Đặc điểm của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong tiếng Việt và một số nhận xét bước đầu về kiểu câu này trong thơ Xuân Diệu - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận Đặc điểm của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong tiếng Việt và một số nhận xét bước đầu về kiểu câu này trong thơ Xuân Diệu



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích, ý nghĩa của khoá luận này 2
3. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu 2
4. Bố cục của của khoá luận 3
CHƯƠNG I 4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1. Khái niệm nghĩa biểu hiện và các kiểu nghĩa biểu hiện của câu 4
1.1. Khái niệm nghĩa biểu hiện của câu 4
1.2. Các kiểu nghĩa biểu hiện của câu 9
2. Sự tình động và các kiểu câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong tiếng Việt 10
2.1. Sự tình động 10
2.1.1. Sự tình [+động], [+chủ ý] được gọi là hành động 11
2.1.2. Sự tình [+động], [-chủ ý] được gọi là quá trình 14
2.2. Sự tình hoạt động di chuyển (vận động) 15
2.2.1. Khái niệm 15
2.2.2. Đặc điểm chung 16
3. Lý do chọn thơ Xuân Diệu để khảo sát 21
3.1. Một vài nét về thơ Xuân Diệu 21
3.2. Mục đích khảo sát câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong thơ Xuân Diệu 27
CHƯƠNG II 29
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU BIỂU THỊ SỰ TÌNH HOẠT ĐỘNG DI CHUYỂN TRONG TIẾNG VIỆT 29
1. Đặc điểm cấu trúc cú pháp 29
1.1. Cấu trúc cú pháp của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển 29
1.2. Các kiểu cấu trúc cú pháp của sự tình hoạt động di chuyển 29
1.2.1. Cấu trúc D + V 29
1.2.2. Cấu trúc D1 + V + D2 31
1.2.3. Cấu trúc:D1 + V + g + D2 35
2. Đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa 36
2.1. Cấu trúc ngữ nghĩa của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển có hướng 36
2.1.1. Sự tình là hành động di chuyển có hướng 37
2.1.1.1. Sự tình là hành động di chuyển hướng đích 37
2.1.1.2. Sự tình là hành động di chuyển hướng nguồn 38
2.1.2. Sự tình là quá trình di chuyển có hướng 39
2.1.2.1. Sự tình là quá trình di chuyển hướng đích 40
2.1.2.2. Sự tình là quá trình di chuyển hướng nguồn 41
2.2. Cấu trúc ngữ nghĩa của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển vô hướng 41
2.2.1. Sự tình là hành động di chuyển vô hướng 42
2.2.2. Sự tình là quá trình di chuyển vô hướng 43
CHƯƠNG III 46
MỘT VÀI NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU VỀ KIỂU CÂU BIỂU THỊ SỰ TÌNH HOẠT ĐỘNG DI CHUYỂN TRONG THƠ XUÂN DIỆU 46
1. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945 46
1.1. Khảo sát câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển có hướng 46
1.1.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển có hướng 46
1.1.1.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển hướng đích 46
1.1.1.2. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển hướng nguồn 48
1.1.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển có hướng 49
1.1.2.1. Câu biểu thị quá trình di chuyển hướng đích 50
1.1.2.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển hướng nguồn 51
1.2. Khảo sát câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển vô hướng 52
1.2.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển vô hướng 52
1.2.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển vô hướng 54
2. Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám 1945 56
2.1. Khảo sát câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển có hướng 56
2.1.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển có hướng 56
2.1.1.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển hướng đích 56
2.1.1.2. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển hướng nguồn 58
2.1.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển có hướng 60
2.1.2.1. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển hướng đích 60
2.1.2.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển hướng nguồn 62
2.2. Khảo sát câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển vô hướng 63
2.2.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển vô hướng 63
2.2.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển vô hướng 66
3. Một vài nhận xét 68
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 74
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

D1
V(x)
D2
(58) Bà cụ bước xuống cầu thang
(59) Vị khách bước ra cửa
(60) Khách hàng bước vào nhà
(61) Người công nhân bước tới phòng giám đốc
(62) Kuyt bước sang phòng cô gái
- Sự tình hoạt động di chuyển vô hướng: trường hợp tiêu biểu nhất là đối với vị từ di chuyển đi. Nếu đứng độc lập, loại vị từ này là vô hướng nhưng nếu kết hợp với các vị từ chỉ hướng khác (đã nêu ở trên) thì nó là có hướng. Ví dụ:
(63)
Anh ta
đi
Pháp
D1
V
D2
Lưu ý: các vị từ chỉ sự di chuyển như chạy, bay, nhảy hay bò, bước, xông có thể có các bổ ngữ trực tiếp hay gián tiếp nhưng các bổ ngữ đó không biểu hiện các diễn tố của vị từ, không biểu hiện những đối tượng của hành động. Chẳng hạn trong các ngữ đoạn như nhảy lầu, leo núi, các bổ ngữ trực tiếp chỉ là những trạng ngữ chỉ nơi chốn và ta hoàn toàn có thể thay thể thay thế bằng những giới ngữ:
- Nhảy từ trên lầu
- Leo lên trên núi
Vì vậy đối với các vị từ chỉ sự di chuyển vô hướng này, nhất thiết phải đi kèm với các yếu tố chỉ hướng.
