Một số vấn đề lí luận và các quy định của pháp luật hiện hành về phí bảo vệ môi trường - pdf 16

MỤC LỤC

PHẦN TRANG

A) Đặt vấn đề:…………………………………………………………………
B) Giải quyết vấn đề…………………………………………………………..
I) Một số vấn đề lí luận về phí BVMT…………………………………….
1) Một số khái niệm:……………………………………………………..
2) Phân biệt giữa phí BVMT và thuế MT
3) Vai trò của phí BVMT :……………………………………………….
4) Mục đích của phí BVMT:…………………………………………….
5) Ý nghĩa của phí BVMT:………………………………………………
II) Các quy định của pháp luật về phí BVMT…………………………….
1) Các quy định về phí BVMT:…………………………………………
1.1 Quy định về phí BVMT đối với nước thải…………………………
1.2 Quy định về phí BVMT đối với chất thải rắn ……………………..
1.3 Quy định về phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản….
1.4 Dự kiến quy định về phí BVMT đối với khí thải…………………
2) Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị đối với pháp luật về phí
BVMT ở Việt Nam hiện nay......……………...………………………….
C) Kết luận…………………………………………………………………...
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………….
Phụ lục X
(*) Bài viết có sử dụng một số cụm từ viết tắt:
BVMT: Bảo vệ môi trường;
NTCN: Nước thải công nghiệp;
NTSH: Nước thải sinh hoạt;

A) ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trước tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay thì yêu cầu về quản lí và BVMT càng trở nên bức thiết, cần có những công cụ hiệu quả để tăng cường quản lí và bảo vệ môi trường. Ở nước ta hiện nay, phí BVMT được coi là một trong các công cụ kinh tế hữu hiệu và là một bước tiến hết sức quan trọng trong công tác quản lí và BVMT. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một số vấn đề lí luận ( vai trò, mục đích, ý nghĩa) và các quy định của pháp luật hiện hành về phí bảo vệ môi trường:
B) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I) MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÍ BVMT:
1) Một số khái niệm:
- Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.( khoản 1 điều 3 luật BVMT năm 2005)
-Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
( khoản 3 điều 3 luật BVMT năm 2005)
- Phí là khoản thu của ngân sách nhà nước nhằm bù đắp một phần khoản chi đầu tư, bảo dưỡng các công trình công cộng, và duy trì các hoạt động của nhà nước. ( Giáo trình luật tài chính – trường đại học luật Hà Nội)
- Phí BVMT là khoản tiền mà tổ chức, hộ gia đình xả thải ra môi trường hay có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp vào ngân sách nhà nước nhằm đầu tư lại vào hoạt động BVMT.
2) Phân biệt giữa phí BVMT và thuế Môi trường:
Việc áp dụng thuế và phí trong bảo vệ môi trường là những hình thức thể hiện của nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Thuế và phí đều là những nguồn thu phải nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thuế và phí BVMT là hai loại nghĩa vụ khác nhau mà chúng ta cần phân biệt:
- Thứ nhất: đặc điểm của thuế và phí không giống nhau. Thuế là khoản thu của ngân sách nhà nước, không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, còn phí mang lại tính đối giá và hoàn trả trực tiếp;
- thứ hai: về chức năng, thuế môi trường là một trong các nguồn thu chung của ngân sách nhà nước để dùng cho các hoạt động điều tiết xã hội khác nhau, trong đó có hoạt động BVMT. Còn phí BVMT là nguồn thu của ngân sách nhà nước nhằm đầu tư trực tiếp trở lại cho hoạt động BVMT;

3) Vai trò của phí BVMT:
Là một công cụ kinh tế hiệu quả trong hoạt động bảo vệ môi trường, phí BVMT có vai trò:
- Điều chỉnh hành vi môi trường một cách tự động do mức thải có quan hệ một cách tự động với phí BVMT;
-Tính hiệu quả về chi phí khi với một mức thải nhất định thì phí BVMT đảm bảo được mục tiêu chi phios tối thiểu;
- Khuyến khích hành vi BVMT. Do phí BVMT không chỉ có tác dụng trực tiếp và lâu dài đối với hành vi gây ảnh hưởng tới môi trường của doanh nghiệp mà còn có tác dụng sâu xa tới quá trình nghiên cứu, triển khai , thay đổi và phát triển kĩ thuật, công nghệ sản xuất có lợi cho môi trường.
- Gia tăng nguồn thu nhập phục vụ trở lại cho BVMT và đóng góp ngân sách cho nhà nước.
- Duy trì và chuyển giao hợp lí nguồn lực do định giá các nguồn tài nguyên môi trường, là thành tố quan trọng cho phát triển bền vững và góp phần tích cực cho việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực cũng như chuyển giao chúng cho các thế hệ tương lai. Đối với Việt Nam thì việc đánh giá các tài nguyên môi trường là một công cụ chủ chốt cho phát triển bền vững.
4) Mục đích của phí BVMT:
Theo quan niệm của Việt Nam hiện nay phí BVMT là các khoản thu nhằm bù đắp chi phí của nhà nước cho việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, việc thực hiện phí môi trường cần đạt được hai mục đích cơ bản:
- Làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm: khuyến khích các tác nhân gây ô nhiễm giảm lượng chất gây ô nhiễm thải ra môi trường, hướng tới hành vi thân thiện, bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, hộ gia đình…
- Tăng nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước để chi cho những hoạt động đầu tư, khắc phục cải thiện môi trường .


B4o4Lmlm3AqleMr
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status