BT cá nhân: Phân tích chế độ chịu trách nhiệm tài sản trong kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân - pdf 16

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: BT cá nhân: Phân tích chế độ chịu trách nhiệm tài sản trong kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân
2
Một là, chủ doanh nghiệp tư nhân trách nhiệm tài sản trong kinh doanh trong
quan hệ sở hữu vốn. Nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu từ
tài sản của cá nhân, nguồn vốn này sẽ được đăng kí kinh doanh và trở thành vốn điều lệ
của doanh nghiệp. Chẳng hạn, ông A muốn thàn lập doanh nghiệp tư nhân B, với số vốn
ban đầu tư là 1 tỉ đồng thì ông A phải bỏ ra 1 tỉ đồng từ khối tài sản của mình và phải
đăng kí kinh doanh. Vậy, số vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân B sẽ là 1 tỉ triệu đồng.

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, số vốn có thể tăng, giảm vốn
đầu tư mà không cần khai báo trừ trường hợp vốn đầu tư giảm xuống mức thấp hơn số
vốn đăng kí kinh doanh thì phải khai báo với cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, kể từ ngày
01/06/2010 nghị định số 43/2010/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thi hành. Khi đó, khi doanh
nghiệp tư nhân tăng hoặc giảm vốn điều lệ thì đều phải báo cáo với cơ quan chức năng.
Bên cạnh đó, mọi lợi nhuận thu được sẽ thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân sau khi đã
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và các bên thứ ba. Nhưng đồng thời, chủ doanh
nghiệp tư nhân sẽ phải chịu toàn bộ rủi ro mà không thể yêu cầu người khác gánh đỡ.
Hai là, chủ doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm tài sản trong quan hệ quản lý
hoạt động kinh doanh. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định mọi vấn
đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có
quyền thuê người quản lý, thay mặt chủ sở hữu quản lý và kí kết hợp đồng nhưng chủ sở
hữu mới người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân, có quyền định đoạt đối
với tài sản của doanh nghiệp và không phải chia sẻ quyền lực với bất cứ đối tượng nào
khác trong doanh nghiệp. Ngược lại, người được thuê quản lý hoạt động của doanh
nghiệp cũng được chủ doanh nghiệp trả công từ chính tài sản của doanh nghiệp. Khoản
tiền này hai bên thỏa thuận với nhau thông qua hợp đồng.
Ba là, chủ doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm tài sản trong việc phân phối lợi
nhuận. Toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân
sẽ thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước
và các bên thứ ba. Nhưng đồng thời, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu toàn bộ rủi
ro mà không thể yêu cầu người khác gánh đỡ. Ví dụ như, doanh nghiệp tư nhân B do ông
A là chủ có mức lợi nhuận hàng năm là 500 triệu đồng thì khoản tiền này thuộc về ông A
Doanh nghiệp tư nhân là một trong các loại hình doanh nghiệp phổ biến trong nên kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Khác biệt cơ bản của doanh nghiệp này là
Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status