1.2.3. Cấu trúc:D1 + V + g + D2
Đây là mô hình cấu trúc của sự tình hoạt động di chuyển vô hướng. Sự tình mà cấu trúc này biểu thị không nhất thiết phải chỉ hướng và không thể chỉ đích:
- Đối với sự tình là hành động di chuyển: các vị từ phù hợp với mô hình này là chạy, bay, nhảy, đi.
Đây là loại sự tình hành động di chuyển mà nó không tác động đến một mục tiêu nhất định. Fillmore gọi tên là Objective (phân biệt với Agentive của hành động chuyển tác). Ví dụ:
(64)
Đàn gà
chạy
trong
sân
D1
V
g
D2
(65) Con chim bay trên trời
(66) Cô ấy nhảy trên sàn.
(67) Người lữ khách đi trên đường
- Đối với sự tình là quá trình di chuyển, các vị từ phù hợp với kiểu mô hình này là: rơi, rụng, trôi...Ví dụ:
(68)
Cánh bèo
trôi
dưới
nước
D1
V
g
D2
(69) Nhành hoa rơi trên thềm.
(70) Lá rụng trong gió.
2. Đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa
Một sự tình hoạt động di chuyển phải thoả mãn hai đặc điểm: [+động] và [+di chuyển].
- Một hoạt động trong đó chủ thể làm một việc có chủ ý được gọi là hành động. Hành động đó có thể có hướng hay vô hướng.
- Một hoạt động trong đó không có chủ thể nào có chủ ý đuợc gọi là quá trình. Quá trình đó có thể có hướng hay vô hướng.
2.1. Cấu trúc ngữ nghĩa của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển có hướng
Bên cạnh hai đặc điểm là [+động] và [+di chuyển], sự tình này thoả mãn tiêu chí là [+hướng].
2.1.1. Sự tình là hành động di chuyển có hướng
Đặc điểm [+chủ ý] là đặc điểm khu biệt của sự tình hành động di chuyển với sự tình quá trình di chuyển. Còn đặc điểm [+hướng] là đặc điểm khu biệt giữa sự tình hành động di chuyển có hướng với sự tình hành động di chuyển vô hướng.
2.1.1.1. Sự tình là hành động di chuyển hướng đích
- Cấu trúc vị từ tham tố:
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Hành thể
Hành động di chuyển
Đích
- Ngữ nghĩa của vị từ trung tâm: [+động]
[+chủ ý]
[+di chuyển]
[+hướng]
[+đích]
Trong đó đặc điểm [+đích] là đặc điểm khu biệt của sự tình hành động di chuyển hướng đích với hành động di chuyển hướng nguồn.
Các vị từ điển hình cho loại sự tình này là: lên, xuống, ra , vào, đến, tới, sang, về, lại (vị từ đơn) và chạy đến, chạy về, bay lên, nhảy xuống (vị từ phức)...
- Đặc điểm các vai nghĩa:
Dưới sự chi phối của vị từ trung tâm với các vai nghĩa là các tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện, bao gồm:
Hành thể: chủ thể của hành động di chuyển có hướng.
Diễn tố 1 chính là hành thể.
Diễn tố 2: đích đến của hành động di chuyển.
Một số ví dụ:
+ Vị từ đơn:
(71)
Đoàn kiểm tra
lên
Hà Bắc
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Hành thể
Hành động di chuyển
Đích
(72) Bộ y tế xuống nông thôn.
(73) Chúng tui ra biển.
(74) Hải quân vào đất liền.
