Các tiếng chứa âm đệm trong tiếng Việt - Nguồn gốc và hướng giải quyết - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận Các tiếng chứa âm đệm trong tiếng Việt - Nguồn gốc và hướng giải quyết



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 2
4. Bố cục đề tài 2
NỘI DUNG 3
I. THỐNG KÊ VÀ XỬ LÝ TƯ LIỆU 3
1.Tổng số tiếng 3
2. Phân loại tiếng 4
3. Phân loại theo phạm vi sử dụng 5
4. Nhận xét 5
II. CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ VỊ TRÍ ÂM ĐỆM TRONG CẤU TRÚC ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT. NGUỒN GỐC CỦA ÂM ĐỆM 7
1. Những quan niệm khác nhau về vị trí âm đệm trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt 7
1.1. Quan điểm cho rằng âm đệm là một đơn vị chiết đoạn 8
1.2. Quan điểm cho rằng âm đệm là một đơn vị siêu đoạn 9
1.3. Tiểu kết 10
2. Nguồn gốc của âm đệm 12
III. KIẾN GIẢI VỀ KHẢ NĂNG TỒN TẠI CỦA ÂM ĐỆM TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI 20
1. Cơ sở cho kiến giải 20
1.1. Hiện trạng âm đệm của 3 vùng phương ngữ tiếng Việt 20
1.2. Ảnh hưởng của âm đệm đến sự tồn tại song song nhiều cách viết tương tự trong hiện trạng chính tả tiếng Việt 25
đuểnh đoảng------------đểnh đoảng 27
1.3. Khó khăn trong việc dạy phát âm ở bậc tiểu học 28
1.4. Tính không quan yếu của âm đệm trong việc gieo vần ở thơ lục bát và sự hoà phối ngữ âm trong từ láy tiếng Việt 31
1.5. Âm đệm và xu hướng tiết kiệm, đơn giản, tự nhiên về cấu trúc âm tiết tiếng Việt 35
2. Kiến giải về khả năng tồn tại của âm đệm trong tiếng Việt hiện đại 36
KẾT LUẬN 39
PHỤ LỤC 40
NHỮNG TIẾNG CHỨA ÂM ĐỆM TRONG TIẾNG VIỆT 40
Phiên âm 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
1. Lý do chọn đề tài
Từ trước đến nay, mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt, một vấn đề hết sức cơ bản cho mọi nghiên cứu về Việt ngữ học vẫn chưa đạt được sự thống nhất giữa các nhà ngôn ngữ. Sự không đồng thuận này dẫn đến một thực trạng với mỗi quan điểm, cái tạm gọi là “âm đệm”, một thành phần của cấu trúc âm tiết tiếng Việt không tìm thấy một “chỗ đứng” ổn định của mình trong các mô hình kể trên. Thành phần âm đệm, có khi được xem như một đơn vị ngang hàng với âm chính, âm cuối trong vần, có khi lại được phân tách ra khỏi cấu trúc chiết đoạn của âm tiết, trở thành một đơn vị siêu đoạn với đầy đủ các tính chất của một thành tố mà phạm vi hoạt động của nó có vùng chức năng lớn hơn một chiết đoạn. Lựa chọn đề tài này, trước tiên, chúng tui muốn đưa ra kiến giải về vị trí và vai trò của âm đệm trong mô hình cấu trúc âm tiết, làm cơ sở cho các nghiên cứu về âm vị học, ngữ âm học và các chuyên ngành khác của ngôn ngữ học.
Hiện nay, trong vốn từ vựng tiếng Việt, các tiếng có chứa âm đệm không nhiều. So với vốn từ của một ngôn ngữ, con số này bước đầu cho thấy âm đệm trong tiếng Việt không có giá trị khu biệt lớn trong toàn hệ thống. Nói cách khác, so với hệ thống, các hình tiết, nhất là các hình tiết thực có chứa âm đệm chỉ là thiểu số trong đa số. Dù vậy, âm đệm với tất cả các đặc tính của mình khi biểu hiện ra trên bề mặt chữ viết lại không hề đơn giản. Sự tồn tại của nó gây rất nhiều khó khăn trong việc học tiếng không chỉ với người nước ngoài mà còn với cả các trẻ em bản ngữ. Đề tài này đề cập đến vai trò của âm đệm và kiến giải về sự tồn tại của nó, theo hướng một giải pháp âm vị học có tính tiết kiệm, tự nhiên.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất trong sự đa dạng của các phương ngữ. Kiến giải về âm đệm giúp chúng ta lý giải được sự khác biệt giữa các phương ngữ, cụ thể là sự vắng mặt của âm đệm trong các phương ngữ Nam so với phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và tiếng Việt toàn dân.
Hơn nữa, trong quá trình thu thập tư liệu, chúng tui nhận thấy chưa có một công trình, một tập chuyên khảo nào cho riêng âm đệm nhìn từ góc độ đồng đại và cả lịch đại. Nếu có đề cập, chúng chỉ là một phần nhỏ trong khi trình bày về cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Xuất phát từ những bất cập như thế, chúng tui chọn đề tài “Các tiếng chứa âm đệm trong tiếng Việt - Nguồn gốc và hướng giải quyết” với hy vọng tìm ra một giải pháp âm vị học hữu ích nhất.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tui đã khảo sát tất cả các tiếng có chứa âm đệm trong tiếng Việt và so sánh chúng qua các thời kỳ lịch sử nhằm mục đích:
- Mô tả các khả năng kết hợp của âm đệm trong âm tiết tiếng Việt.
- Tìm những lý giải về nguồn gốc của âm đệm.
- Đề ra một kiến giải về khả năng tồn tại của âm đệm trong tiếng Việt.
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, chúng tui sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thống kê tư liệu, mô tả, phân loại, so sánh...
Chúng tui tạm chấp nhận thuật ngữ “âm đệm” như một khái niệm mang tính chất công cụ. Tư liệu dùng để khảo sát là tất cả các tiếng có chứa âm đệm trong từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên - 2002). Ngoài ra chúng tui cũng tham khảo một số tư liệu về âm đệm được rút ra từ những công trình đã được công bố của các tác giả khác cùng những điều tra bước đầu về thực trạng phát âm âm đệm của các em học sinh tiểu học tại Hà Nội.
4. Bố cục đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm những phần sau:
I. Thống kê và xử lý tư liệu.
II. Các quan niệm khác nhau về vị trí âm đệm trong cấu trúc âm tiết âm tiết tiếng Việt. Nguồn gốc của âm đệm.
III. Kiến giải về khả năng tồn tại của âm đệm tiếng Việt.
NỘI DUNG

I. THỐNG KÊ VÀ XỬ LÝ TƯ LIỆU
Khảo sát tất cả các tiếng có chứa âm đệm trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên tái bản năm 2002, chúng tui có được những số liệu như sau:
1.Tổng số tiếng
Có tất cả là 575 tiếng có chứa âm đệm, trong đó:
- Số lượng phụ âm đầu C1 kết hợp được với âm đệm là: 20/23.
Ba phụ âm đầu còn lại trong tiếng Việt không kết hợp với âm đệm là /ʐ/, /f/ và /p/.
Trong số 20 phụ âm có khả năng kết hợp với âm đệm, xuất hiện nhiều nhất là các âm tiết bắt đầu bằng phụ âm:

w89cQXPdcufv810
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status