Kiểm soát giới hạn của nhà nước pháp quyền trong quản lý xã hội – nghiên cứu mô hình giám sát tư pháp ở Mỹ - pdf 16

Download miễn phí Kiểm soát giới hạn của nhà nước pháp quyền trong quản lý xã hội – nghiên cứu mô hình giám sát tư pháp ở Mỹ



Trên Tòa án tỉnh là các Tòa phúc thẩm (courts of appeal). Các Tòa án tỉnh liên bang được tổ chức vào các đơn vị tư pháp rộng lớn hơn - các vùng (circuits), và trong mỗi vùng có một Tòa án phúc thẩm. Những Tòa án phúc thẩm không có thẩm quyền xét xử sơ thẩm mà chỉ có thẩm quyền duy nhất là phúc thẩm các quyết định cuối cùng của các Tòa án tỉnh được đệ trình lên theo thủ tục phúc thẩm. Thẩm quyền của Tòa án phúc thẩm là rất quan trọng, bởi vì hệ thống Tòa án này phúc thẩm hầu hết các vụ việc của Tòa án cấp tỉnh, và có những vụ việc đặc biệt quan trọng mới được Tòa án tốt cao lấy lên để xem xét.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

o, tôn vinh và hành xử theo pháp luật. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở quan niệm này thì tư tưởng pháp quyền không khác gì với tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử, đồng thời, đối nghịch hoàn toàn với tư tưởng nhân trị của Khổng Tử.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, và trong hệ thống pháp luật, Hiến pháp là tối cao, còn các đạo luật chiếm ưu thế. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền là pháp luật mang tính nhân văn, nhân đạo, phục vụ con người, vì con người.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm sự ngự trị của pháp luật, tổ chức và hoạt động của nhà nước phải tuân thủ pháp luật. Hơn nữa, trong nhà nước pháp quyền, mối quan hệ giữa nhà nước và công dân là “bình đẳng”; nhà nước pháp quyền là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Như vậy, không có lý do gì mà hành vi vi phạm pháp luật của công dân thì bị xét xử mà hành vi xâm phạm, lạm quyền từ phía nhà nước lại được miễn trừ.
Chính vì vậy, trong Nhà nước pháp quyền, điều đặc biệt quan trọng chính là phải tìm ra các biện pháp để giới hạn quyền lực Nhà nước, nhằm chống lại sự lạm quyền hay lộng quyền của Nhà nước mà xâm phạm đến các quyền con người.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là: Nhà nước quản lý nhưng vai trò và trách nhiệm của Nhà nước đến đâu? Ai sẽ là người bảo vệ công dân, bảo vệ xã hội dân sự trước các hành vi xâm hại của nhà nước? Ai sẽ là chủ thể kiểm soát giới hạn quyền lực nhà nước để đảm bảo nhà nước tuân thủ Hiến pháp và pháp luật? Ở đây, tui muốn đưa ra một vấn đề để các đại biểu cùng tham gia thảo luận, phân tích thêm. Đó là việc kiểm soát giới hạn của Nhà nước - đặc biệt là Nhà nước pháp quyền - trong quản lý xã hội.
Có người đã từng ví von “đối với xã hội dân sự, pháp luật là sợi dây diều, còn đối với công quyền, pháp luật là ngọn sào tre”. Điều này có thể được hiểu là, có hai dạng quản lý bằng pháp luật: đối với dân, pháp luật phải hướng tới người dân, bảo vệ các quyền công dân, dân được làm những gì pháp luật không cấm; nhưng đối với công quyền thì lại khác, công quyền chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.
Chẳng hạn, trong kinh doanh, người dân được quyền kinh doanh những gì pháp luật không cấm; trong giao dịch dân sự, người dân tự định đoạt, thỏa thuận với nhau là chủ yếu, chỉ khi người dân có yêu cầu, hay khi lợi ích cộng đồng, lợi ích chung bị ảnh hưởng, cơ quan công quyền mới can thiệp. Nhưng đối với cơ quan công quyền, chỉ được phép hành xử trong khuôn khổ những gì pháp luật quy định, bằng không, thì tức là vi hiến.
\
Có nhiều cách thức kiểm soát và giới hạn chính quyền, trong số đó, cách thức kiểm soát chính quyền bằng tư pháp được xem trọng hơn cả và được áp dụng phổ biến trên thế giới. Cách thức kiểm soát chính quyền cơ bản của tư pháp là giám sát tư pháp (judicial review). Có nhiều mô hình giám sát tư pháp, trong đó có mô hình giám sát tư pháp bằng hệ thống tòa án, có mô hình được đặc trưng bởi một cơ quan chuyên biệt (Tòa án hiến pháp, Hội đồng bảo hiến) thực hiện chức năng giám sát tư pháp và có cả mô hình áp dụng phối hợp những đặc điểm của mô hình trên.
