Đại từ nhân xưng trong tác phẩm Nam Cao - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Đại từ nhân xưng trong tác phẩm Nam Cao



MỤC LỤC
 
PHẦN MỞ ĐẨU 1
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 4
PHẦN NỘI DUNG 5
1. Khái quát về đại từ và đại từ nhân xưng trong tiếng Việt 5
1.1. Đại từ trong tiếng Việt 5
1.1.1. Một số quan niệm về đại từ trong tiếng Việt 5
1.1.2. Vị trí của đại từ trong hệ thống từ loại Tiếng Việt 7
1.2. Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt 8
2. Vài nét về tác giả, tác phẩm Nam Cao. 11
2.1. Tác giả Nam Cao. 11
2.2 Sự nghiệp sáng tác. 12
2.3 Đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm Nam Cao 12
3. Đại từ nhân xưng trong tác phẩm Nam Cao 13
3.1. Khái quát về đại từ nhân xưng trong tác phẩm Nam Cao. 13
3.2 Các tiểu loại đại từ nhân xưng trong tác phẩm Nam Cao. 14
3.2.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất. 14
3.2.1.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít. 14
3.2.1.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều 17
3.2.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai 18
3.2.3. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba 21
PHẦN KẾT LUẬN 29
PHẦN PHỤ LỤC 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c mà chỉ có tính chất thực từ”; hướng thứ hai không xếp vào thực từ cũng không xếp vào hư từ. Trong sách Ngữ pháp tiếng Việt (NXB ĐHQG, 2001) tác giả Đinh Văn Đức viết: “đại từ không được xếp vào thực từ cũng không được xếp vào hư từ mà thường có vị trí trung gian riêng biệt trong quan hệ với thực từ và hư từ trong hệ thông từ loại”.
Trong cuốn Bài tập ngữ pháp tiếng Việt (NXB GD- 2002) tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã nhấn mạnh chức năng của đại từ: “đại từ không như các danh từ, động từ, tính từ mang nghĩa thực xác định mà đại từ chỉ xuất hiện với chức năng thay thế, nghĩa là nó phải tồn tại nhờ vào các danh từ, động từ, tính từ (hay cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ). Chính vì chức năng đó nên đại từ không thể mở đầu câu của văn bản, nhưng vì cái mà đại từ thay thế đều là giá trị thực nên chúng tui xếp vào nhóm thực từ. Ngoài ra, đại từ đều có hai khả năng điển hình của danh từ, động từ, tính từ là khả năng làm trung tâm cụm từ và khả năng làm thành phần chính của câu”. Có thể nói quan niệm của Đỗ Thị Kim Liên đã tổng kết được các quan niệm của các nhà Ngôn ngữ học trước đó và đưa ra một quan niệm hợp với thực tế của tiếng Việt
1.2. Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt
Đại từ nhân xưng là những từ dùng để thay thế cho người nói như: tôi, tao, chúng tôi, chúng ta, mày, chúng mày…hay để chỉ người và vật được nói đến như: nó, họ, hắn, y, thị…
Tìm hiểu về đại từ nhân xưng trong tiếng Việt, tác giả Phạm Thành đã có bài viết Đại từ nhân xưng tiếng Việt đối với người nước ngoài đăng trên tạp chí Khoa học Đại học tổng hợp Hà Nội, số 1/1987. Theo bà, hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Việt bao gồm 2 lớp: lớp đại từ thực thụ và lớp đại từ lâm thời. Số đại từ thực thụ chỉ gồm có 12 đại từ sau: tôi, tao, tớ, mày, nó, chúng tôi, chúng ta, chúng mình, chúng mày, chúng nó, họ, chúng tao. Các đại từ lâm thời trong tiếng Việt được mượn từ các danh từ chỉ người, mà trước hết là các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc như: ông, bà, chú, bác, bố, mẹ, anh, chị…Chính các đại từ lâm thời này đã khiến cho hệ thống đại từ nhân xưng trong tiếng Việt cực kì phong phú cả về số lượng lẫn chất lượng (40 từ). Các đại từ nhân xưng tiếng Việt diễn đạt các ý nghĩa biểu cảm và tu từ tinh tế, mang sắc thái khác nhau. Do đó khi xem xét chúng ta cần căn cứ vào ngữ cảnh cụ thể. Trong bài viết tác giả Phạm Thành cũng đã nêu ra nguyên nhân của sự biến đổi từ danh từ sang đại từ nhân xưng trong tiếng Việt. Theo bà, ác danh từ chỉ quan hệ thân tộc được sử như các đại từ nhân xưng là do tiếng Việt không biến hình, từ trong tiếng Việt dễ dàng chuyển hoá từ loại. Bên cạnh đó còn một nguyên nhân nữa thuộc về xã hội đó là sự phân biệt thứ bậc rõ ràng trong quan hệ gia đình, mang tính độc lập giữa thế hệ bậc trên và thế hệ bậc dưới
Ví dụ: cha, mẹ anh,chị ông, bà, chú, bác, cô, dì…
Con em cháu
Người Việt Nam lại rất coi trọng cách xưng hô theo quan hệ đó. Điều đó đặt ra cho hệ thống đại từ nhân xưng thêm chức năng biểu đạt cách xưng hô ấy. Vì vậy hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Việt phải mượn thêm một loạt các danh từ chỉ quan hệ thân tộc.
