Tại sao pháp luật hợp đồng phải phù hợp với thực tiễn? Đánh giá pháp luật hợp đồng Việt Nam với thực tiễn - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Tại sao pháp luật hợp đồng phải phù hợp với thực tiễn? Đánh giá pháp luật hợp đồng Việt Nam với thực tiễn



Như chúng ta đã biết về nguyên tắc, trong hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng và hợp đồng nói chung các bên đều bình đẳng. Song trên thực tế người bán luôn là người biết rõ ràng nhất về đặc điểm chất lượng của hàng hóa. Vì vậy, họ luôn ở vị trí có lợi hơn về thông tin so với người mua. Do đó với quy định về thời hạn như trên của pháp luật thì rất dề xảy ra trường hợp người bán cố tình giao hàng kém chất lượng cho người mua bởi vì họ biết chắc rằng, trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày giao hàng hay trong thời hạn ba tháng kể từ ngày hết hạng bảo hành, người mua không thể phát hiện được các khuyết tật đó của hàng hóa. Và như thế người bán không bị một chế tài nào bởi hành vi lừa dối của mình gây ra thiệt hại cho đối tác. Tôi cho rằng, ở đây cũng có hành vi dung túng cho hành vi cố tình vi phạm pháp luật.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đánh giá pháp luật hợp đồng Việt Nam với thực tiễn”. Nội dung bài tiểu luận được thể hiện theo trình tự sau: 1.Tìm lời đáp cho câu hỏi tại sao pháp luật hợp đồng phải phù hợp với thực tiễn. 2. Đánh giá pháp luật hợp đồng Việt Nam với thực tiễn. (i) Pháp luật hợp đồng Việt Nam chưa thống nhất (ii) Hợp đồng tặng cho còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn (iii) Nguyên tắc thiện chí, trung thực chưa được bảo đảm (iv) Hợp đồng mua bán hàng hóa có điểm không phù hợp (v) Lời kết 3. Nguồn tài liệu tham khảo. 1.Tìm lời đáp cho câu hỏi tại sao pháp luật hợp đồng phải phù hợp với thực tiễn. Dẫn nhập: Hàng ngày chúng ta thực hiện rất nhiều loại hợp đồng như mua tô phở ăn sáng, đổ xăng, gửi xe, ký hợp đồng mua bán với đối tác, thuê nhà v.v. Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (điều 388 Bộ luật dân sự 2005). Hợp đồng là một trong những hành vi thường xuyên gặp nhất trong việc phát sinh những quan hệ nghĩa vụ. Nó đơn giản đến nỗi một bà nội trợ đi mua rau cũng không cần học về luật hợp đồng mới thực hiện giao dịch được. Nhưng nó cũng phức tạp đến nỗi những hãng luật nỗi tiếng cũng không soạn thảo một hợp đồng hoàn chỉnh hay giải quyết tranh chấp xảy ra giữa các đối tác. Vậy pháp luật hợp đồng có cần phù hợp với thực tiễn hay không? Như chúng ta đã biết một trong những chức năng của pháp luật hợp đồng giúp cho các quan hệ trong xã hội được hài hòa, bảo đảm quyền lợi của mỗi người, giúp công bằng xã hội. Và nó đã được ghi nhận trong pháp luật của các nước cũng như pháp luật hợp đồng Việt Nam: vai trò của pháp luật hợp đồng là điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân (điều 1 Bộ luật dân sự 2005). Pháp luật hợp đồng cần phản ánh đúng đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ( vì pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội). Nếu pháp luật không phù hợp với thực tiễn thì không những nó “bị chết” trong đời sống thực tế mà nó còn gây ra những hệ lụy cho xã hội như: người dân không đồng ý thực hiện, giúp cho những “kẻ kém phần tử tế” lợi dụng những khe hở của pháp luật mà làm lợi bất chính từ người khác v.v. Từ đó tạo nên sự bất công bằng trong xã hội, và hậu quả cuối cùng là gây ra sự bất ổn về mọi mặt (kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội). Ngược lại, nếu nó phù hợp với thực tiễn thì pháp luật là “tâm gương soi sáng cho thực tiễn”, sẽ được mọi người tự nguyện tôn trọng và thực hiện, tạo ra những mối quan hệ mới, đảm bảo công bằng xã hội, đời sống được ổn định, và là tiền đề của sự phát triển. Đó cũng chính là lời đáp cho câu hỏi: tại sao pháp luật hợp đồng phải phù hợp với thực tiễn?  2. Đánh giá pháp luật hợp đồng Việt Nam với thực tiễn. Theo ý kiến chủ quan của tui thì pháp luật nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng