Tuyên ngôn là kim chỉ nam cho các hành động hiện thời và tư tưởng tiến bộ cho việc thực hiện quyền con người sau này ở các quốc gia. Các chuẩn mực của Tuyên ngôn ngày càng được thể chế hóa tại các nước và được coi là cơ sở cho các Đạo luật quốc tế về nhân quyền và các hiệp định khác về các quyền cơ bản của con người. Ngoài ra Tuyên ngôn còn là cơ sở hết sức linh hoạt cho việc không ngừng phát triển sâu rộng hơn khái niệm cơ bản nhất về các
quyền con người. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền chính là xuất phát từ sự khao khát muốn có một hệ thống chuẩn mực mới về nhân quyền trên toàn cầu Xem “Kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền”, Tạp chí Điện tử của Chương trình Thông tin quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 11/2008.
.
2.1.3. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội
Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền ra đời như một dấu mốc quan trọng trong việc bảo vệ và thực thi quyền con người trên khắp thế giới. Trong quá trình nghiên cứu và thực thi pháp luật quốc tế về nhân quyền đã nảy sinh nhiều khác biệt giữa các nền văn hóa, “các nước phương Đông và phương Tây, các nước phát triển và các nước đang phát triển v.v. có các cách hiểu và giải thích khác nhau về giá trị các quyền đã được xác định trong Tuyên ngôn” Xem PTS. Chu Hồng Thanh, “Quyền con người và luật quốc tế về quyền con người”, NXB Chính trị quốc gia, năm 1997, tr.68.
. Nhận thức được sự khác biệt này, vào năm 1952, Liên hiệp quốc đã quyết định soạn thảo cùng lúc hai văn kiện quan trọng là Công ước về các quyền dân sự và chính trị và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Mãi đến năm 1966 thì hai Công ước trên mới được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua chính thức và đến năm 1976 thì mới có hiệu lực sau khi đủ các điều kiện có hiệu lực của Công ước.
Hai công ước này (kèm theo hai nghị định thư bổ sung là Nghị định thư không bắt buộc thứ nhất của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Nghị định thư không bắt buộc thứ hai của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị nhằm xóa bỏ án tử hình năm 1989) cùng Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền đã tạo thành một bộ luật quốc tế về quyền con người xem như là hoàn chỉnh.
Nội dung chính của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 tập trung vào việc quy định các quyền con người cơ bản, gắn liền với nhân thân ở một số lĩnh vực chính trị và dân sự. Gồm 6 phần với 53 Điều trong đó phần III là phần nội dung chính của Công ước quy định cụ thể các quyền dân sự và chính trị mà theo đó, các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ thực hiện nhằm đảm bảo cho mọi người có thể thực hiện được các quyền cơ bản của mình như quyền bầu cử, ứng cử, quốc tịch v.v. Các quyền được liệt kê trong Công ước là các quyền mang tính phổ biến tới toàn thể nhân loại, không phân biệt con người đó thuộc dân tộc, tầng lớp, màu da hay giới tính.
Còn Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966 tập trung vào quy định các quyền về việc làm (có việc làm, hưởng điều kiện làm việc c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status