Giao kết hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành- Một số vấn đề lí luận và thực tiễn - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Giao kết hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành- Một số vấn đề lí luận và thực tiễn



MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 1
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIAO KẾT HĐDS. 1
1.1. Khái quát chung về HĐDS. 1
1.2. Khái niệm giao kết HĐDS và bản chất của giao kết HĐDS. 2
1.3 Các nguyên tắc giao kết HĐDS. 3
II. TRÌNH TỰ GIAO KẾT HĐDS THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH. 3
2.1. Đề nghị giao kết HĐDS 3
2.2. Chấp nhận đề nghị giao kết HĐDS. 6
2. 3. Địa điểm, thời điểm giao kết HĐDS 9
2. 4. Hiệu lực của HĐDS 10
III. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ TRONG QUÁ TRÌNH GIAO KẾT HĐDS. 10
3.1. Trách nhiệm dân sự của bên giao kết HĐDS. 10
3.2. Trách nhiệm dân sự của bên được đề nghị giao kết HĐDS 11
3.3. Trách nhiệm dân sự của chủ thể khác trong quá trình giao kết HĐDS. 11
IV. GIAO KẾT HĐDS TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT. 11
4.1. Giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử. 11
4.2. Giao kết HĐDS bằng hành vi cụ thể. 13
4.3. Giao kết HĐDS thông qua các tổ chức trung gian. 14
4.4. Giao kết hợp đồng mua bán sau khi dùng thử. 15
V. VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HĐDS TRONG THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HĐDS TRONG THỜI GIAN TỚI. 15
5.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật và hạn chế của pháp luật Việt Nam về giao kết HĐDS. 15
5.1.1. Về nguyên tắc giao kết HĐDS. 15
5.1.2. Về hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng bằng văn bản. 16
5.1.3. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết HĐDS. 16
5.1.4. Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng khi các bên ở các nước mà pháp luật theo các thuyết khác nhau. 17
5.2. Một vài kiến nghị về giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về giao kết hợp đồng. 17
C. KẾT LUẬN ĐỀ TÀI 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iao kết có nêu rõ thời hạn trả lời và như vậy cũng thừa nhận trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng không nêu rõ thời hạn trả lời. Tuy nhiên, Bộ luật lại không quy định bắt buộc phải nêu rõ thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị đồng thời cũng không quy định về cách thức xác định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp để nghị đó không nêu rõ thời hạn trả lời chấp nhận. Có thể nói đây là một thiếu sót của luật.
Vấn đề quan trọng khác cần bàn đến đó là việc xác định thời điểm đề nghị giao kết HĐDS có hiệu lực. Đây là thời điểm bắt đầu phát sinh sự ràng buộc cũng như trách nhiệm các bên liên quan trong quá trình giao kết HĐDS. Điều 391 BLDS 2005 quy định về vấn đề này :
“1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
a) Do bên đề nghị ấn định;
b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó.
2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các cách khác.”
Trong đề nghị giao kết HĐDS thì vấn đề thay đổi, rút lại, sửa đổi hay hủy bỏ đề nghị giao kết HĐDS cũng là một vấn đề thường thấy. BLDS 2005 có quy định các trường hợp thay đổi, rút lại, hủy bỏ, sửa đổi đề nghị giao kết hợp đồng như sau:
- Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau đây: Nếu bên được đề nghị giao kết nhận được thông báo về việc thay đổi hay rút lại đề nghị trước hay cùng với thời điểm nhận được đề nghị; điều kiện thay đổi hay rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hay rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh (Điều 392).
- Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền hủy bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi họ trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 393).
- Khi bên được đề nghị giao kết đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hay sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới (Điều 395).
BLDS cũng đã quy đinh về chấm dứt đề nghị giao kết HĐDS tại Điều 394 như sau:
“Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận;
2. Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
3. Khi thông báo về việc thay đổi hay rút lại đề nghị có hiệu lực;
4. Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực;
5. Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.”
Như vậy, những quy định về chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng đã khá đầy đủ nhưng thiết nghĩ, vẫn cần bổ sung một số trường hợp như các bên chết hay mất năng lực hành vi dân sự, mất tư cách pháp nhân trước thời điểm thời điểm bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị hay đối tượng của HĐDS dự kiến được giao kết không còn tồn tại do nguyên nhân bất khả kháng.
Chấp nhận đề nghị giao kết HĐDS.
Cùng với đề nghị giao kết hợp đồng thì chấp nhận giao kết HĐDS là một trong hai yếu tố không thể thiếu để hình thành quan hệ HĐDS. Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định: “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.” ( Điều 396 BLDS 2005). BLDS 2005 không quy định về hình thức chấp nhận đề nghị giao kết. Chấp nhận đề nghị giao kết cũng có rất nhiều hình thức tương tự như đề nghị giao kết miễn là có thể biểu lộ được ý chí của mình để bên đề nghị hiểu được về việc đồng ý với toàn bộ nội dung được nêu trong đề nghị giao kết của bên đề nghị giao kết HĐDS. Trong khoản 2 Điều 404 BLDS 2005 có quy định: “Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết”. Tuy nhiên, việc quy định như vậy cũng có bất cập khi mà sự “im lặng” đó có thể do bên được đề nghị chưa được biết thông tin là có đề nghị giao kết hợp đồng. Một vấn đề nữa là hình thức chấp nhận đề nghị giao kết HĐDS không phụ thuộc vào hình thức đề nghị giao kết và hình thức HĐDS.
Cũng tương tự như hình thức thì nội dung chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cũng không được quy định cụ thể trong BLDS 2005 hay các văn bản khác. Nhưng về cơ bản, trên tinh thần quy định trong Điều 396 thì nội dung chấp nhận đề nghị giao kết HĐDS thông thường phải đảm bảo hai yếu tố:
Thứ nhất, chấp nhận toàn bộ nội dung như đã nêu trong đề nghị giao kết HĐDS và không bỏ qua nội dung nào.
Thứ hai, không có bổ sung nội dung nào khác so với đề nghị giao kết HĐDS.
Nội dung mà bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời mà không thỏa mãn hai yếu tố nào trên sẽ được gọi là đưa ra đề nghị mới hay không chấp nhận đề nghị giao kết HĐDS. Về thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết. Điều 397 BLDS 2005 quy định như sau:
“1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hay phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.
2. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hay qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hay không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời”
Trong trường hợp các bên cách xa nhau về địa lý thì pháp luật các nước có quy định khác nhau về thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Nhưng nhìn chung theo hai phương hướng là “thuyết tống phát” (hiệu lực của chấp nhận được tính theo thời điểm chấp nhận được gửi đi, thời điểm giử đi được tính theo dấu bưu điện nơi gửi đi) và “thuyết tiếp nhận” (hiệu lực của chấp nhận được tính theo thời điểm trả lời chấp nhận đến được tới người đề n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status