Chính sách công nghiệp - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận Chính sách công nghiệp - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế



MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP 3
1.1. Tổng quan về chính sách công nghiệp. 3
1.2. Cơ sở và giới hạn của chính sách công nghiệp. 11
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ - CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP CỦA NHẬT BẢN VÀ TRUNG QUỐC. 23
2.1. Chính sách công nghiệp Nhật Bản. 24
2.2. Chính sách công nghiệp Trung Quốc từ khi cải cách kinh tế cho đến nay. 38
2.3. Các bài học kinh nghiệm từ chính sách công nghiệp của Nhật Bản và Trung Quốc. 48
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020. 52
3.1. Bối cảnh mới và ảnh hưởng của nó tới chính sách công nghiệp Việt Nam. 52
3.2. Một số kiến nghị nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện chính sách công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. 61
KẾT LUẬN 70
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nh đồng thời đã mang nhiều đặc trưng của nền kinh tế phát triển, tỷ lệ thất nghiệp thấp, giá cả ổn định và linh hoạt, cơ cấu công nghiệp hiện đại, tầm quan trọng của xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nặng tăng và thặng dư thường xuyên trong tài khoản vãng lai. Để tăng cường lợi ích từ thương mại hơn nữa và cũng để thực hiện các cam kết quốc tế sau khi đã gia nhập vào IMF năm 1952, GATT năm 1955, Chính phủ Nhật Bản đã thông báo kế hoạch tự do hoá thương mại, ngoại hối và tự do hoá thị trường vốn. Sự thay đổi trong môi trường thể chế đã tác động đến CSCN trong thời kỳ này. Tự do hoá thương mại có nghĩa là Chính phủ mất đi quyền lực của mình trong việc phân phối hàng nhập khẩu, trong khi tự do hoá thị trường vốn dẫn đến sự mất đi quyền lực đối với việc xét duyệt nhập khẩu công nghệ, liên doanh với các hãng nước ngoài và xây dựng nhà máy mới, mà việc xây dựng đó lại là hậu quả của biện pháp kiểm soát nhập khẩu công nghệ. Tóm lại, tự do hoá đã loại trừ động cơ của Chính phủ trong việc can thiệp vào hoạt động công nghiệp và việc phân bổ nguồn lực bằng cách sử dụng hệ thống giá cả được mở rộng ngay cả cho thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mặt khác trong thời kỳ này, sự phát triển của khu vực tư nhân từ đầu những năm 1950 khiến khu vực này trở thành nền tảng của nền kinh tế. Nói chung, khu vực này có xu hướng ra các quyết định độc lập và luôn sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Khi đó sự can thiệp của Chính phủ chỉ đạt được thông qua việc làm cho nó tin tưởng và chấp thuận. Vì vậy, thời kỳ này Chính phủ Nhật Bản cố gắng can thiệp tối đa bằng các “ hướng dẫn hành chính ” bởi việc sử dụng các đạo luật cụ thể là không thể thực hiện được nếu chúng trái với xu hướng phát triển theo hướng thị trường của nền kinh tế.
Như vậy, CSCN trong thời kỳ này, một mặt góp phần thực thi chính sách tự do hoá thương mại và thị trường vốn đồng thời thận trọng từng bước giám sát đảm bảo quá trình tự do hoá không gây tổn hại cho nhiều ngành. Mặt khác, nó hướng đến việc xây dựng một hệ thống công nghiệp tồn tại trong quá trình tự do hoá. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai nhiều biện pháp khác nhau, trong đó tiêu biểu là việc thiết kế “ trật tự công nghiệp mới ” và những biện pháp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tăng cường chuyên môn hoá trong hợp tác sản xuất.