Thực tiễn tại một số nước trên thế giới đã minh chứng rằng, quyền lực tư pháp cần tổ chức một cách độc lập và khoa học để thực hiện tốt hoạt động tố tụng tư pháp (tài phán), đồng thời, đảm bảo thực thi chức năng kiểm tra đối với quyền lập pháp và quyền hành pháp, nhằm bảo vệ vững chắc các quyền và tự do của con người và của công dân, cũng như sự vận hành có hiệu quả của cơ chế kìm hãm và đối trọng với nhau của ba nhánh quyền lực của nhà nước pháp quyền. Hệ thống tư pháp bao giờ cũng được coi là trung tâm và là hệ thống hợp thành quan trọng nhất trong hệ thống các cơ quan của bộ máy quyền lực nhà nước. Vì với việc thực thi chế định kiểm tra Hiến pháp, việc bảo vệ một cách vững chắc và hữu hiệu Hiến pháp, công lý, các quyền và tự do của con người bằng tòa án sẽ góp phần khẳng định trong đời sống xã hội các nguyên tắc được thừa nhận chung của nhà nước pháp quyền.
Ở Việt Nam, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một trong những đòi hỏi cấp bách của quá trình phát triển kinh tế xã hội vì con người. Nhận thức rõ vấn đề này, trong hơn hai mươi năm đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách bộ máy nhà nước nhằm theo kịp với yêu cầu của cuộc sống.
Một trong những tiến bộ nổi trội trong quá trình cải cách là việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đây là Nghị quyết rất quan trọng về cải cách tư pháp, tiếp nối việc thực hiện những nhiệm vụ cải cách tư pháp đã đề ra trong Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2001 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, đồng thời, xác định và tiến hành những mục tiêu dài hạn về cải cách tư pháp tới năm 2020, nhằm góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ đất nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế. Nghị quyết này cũng khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc tiến hành cải cách trong lĩnh vực tư pháp, lĩnh vực mà theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước là khó cải cách hơn so với các lĩnh vực khác vì tính chất đặc thù cũng như xuất phát điểm của nó; với mong muốn: bằng cải cách tư pháp, sẽ góp phần làm cho cơ sở của quyền lực Nhà nước thực sự là ý chí của nhân dân - chủ quyền của nhân dân phải cao hơn chủ quyền của Nhà nước; Hiến pháp và  các luật phải là tối thượng trong toàn bộ hoạt động thực tiễn của bộ máy công quyền. Khi đó, các quyền và  tự do của con người được đảm bảo bằng các cơ chế pháp lý hữu hiệu và đồng bộ, tránh khỏi sự lạm quyền, tùy tiện của lực lượng thực thi công quyền.
Cải cách tư pháp phải góp phần đổi mới và làm cho hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, để không chỉ phù hợp với những điều kiện cụ thể của đất nước, mà còn phù hợp với các nguyên tắc và các quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế, nhằm xây dựng và củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào sức mạnh của bộ máy Nhà nước nói chung và hệ thống tư pháp nói riêng trong sự nghiệp bảo vệ công lý, cũng như tin vào pháp chế và sự công minh của pháp luật trong nhà nước pháp quyền.
Như vậy, để kiểm soát và giới hạn công quyền, giám sát chính quyền bằng tư pháp như mô hình đang được áp dụng phổ biến trên thế giới, tựu trung, chúng ta phải xây dựng cho được mô hình tổng thể về hệ thống tư pháp Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, theo hướng gồm ba hệ thống có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ và tương hỗ nhau: 1) Hệ thống Tòa án; 2) Hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật; 3) Hệ thống các cơ quan bổ trợ tư pháp.   
Tuy nhiên, để xây d
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status