Nếu như các đại từ thực thụ chịu sự ràng buộc vốn có của hệ thống (mỗi từ chỉ hoạt động hạn chế trong pham vi một ngôi) thì các đại từ lâm thời lại hoàn toàn khác. Chúng có thể hoạt động ở cả ba ngôi.
Ví dụ: Trong giao tiếp người Việt có thể nói:
- Mẹ tặng con món quà này.
Mẹ: ngôi thứ nhất
Con: ngôi thứ hai
hay cũng có thể nói:
- Con Thank mẹ!
Con: ngôi thứ nhất
Mẹ: ngôi thứ hai
Hoặc:
Con ra gọi mẹ vào ăn cơm đi.
Mẹ: ngôi thứ ba
Con: ngôi thứ hai
Khả năng có thể hoạt động ở cả ba ngôi như vậy khiến cho việc xác định ngôi của các đại từ lâm thời hoàn toàn phụ thuộc vào ngữ cảnh.
Đầu tiên, các đại từ lâm thời được sử dụng trong gia đình nhằm phân biệt thứ bậc rõ ràng. Sau đó trong giao tiếp thường nhật, những người không có quan hệ thân thuộc muốn tạo ra sự gần gũi thân thiết cũng sử dụng hệ thống đại từ này. Vì vậy, với các mức độ khác nhau, đại từ lâm thời trong tiếng Việt được sử dụng phổ biến. Ngoài xã hội nguyên tắc tôn trọng thứ bậc trong xưng hô mờ dần, thay vào đó là những quy ước xã giao phụ thuộc vào các điều kiện tâm lý xã hội: tuổi tác, địa vị, nghề nghiệp, thái độ tình cảm… Điều này tạo ra sự đối lập giữa cặp xưng hô có sự tương ứng nghiêm ngặt giữa cặp xưng hô có sự tương ứng không nghiêm ngặt.
Ví dụ: Về tương ứng nghiêm ngặt như: Con – Cha, mẹ
Em – anh, chị
Cháu – ông, bà, chú , bác, cô, cậu…
Về sự tương ứng không nghiêm ngặt: tui – anh, chị
Em – bác
tui – ông, bà
Trong xã hội cũ, sự phân biệt đẳng cấp rất rõ rệt cho nên việc xưng hô cũng tuân theo nguyên tắc rõ ràng: “xưng phải khiêm, hô phải tôn”. Người nói khi xưng mình phải nhún xuống, còn khi gọi người khác phải tôn lên. Đặc biệt với những người ở địa vị thấp, nguyên tắc này càng rõ rệt. Họ phải nhún mình xuống hạng “con, cháu” và gọi những người có địa vị là “ông, bà, cụ”.
Ví dụ: Lạy cụ ạ! Bẩm cụ… con đến cửa cụ để kêu cụ một việc ạ
(Chí Phèo – Nam Cao)
Do đại từ nhân xưng lâm thời được mượn từ các danh từ chỉ quan hệ thân tộc và chịu tác động của các yếu tố xã hội, yếu tố tâm lý nên chúng luôn biến động. Theo lịch sử và theo thói quen giao tiếp có nhiều đại từ dần ít được sử dụng như: nàng, thiếp, chàng… và cũng có những đại từ mới nảy sinh như: đồng chí, bạn… Bên cạnh làm phong phú hệ thống đại từ nhân xưng, các đại từ lâm thời còn khiến cho sắc thái, phong cách của hệ thống này trở nên phức tạp. Điều này gây khó khăn cho những người học tiếng Việt do phải lựa chọn đại từ trong từng hoàn cảnh giao tiếp.
Hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Việt mang đặc trưng về sắc thái biểu cảm. Mỗi đại từ dù thuộc lớp đại từ thực thụ hay lớp đại từ lâm thời, dù ở chức năng xưng hô hay ở chức năng thay thế đều mang một sắc thái biểu cảm nhất định. Vì vậy việc lựa chọn đại từ nhân xưng trong giao tiếp của người Việt cũng là một yêu cầu rất quan trọng. Và như tác giả Phạm Thành viết: “sắc thái biểu cảm của câu nói thể hiện trong cách sử dụng đại từ nhân xưng, cho nên có thể nói đại từ nhân xưng tiếng Việt mang ý nghĩa giao tế rộng lớn. Sự phong phú về số lượng và sức biểu cảm mạnh mẽ của chúng thể hiện cách ứng xử tế nhị, muôn màu muôn vẻ của con người Việt Nam.
2. Vài nét về tác giả, tác phẩm Nam Cao
2.1. Tác giả Nam Cao
Nam Cao tên là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915 ở làng Đại Hoàng, Lý Nhân, Hà Nam. Làng Đại Hoàng nằm trong vùng chiêm trũng, nông dân quanh năm cùng kiệt đói, lại bị cường hào ức hiếp, đục khoét tàn tệ.
Gần gũi với nông dân cùng với kinh nghiệm long đong lận đận của một trí thức cùng kiệt đã khiến Nam Cao thấu hiểu sâu sắc cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của người nông dân, tri thức trước các...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status