Tiểu luận: pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Quyền tự do kinh doanh và bình đẳng của các doanh nghiệp chỉ thực sự được bảo đảm trên cơ sở một hệ thống pháp luật hoàn thiện, mà trước hết là hệ thống pháp luật về tổ chức doanh nghiệp.
Trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật về các hình thức tổ chức kinh doanh nói riêng, được xây dựng trên nền tảng những đặc thù về chính trị, kinh tế - xã hội, có tính chất giải pháp tình thế, nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc do thực tiễn kinh doanh đặt ra. Các văn bản pháp luật về doanh nghiệp ngày càng được gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và hình thức văn bản. Tuy nhiên chất lượng của các văn bản này nhiều khi còn khác nhau.
Với quan điểm xay dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, những năm gần đây Nhà nước ta rất quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp. Việc ban hành Luật Doanh nghiệp 1999 được xem như một bước phát triển quan trọng, với những tư duy pháp lý mới trong xây dựng pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành về doanh nghiệp vẫn chưa đạt được mức độ hoàn thiện cần thiết, chưa đáp ứng được tốt các yêu cầu mà thực tiễn kinh doanh đang đặt ra. Những vấn đề pháp lý về tổ chức doanh nghiệp được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Nội dung của các văn bản pháp luật này bộc lộ nhiều bất cập cả về nội dung pháp lý và kỹ thuật lập pháp. Tĩnh phức tạp, mâu thuẫn, chồng chéo là những biểu hiện không hiếm thấy trong pháp luật hiện hành về doanh nghiệp. Thực tế này là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến kìm hãm sự pháp triển của hoạt động kinh doanh; tạo ra sự phân bổ các nguồn lực không hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh và tính công bằng trong môi trường kinh doanh.
Đảng và Nhà nước ta có chủ trương “Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau...”. Trên tinh thần đó, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đưa Luật Doanh nghiệp (áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế) vào chương trình chuẩn bị xây dựng Luật của Quốc hội nhiệm kỳ khóa IX (2002 – 2007).
Pháp luật về doanh nghiệp là một nội dung quan trọng của pháp luật kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, đang được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu. Ở phạm vi và mức độ khác nhau, có một số công trình khoa học đã được công bố, đề cập đến một vài khía cạnh của pháp luật về doanh nghiệp. Từ việc đánh giá tình hình nghiên cứu pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, cho phép khẳng định, cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống các vẫn đề lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp nói chung, để trên cơ sở đó chỉ ra cơ sở khoa học của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy em chọn đề tài này mong muốn tìm hiểu sâu thêm về vấn đề này ở nước ta.
Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ về tổng quan pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp. Để thực hiện được mục đích này, đề tài đã phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp; phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp nói chung và về từng loại hình doanh nghiệp nói riêng từ đó đưa ra những ưu, nhược điểm của pháp luật Việt Nam về vấn đề này; cuối cùng là đưa ra những quan điểm cá nhân về định hướng và những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Để làm rõ các về vấn đề nêu trên, đề tài này đã sử dụng rất nhiều các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhua, như phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn... Các phương pháp nghiên cứu này được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam.
Sau đây, chúng ta hãy cũng tìm hiểu tổng quan pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp



NỘI DUNG CHÍNH

I/ Những vấn đề lý luận về doanh nghiệp:
1/ Khái niệm doanh nghiệp:
Khác với nhiều nước trên thế giới, pháp luật hiện hành Việt Nam có đưa ra định nghĩa pháp lý về doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp tư nhân (1999), Luật công ty (1990) mà sau đó được thay thế bằng Luật Doanh nghiệp (1999) và mới đây nhất là Luật Doanh nghiệp (2005) là các văn bản đưa ra định nghĩa chính thức về doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở một số văn bản pháp luật khác của Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp được xác định với nội hàm hẹp hơn như Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam và các văn bản hướng dẫn thi hành...
Theo điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005 thì Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Phù hợp với quan điểm chung về doanh nghiệp như vậy, các văn bản pháp luật về tổ chức doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay chỉ quy định rõ tư cách doanh nghiệp cho các chủ thể kinh doanh là:
• Doanh nghiệp tư nhân (quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005).
• Các loại công ty: công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005).
• Công ty Nhà nước (quy định trong Luật Doanh nghiệp Nhà nước).
• Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).
Có thể thấy, khái niệm doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2005 có nội hàm hẹp hơn khái niệm chủ thể kinh doanh theo cách hiểu thông thường. Đây cũng là cơ sở của quan điểm cho rằng: theo suy luận lôgic từ pháp luật hiện hành thì hiện nay, không phải tất cả các đơn vị kinh doanh (chủ thể kinh doanh) được thành lập “nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh” đều được coi là doanh nghiệp. Nhận định này là có cơ sở, bởi lẽ có những chủ thể kinh doanh nhỏ (hộ gia đình, cá nhân) không thỏa mãn các điều kiện theo định nghĩa pháp lý về doanh nghiệp. Điều này dẫn đến trên thực tế, địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp và những chủ thể kinh doanh không phải


8AZ0n2BqJ8L570V
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status