Những nội dung mới về khái niệm cán bộ công chức trong Luật cán bộ, công chức 2008 so với Pháp lệnh cán bộ, công chức - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Những nội dung mới về khái niệm cán bộ công chức trong Luật cán bộ, công chức 2008 so với Pháp lệnh cán bộ, công chức



MỤC LỤC
 
 
Danh mục Trang
 
I. Lời mở đầu. . . 1
II. Nội dung chính . 1
1. Khái niệm cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công chức 2008
1.1. Khái niệm cán bộ . . 1
1.2. Khái niệm công chức . . 3
2. Những nội dung mới về khái niệm cán bộ công chức trong Luật cán bộ, công chức 2008 so với Pháp lệnh cán bộ, công chức . 4
2.1. Phân biệt khái niệm cán bộ, công chức . 5
2.2. Quy định về cán bộ, công chức ở ba cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện . . 6
3. Hoàn thiện pháp luật cho đối tượng khái niệm cán bộ, công chức . 7
III. Kết luận . 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 8
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

MỤC LỤC
Danh mục Trang
I. Lời mở đầu. . …………….......………………………………………… 1
II. Nội dung chính………………………………………………….……… 1
1. Khái niệm cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công chức 2008
1.1. Khái niệm cán bộ……………………………………………...……….. 1
1.2. Khái niệm công chức………………………………………..…………. 3
2. Những nội dung mới về khái niệm cán bộ công chức trong Luật cán bộ, công chức 2008 so với Pháp lệnh cán bộ, công chức……...………… 4
2.1. Phân biệt khái niệm cán bộ, công chức……………………...………… 5
2.2. Quy định về cán bộ, công chức ở ba cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện………………………………………………………………….……. 6
3. Hoàn thiện pháp luật cho đối tượng khái niệm cán bộ, công chức……….................................................................................................... 7
III. Kết luận………………………..............................................………… 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 8
I. Lời mở đầu.
Các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị –xã hội, để có thể vận hành thì cần có sự hiện diện của con người. Và bằng hành vi của mình, họ hướng hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị tới mục tiêu chung. Cán bộ, công chức là những danh từ chung, chỉ những người vận hành cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Do vậy, cần có sự quản lý chặt chẽ đối với những cá thể thì mọi hoạt động của tổ chức mới đạt được kết quả mà mục tiêu đã đặt ra.
Với Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998 (PLCBCC 1998). qua hai lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2000 và 2003, trong quá trình áp dụng đã nảy sinh nhiều hạn chế cần khắc phục. Thay thế nó, Luật cán bộ công chức 2008 (LCBCC 2008) ra đời và có hiêu lực từ ngày 01/01/2010.
Trong đề tài này với hai vấn đề cần được giải quyết xoay quanh nội dung của pháp lệnh cán bộ công chức và luật cán bộ công chức, đó là:
Thứ nhất, phân tích khái niệm cán bộ, công chức theo LCBCC 2008.
Thứ hai, những nội dung mới về khái niệm cán bộ công chức trong LCBCC 2008 so với PLCBCC.
II. Nội dung chính.
1. Khái niệm cán bộ, công chức theo LCBCC 2008.
1.1. Khái niệm cán bộ
Theo khoản 1, khoản 3; Điều 4, LCBCC 2008 có thể phân tích khái niệm cán bộ dưới các góc độ sau:
a) Chế độ bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm cán bộ.
Cán bộ là những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Riêng với cán bộ cấp xã thì chỉ được bầu cử không có chế độ phê chuẩn hay bổ nhiệm.
Tuy nhiên, bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm còn phụ thuộc vào việc đó sẽ là cán bộ của Đảng cộng sản Việt Nam, của tổ chức, chính trị - xã hội hay thuộc Nhà nước. Bởi bầu cử, phê chuẩn hay bổ nhiệm cán bộ còn chịu sự tác động của quy định, điều lệ đối với từng cơ quan, đơn vị, tổ chức đó. Ví dụ:
Theo khoản 2, Điều 21; Điều 23: việc bầu cử, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội được thực hiện theo quy định của điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, của chính tổ chức chính trị - xã hội đó và của LCBCC 2008. Theo đó, Đảng viên có quyền ứng cư, đề cử, bầu các chức danh, chức vụ trong cơ quan lãnh đạo của Đảng như Tổng bí thư (khoản 2, Điều 3; khoản 1, Điều 9; khoản 1, Điều 17; Điều lệ Đảng) theo các bước bầu cử quy định ở khoản 3, Điều 12, Điều lệ Đảng.
Theo khoản 2, Điều 21; Điều 24, LCBCC 2008: việc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước từ trung ương đến cấp huyện được thực hiện theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật kiểm toán nhà nước, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Ví dụ: Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội giới thiệu (Điều 81, Luật tổ chức quốc hội năm 2001).
b) Phạm vi hoạt động của cán bộ:
Cán bộ giữ các chức vụ, chức danh và hoạt động trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội. Ví dụ: Cán bộ hoạt động trong cơ quan nhà nước như: Tổng kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước; cán bộ hoạt động trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam ở cấp ủy như: bí thư, các phó bí thư tỉnh ủy, huyện ủy.
c) Thời gian công tác của cán bộ.
Cán bộ công tác theo nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ là thời hạn giữ chức danh, chức vụ. Thời hạn đó thường được định ra trước trong các văn bản chính thức. Ví dụ: Nhiệm kỳ của Tổng kiểm toán nhà nước là 7 năm, có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ (khoản 3, Điều 17, Luật kiểm toán nhà nước năm 2005).
d) Chế độ lao động: Cán bộ được biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
1.2. Khái niệm công chức.
Theo khoản 2, khoản 3; Điều 4, LCBCC 2008, có thể phân tích khái niệm công chức dưới các góc độ sau:
a) Chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm.
Công chức phải là những người được tuyển dụng hay bổ nhiệm vào ngạch, chức danh, chức vụ trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Ví dụ: phó chánh án tòa án nhân dân tối cao; chánh án, phó chánh án các tòa và chuyên trách (Khoản 1, Điều 7, nghị định 06/2010/NĐ–CP). Riêng đối với công chức cấp xã thì chỉ theo chế độ tuyển dụng. Công chức phải có đủ trình độ chuyên môn phù hợp với ngạch, chức danh, chức vụ.
Các vấn đề liên quan tới bổ nhiệm, tuyển dụng công chức vào các chức danh, chức vụ và bổ nhiệm vào các ngạch công chức quy định cụ thể ở chương IV, LCBCC 2008. Đồng thời các vấn đề này còn phụ thuộc vào quy định dành riêng đối với các chức danh, chức vụ khác nhau; cùng một chức danh, chức vụ nhưng thuộc các tổ chức, cơ quan, đơn vị khác nhau; cùng một chức danh, chức vụ thuộc cùng một loại tổ chức, cơ quan, đơn vị nhưng ở các cấp khác nhau.
Ví dụ: tiêu chuẩn đối với công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã: trung cấp Luật trở lên, phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn, sau khi được tuyển dụng, phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cấp xã. Còn đối với công chức Tài chính – Kế toán cấp xã: trung cấp Tài chính Kế toán trở lên, phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn; sau khi tuyển, phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước.
b) Phạm vi hoạt động:
Phạm vi hoạt động của công chức rộng hơn rất nhều so với cán bộ. Nếu như cán bộ là những người hoạt động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thì công chức xuất hiện cả ở cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân, Công an nhân dân; trong bộ máy lãnh đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status