của các hệ thống pháp luật trên thế giới dù được xây dựng ở trình độ kỹ thuật pháp lý cao đi chăng nữa đều có điểm không phù hợp với thực tiễn (có thể bởi lí do khách quan hay lí do chủ quan) nhưng cốt yếu là độ chênh của pháp luật với thực tiễn đời sống ở mức độ bao nhiêu.Và pháp luật hợp đồng Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đấy. Nghĩa là, nó vẫn tồn tại những điểm không phù hợp với thực tiễn. Sau đây là sự trình bày cụ thể những điểm không phù hợp đó:  (i) Pháp luật hợp đồng Việt Nam hiện nay được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân Sự năm 2005, Luật Thương Mại năm 2005…chưa thống nhất với nhau. Như chúng ta đã biết một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật là tính thống nhất. Nhưng việc các văn bản pháp luật khác nhau lại có những quy định không giống nhau về những điểm không khác trong pháp luật hợp đồng là điều mà chúng ta đáng lo ngại và nghi ngờ về tính hiệu quả của pháp luật hợp đồng trong thực tiễn hiện nay ở Việt Nam. Sau đây là những phân tích để làm sáng tỏ nhận định trên. Trong Bộ luật Dân sự 2005 quy định quyền hoản (điều 415), đơn phương chấm dứt (điều 426) hợp đồng dân sự còn trong Luật Thương mại 2005 thì lại quy định tạm ngừng (điều 308), đình chỉ (điều 310) hợp đồng. Việc sử dụng từ ngữ khác nhau để quy định cho những vấn đề không khác như thế dễ dẫn đến sự nhằm tưởng giữa các vấn đề đó có sự khác nhau. Và có thể dẫn đến “những phân biệt không nên phân biệt”. Làm cho người áp dụng và sử dụng luật sẽ lúng túng và gặp nhiều khó khăn. Điều vừa đề cập ở trên chỉ là một ví dụ điển hình trong nhiều trường hợp sử dụng từ ngữ (mặt hình thức) không thống nhất trong pháp luật hợp đồng hiện nay còn về mặt nội dung thì “rối rắm” hơn rất nhiều. Cụ thể như sau: trong Bộ Luật dân sự 2005 quy định mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận (điều 422). Điều này có thể hiểu, mức phạt vi phạm hợp đồng do các bên căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng mà quy định mức phạt hợp đồng cho phù hợp với điều kiện thực tế đấy và không bị ràng buộc bởi một giới hạn nào của mức phạt hợp đồng. Còn Luật Thương mại lại quy định mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá tám phần trăm giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (điều 301). Với quy định này thì quyền lựa chọn mức phạt hợp đồng do các bên thỏa thuận đã bị giới hạn trong khuôn khổ tám phần trăm, cho dù là các hợp đồng có tính chất khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì mức phạt cũng chỉ nằm trong khuôn khổ đó. Việc Luật Thương mại quy định giới hạn tối đa mức phạt hợp đồng như vậy không chỉ mâu thuẩn với quy định tại Bộ luật Dân sự hiện hành mà còn là một quy định trái với thực tiễn (có lẽ duy nhất Luật Thương mại Việt Nam mới quy định giới hạn tối đa này). Mặt khác, nếu Bộ luật dân sự chỉ dừng lại ở việc không giới hạn mức tối đa của phạt vi phạm mà không có một số quy định ràng buộc thì chưa đủ. Ví dụ, sẽ có lúc phạt vi phạm do các bên thỏa thuận lớn hơn hay ít hơn rất nhiều so với thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra. Với sự không thống nhất này chắn chắn sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Theo tui nên quy định rằng mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận khi ký kết hợp đồng. Mức phạt này có thể được tòa án điều chỉnh khi có yêu cầu của một trong các bên trong trường hợp thiệt hại thực tế do vi phạm là quá thấp hay quá cao so với mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận. Thì sẽ phù hợp với thực tiễn và tránh được sự không thống nhất của các văn bản pháp luật hợp đồng.  (ii) Hợp đồng tặng cho còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế. Hợp đồng tặng đánh giá là một trong những công cụ pháp lý được hình thành lâu đời nhất trong pháp luật dân sự. Trong Bộ luật dân sự 2005 hợp đồng tặng cho được coi l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status