(75) Gã cầu thủ đến quán rượu.
(76) Chuyến bay tới Bắc Kinh.
(77) Cô bé sang bên hàng xóm.
(78) Ba tui về nhà.
(79) Thằng bé lại chỗ tôi.
+ Vị từ phức:
(80) Tên cướp chạy đến nhà tôi.
(81) Phi cơ bay lên không trung.
(82) Bạn tui đi đến Hải Phòng.
(83) Tên tử tù nhảy xuống sông.
2.1.1.2. Sự tình là hành động di chuyển hướng nguồn
- Cấu trúc vị từ tham tố:
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Hành thể
Hành động di chuyển
Nguồn
- Ngữ nghĩa của vị từ trung tâm: [+động]
[+chủ ý]
[+di chuyển]
[+hướng]
[+nguồn]
Trong đó đặc điểm [+nguồn] là đặc điểm khu biệt của sự tình hành động di chuyển hướng nguồn với hành động di chuyển hướng đích.
Các vị từ điển hình cho loại sự tình hành động di chuyển hướng nguồn này là: rời, bỏ, trốn, vượt (vị từ đơn) và trốn khỏi, vượt khỏi, rời bỏ, đi khỏi (vị từ phức)...
- Đặc điểm các vai nghĩa:
Dưới sự chi phối của vị từ trung tâm với các vai nghĩa là các tham thể của cấu trúc nghĩa biểu hiện, bao gồm:
Hành thể: chủ thể của hành động di chuyển.
Diễn tố 1 chính là hành thể.
Diễn tố 2: xuất phát điểm của hành động di chuyển.
Một số ví dụ:
+ Vị từ đơn:
(84)
Ronaldo
rời
Real Madrid
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Hành thể
Hành động di chuyển
Nguồn
(85) Cô ấy lìa xa tôi.
(86) Tên cướp vượt ngục.
(87) Hắn ta bỏ quê nhà.
(88) Du học sinh từ biệt quê hương.
(89) Anh ấy từ giã cố đô Huế.
(90) Kẻ trộm tránh trụ sở công an.
+ Vị từ phức:
(91) Beckham đi khỏi Manchester.
(92) Công nhân trốn khỏi nhà máy.
2.1.2. Sự tình là quá trình di chuyển có hướng
Đặc điểm [-chủ ý] là đặc điểm khu biệt của sự tình quá trình di chuyển với sự tình hành động di chuyển. Còn đặc điểm [+hướng] là đặc điểm khu biệt giữa sự tình quá trình di chuyển có hướng với sự tình quá trình di chuyển vô hướng.
2.1.2.1. Sự tình là quá trình di chuyển hướng đích
- Cấu trúc vị từ tham tố
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Quá thể
Quá trình di chuyển
Đích
- Ngữ nghĩa của vị từ trung tâm: [+động]
[-chủ ý]
[+di chuyển]
[+hướng]
[+đích]
Trong đó đặc điểm [+đích] là đặc điểm khu biệt giữa sự tình quá trình di chuyển hướng đích với quá trình di chuyển hướng nguồn.
Các vị từ điển hình của loại sự tình này đều là những vị từ phức: bắn vào, bay vào, lan tới, rơi xuống...
- Đặc điểm các vai nghĩa:
Dưới sự chi phối của vị từ trung tâm với các vai nghĩa là các tham thể của cấu trúc nghĩa biểu hiện, bao gồm:
Quá thể: chủ thể của quá trình di chuyển.
Diễn tố 1: chủ thể của quá trình di chuyển.
Diễn tố 2: đích đến của quá trình di chuyển.
Một số ví dụ:
(93)
Hạt mưa
bắn vào
nhà
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Quá thể
Quá trình di chuyển
Đích
(94) Cục đá bay vào đầu cô ấy.
(95) Đám lửa lan tới nhà tổng thống Bush.
(96) Sao băng rơi xuống Trái Đất.
2.1.2.2. Sự tình là quá trình di chuyển hướng nguồn
- Cấu trúc vị từ tham tố:
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Quá thể
Quá trình di chuyển
Nguồn
- Ngữ nghĩa của vị từ trung tâm: [+động]
[-chủ ý]
[+di chuyển]
[+hướng]
[+nguồn]
Trong đó đặc điểm [+nguồn] là đặc điểm khu biệt giữa sự tình quá trình di chuyển hướng nguồn với quá trình di chuyển hướng đích.
Các vị từ điể...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status