Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng – lịch sử hình thành, phát triển và thực trạng áp dụng - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng – lịch sử hình thành, phát triển và thực trạng áp dụng



Bản nguyên của gia đình đối ngẫu tuyệt nhiên không phải là kết quả của tình yêu nam nữ, nó cũng không dựa trên cơ sở một tình yêu chân chính. Hôn nhân vẫn mang tính vụ lợi. Nó cũng là hình thức gia đình đầu tiên dựa trên cơ sở các điều kiện kinh tế (chứ không phải các điều kiện tự nhiên). Theo Ăng ghen, tình yêu giữa nam và nữ là “bước tiến đạo đức lớn nhất đã có thể pahts triển được từ chế độ một vợ một chồng – trong lòng chế độ ấy, song song với chế độ ấy hay ngược lại với chế độ ấy, tuỳ theo từng trường hợp – bước tiến mà chúng ta có được là nhờ chế độ đó mà toàn bộ thế giới trước kia chưa hề biết tới (nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước). Tình yêu đó đã xuất hiện và phát triển một cách đối lập với gia đình, ngoài phạm vi gia đình và phá hoại hôn nhân, bởi vì đó không phải là tình yêu giữa vợ và chồng”.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách. Hôn nhân là mối quan hệ đặc biệt trong quan hệ gia đình. Hiện nay, ở Việt Nam, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được xem là nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện trong xã hội dân chủ, nam nữ bình quyền, xã hội dân chủ xuất hiện từ thời kỳ cận đại. Trong khuôn khổ của bài tiểu luận, tui xin trình bày lịch sử hình thành, phát triển và thực trạng áp dụng của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
NỘI DUNG CHI TIẾT
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng – những vấn đề lý luận
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Vậy nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình là gì? Đó là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo, quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. Các nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 được quy định tại điều 2 của luật này. Trong đó, tại khoản 1 điều 2 quy định “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”.
Chế độ trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới, coi khinh giá trị của người phụ nữ của xã hội phong kiến đã bị xoá bỏ để xây dựng một xã hội tiến bộ, công bằng trên nền tảng của một gia đình bình đẳng, một hôn nhân bình đẳng. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được xây dựng trên nền tảng hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, nam nữ bình quyền.
“Vì bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được… cho nên hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu do ngay bản chất của nó là hôn nhân một vợ một chồng” (theo Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước). Bởi lẽ đó, xét về bản chất, hôn nhân tự nguyện trên cơ sở tình yêu nam nữ là hôn nhân một vợ một chồng. Hay nói cách khác, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là một công cụ để bảo vệ tình yêu cũng như bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Chế độ một vợ một chồng ngày nay khác với chế độ một vợ một chồng cổ điển, lúc mà nó vừa mới ra đời và tồn tại trong các chế độ xã hội có giai cấp đối kháng. Trong buổi đầu của việc hình thành chế độ một vợ một chồng mà nguyên do là từ mục đích kinh tế, khi người đàn ông muốn chắc chắn người con do người phụ nữ sinh ra là con của mình, để được hưởng thừa kế do mình để lại, đây thực chất là duy trì chế độ tư hữu bóc lột. Còn chế độ một vợ một chồng trong xã hội xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ tình yêu và lấy tình yêu chân chính làm cơ sở với mục tiêu xây dựng một gia đình hạnh phúc, dân chủ, bền vững.
Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, tại khoản 2 điều này quy định:
“ Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi.
Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hay chung sống như vợ chồng với người khác hay người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hay chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
…”
Mục 1 điểm c.1 Nghị quyết số 02/2002/NQ – HĐTP thì “người đang có vợ có chồng” được hiểu là :
Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa li hôn.
Người đang chung sống với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn.
Người chung sống với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 và đang chung sống như vợ chồng mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng kí kết hôn (trường hợp này chỉ áp dụng từ ngày nghị quyết này có hiệu lực cho đến 01/01/2003)
Theo pháp luật Việt Nam, chỉ có những người chưa kết hôn hay những người tuy đã kết hôn nhưng vợ hay chồng đã chết hay hai người đã li hôn thì mới có quyền kết hôn với người khác. Quy định cấm những người đang có vợ có chồng mà kết hôn hay chung sống như vợ chồng với người khác nhằm xóa bỏ tận gốc chế độ đa thê phong kiến đảm bảo hạn phúc và sự bền vững gia đình
Lịch sử hình thành nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Chủ nghĩa Mác – Lênin về nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân (gia đình) gia đình đối ngẫu
Gia đình đối ngẫu được hiểu là một hình thức kết hôn theo từng cặp nhất định, trong thời gian ngắn hay dài, đã tồn tại trong chế độ quần hôn, hay còn sớm hơn nữa; khi đó, người đàn ông có một vợ chính (nhưng chưa thể nói đó là vợ yêu nhất) trong số rất nhiều vợ của mình; và đối với người vợ chính đó, thì anh ta là người chồng chính trong số nhiều người chồng.
Việc kết hôn từng cặp đó hẳn là đã ngày càng lớn mạnh và vững chắc; khi mà thị tộc ngày càng phát triển, các nhóm “anh em trai” và “chị em gái” không thể lấy nhau ngày càng nhiều. Sự thúc đẩy việc cấm hôn nhân giữa những người cùng huyết tộc, do thị tộc đặt ra, ngày càng mạnh hơn. Những người có thể có quan hệ hôn nhân ngày càng được thu hẹp lại, từ chỗ anh chị em trai và chị em gái, bấy giờ đã loại trừ cả anh em, chị em họ hàng ở hàng chú bác, cháu chắt và những người họ hàng xa khác. Những điều cấm ngày càng phức tạp hơn, điều đó tất yếu dẫn đến sự bất khả thi của chế độ quần hôn. Chính từ cơ sở đó đã hình thành nên gia đình đối ngẫu.
Sự xuất hiện của gia đình đối ngẫu, được xem là công của người đàn bà chứ không phải của người đàn ông bởi lẽ, với sự phát triển của xã hội, người phụ nữ muốn được phuộc về một người đàn. Nhờ sự phát triển của các điều kiện kinh tế - do đó mà chế độ cộng sản cổ xưa bị tan rã - và sự tăng mật độ dân số, nên các quan hệ tính giao cổ truyền ngày càng mất đi tính tự nhiên nguyên thủy của nó; bởi thế phụ nữ cảm giác nó càng ngày càng nặng nề và nhục nhã; họ ngày càng mong muốn được thủ tiết, tức là chỉ kết hôn - nhất thời hay lâu dài - với một người đàn ông duy nhất. Theo Ăngghen: “Bước tiến này không thể nào do đàn ông thực hiện, vì tới tận ngày nay, họ vẫn không muốn từ bỏ cái thú vị của chế độ quần hôn thực sự.”
Song, hôn nhân theo hình thức này không thể bền vững được, nó dễ bị người vợ hay người chồng phá vỡ.
Hôn nhân một vợ một chồng
Ta có thể khẳng định rằng, hôn nhân đối ngẫu không phải là hôn nhân một vợ một chồng, nhưng hôn nhân một vợ một chồng lại nảy sinh chính trong hôn nhân đối ngẫu. gia đình cá thế (một vợ một chồng) khác gia đình đối ngẫu ở chỗ quan hệ vợ chồng đã chặt chẽ hơn rất nhiều, hai bên không thể tùy ý bỏ nhau nữa.
Ăng ghen đã chỉ rõ, bước chuyển từ hôn nhân đối ngẫu sang hôn nhân một vợ một chồng khớp với giai đoạn mà mức phân hoá lao động cao nhất, khi mà hiệu suất lao đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status