2.1.2.2. Nội dung và những đánh giá về chính sách công nghiệp.
Với chủ trương chuyển đổi sang nền kinh tế mở, Chính phủ Nhật Bản đặc biệt chú ý tạo ra “ trật tự công nghiệp mới ” có khả năng đương đầu với những thách thức của sự chuyển đổi đó. Quá trình tạo lập “ trật tự công nghiệp mới “ đặt trọng tâm vào việc hiện đại hoá nền công nghiệp Nhật Bản nói chung, từ các hãng lớn đến các hãng có quy mô vừa và nhỏ. Nó bao gồm những vấn đề: mở rộng sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của các hãng, điều chỉnh cạnh tranh của thị trường nội địa…và những vấn đề này được đưa vào trong “ Luật các ngành đặc biệt, năm 1963 ”. Các ngành đặc biệt trong luật này là các ngành ô tô, thép và hoá dầu. Các ngành này sẽ được ưu tiên thông qua các khích lệ về thuế, cung cấp tài chính. Luật này dựa trên luận điểm cho rằng các công ty của Nhật có quy mô quá nhỏ nên thị trường bị xé nhỏ và xảy ra tình trạng cạnh tranh quá mức, vì vậy cần điều chỉnh cạnh tranh của thị trường trong nước về mức hiệu quả đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, luận điểm này đã gây nên tranh cãi trong Hội đồng lập pháp. Người ta cho rằng “cạnh tranh quá mức” là một khái niệm không rõ ràng và quy mô nhỏ không phải là một trường hợp bất lợi trong cạnh tranh. Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ mặc dù không có lợi thế kinh tế về qui mô nhưng nó lại có những ưu thế riêng của mình nhất là khả năng hoạt động hiệu quả nhờ sự linh hoạt và chi phí quản lý thấp. Bên cạnh việc gây nên tranh cãi, luật này còn không nhận được sự ủng hộ của giới doanh nghiệp. Họ lo ngại luật này sẽ tăng cường sự can thiệp của Chính phủ đối với các quyết định của khu vực tư nhân, đồng thời họ cho rằng việc thiết lập trật tự công nghiệp mới phải trên cơ sở quá trình “tự thích ứng” của các ngành công nghiệp. Vì vậy, cuối cùng luật này đã không được thông qua.
Trong thời kỳ này, Chính phủ Nhật Bản còn đưa ra các biện pháp khuyến khích các nhà sản xuất chuyên môn hoá thông qua tập trung hoá sản xuất và ủng hộ sự hợp tác và liên kết các hãng để đạt được huyền thoại “kinh tế quy mô” cũng như việc nâng cao sức cạnh tranh quốc tế. Đối tượng mà CSCN này hướng vào là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ như các doanh nghiệp của ngành chế tạo máy. Cơ sở của chính sách là: mỗi quốc gia có lợi thế so sánh nhất định trong việc sản xuất ra loại sản phẩm đặc thù của ngành vì nền công nghiệp mỗi nước có những độc đáo của riêng mình. Bên cạnh đó, theo như Uỷ ban Tư vấn Cơ cấu ngành của Nhật Bản nhận định trong thời kỳ này chất lượng và giá cả của sản phẩm Nhật Bản còn chưa đủ sức cạnh tranh quốc tế. Điều này được biện giải bởi ba lý do:
+ Thứ nhất là quy mô của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều thuộc loại nhỏ so với tiêu chuẩn quốc tế.
+ Thứ hai là năng suất lao động thấp của số lượng lớn công nhân trong các ngành nghề phi sản xuất có liên quan đã khiến giá cả của phần lớn các chủng loại máy nội địa cao hơn so với mặt bằng quốc tế.
+ Thứ ba là mặc dù đã có những biện pháp nhất định đẩy mạnh R&D cũng như ứng dụng công nghệ mới vào việc sản xuất các sản phẩm, thế nhưng vẫn cần có những biện pháp mới ứng dụng những công nghệ tiên tiến để tạo ra những ưu thế đặc biệt cho các sản phẩm của Nhật Bản trong cạnh tranh quốc tế nhất là các loại máy lớn, chính xác và có nhiều chức năng tốt.
Trên cơ sở đó, Chính phủ đã đưa ra một số biện pháp như: khuyến khích R&D, đưa ra các tiêu chuẩn công nghiệp thống nhất, phối hợp sự lựa chọn sản phẩm để tăng cường chuyên môn hóa và các ưu đãi thuế, tài chính để khuyến khích hợp tác, liên kết. Tuy nhiên, các biện pháp này không có vai trò rõ rệt bởi các hiệp hội công nghiệp có khả năng ảnh hưởng mạnh đến các chính sách của Chính phủ và sự tự chủ của các hãng đã tăng lên đáng kể trong thời kỳ này. Mặt khác, Chính phủ còn đưa ra các thoả thuận về tập trung hóa sản xuất thông qua hiệp hội công nghiệp của ngành chế tạo máy. Tuy nhiên, các thoả thuận này tỏ ra không có hiệu lực vì không có yếu tố bắt buộc cũng như bất kỳ sự trừng phạt nào được nêu ra trong thoả thuận này.[134, 15].
Tóm lại, mặc dù mục tiêu của CSCN đã đạt được trong cuối những năm 60, nền kinh tế Nhật Bản ổn định, tăng trưởng rất nhanh, xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD trong năm 72 gấp 6 lần so với năm 1960, nhưng xét trên khía cạnh ảnh hưởng của chính sách khó có thể nói là những thành công trên là kết quả của CSCN. Vì như trên đã phâ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status