Khảo sát thể du ký trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934) - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận Khảo sát thể du ký trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934)



MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 9
Chương I: Thể du ký trên Nam Phong tạp chí (1917 - 1930) 9
1.1. Tạp chí Nam Phong 9
1.2. Đặc điểm thể du ký 12
1.3. Thể du ký trên Nam Phong tạp chí 16
Chương II: Du ký trên Nam Phong tạp chí - Bức tranh hiện thực rộng lớn 28
2.1. Các giá trị và hiện thực non sông đất nước trong du ký 28
2.2. Hình ảnh con người 41
Chương III. Những đặc trưng nghệ thuật của thể du ký trên Nam Phong tạp chí
3.1. Thể du ký - sự dung hợp của các thể loại 46
3.3. Kết cấu trong các tác phẩm du ký 53
3.4. Người kể chuyện hay cái tôi chủ thể của nhà văn 55
3.5. Ngôn ngữ nghệ thuật trong du ký trên Nam Phong tạp chí 58
KẾT LUẬN 62
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Sơn Mục N.X.H).
- Dòng du ký viễn du, những chuyến du hành vượt biên giới. Đó là những du ký dài hơi, phong phú, hấp dẫn như: Hạn mạn du ký (Nguyễn Bá Trác), Du hành xứ Lào (Phạm Quỳnh), Ai Lao hành trình (Trần Quang Huyến)…
- Dòng du ký hướng tới khảo sát, giới thiệu cả một vùng văn hóa rộng lớn: Hành trình mạn ngược từ Cao Bằng xuống Phú Thọ (Thái Phong Vũ Khắc Tiệp), Bài ký phong thổ tỉnh Tuyên Quang (Nguyễn Văn Bân)…
- Dòng du ký thiên về khảo cứu danh nhân lịch sử, truyền thuyết và sự tích liên quan tới một địa danh cụ thể: Ba nà du ký (Huỳnh Bảo Hòa), Bài ký chơi Cổ Loa, Cuộc đi chơi năm tầng núi (Tùng Vân)…
- Dòng du ký mà yếu tố “vị nghệ thuật” chiếm quan trọng như: Trẩy chùa Hương (Thượng Chi), Cuộc chơi trăng sông Nhuệ (Mai Khê)…
Như vậy, với 62 bài du ký đã cho thấy rõ diện mạo của một thể tài văn chương xuất hiện trên báo chí quốc ngữ đầu thế kỷ XX. Ngoài nội dung hiện thực phản ánh rộng lớn, mới mẻ, thể du ký trên Nam Phong tạp chí còn ghi dấu sự tìm tòi, thử nghiệm của các tác giả trước lối viết theo hướng hiện đại. Ở mức độ nào đó, ta có thể khẳng định sự phát triển của thể du ký trên tạp chí Nam Phong đã góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam. Trải qua hơn 70 năm, đến nay bộ dy ký trên Nam Phong tạp chí vẫn là một kho tư liệu quý, một chứng tích của thời gian. “Bộ du ký này là một sự tập hợp một lúc nhiều giá trị: văn học sử, xã hội học, văn hóa học, dân tộc học, địa lý, phong tục… Và tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước thể hiện một cách hồn nhiên nhất. Người xưa viết du ký trước hết là một cách cảm nhận không gian, còn người nay đọc du ký sẽ ám ảnh hơn về cảm giác thời gian” (Vũ Tuấn Anh).
Chương II: Du ký trên Nam Phong tạp chí - Bức tranh hiện thực rộng lớn
2.1. Các giá trị và hiện thực non sông đất nước trong du ký
2.1.1 Các giá trị
2.1.1.1. Giá trị địa lý
Các tác giả du ký khi dừng chân trước mỗi vùng đất, mỗi địa danh thường không chỉ dừng lại ở việc miêu tả phong cảnh, cuộc sống nơi ấy, mà họ còn ghi lại những dữ liệu mang giá trị địa lý. Bởi vậy, người đọc có thể tìm thấy trong các trang du ký những số liệu thống kê về đất đai, dân cư, về địa thế, về khí hậu, tài nguyên…
Tác giả Nguyễn Bá Trác trong Hạn mạn du ký, khi giới thiệu về thành Bắc Kinh của Trung Quốc đã miêu tả một cách, chi tiết cụ thể: “Kinh thành chu vi có 40 dặm, thành cao 35 thước rưỡi. Chia ra làm 9 cửa. Chính nam là cửa Chính Dương, nam chi tả là cửa Sùng Văn, nam chi hữu là cửa Tuyên Vũ. Đông là cửa Triêu Dương và cửa Đông Trực, Chính tây là cửa Phụ Thành và cửa Tây Trực…”[29,235].
Phạm Quỳnh trong Du lịch xứ Lào cũng không quên ghi lại những dữ liệu địa lý của nước bạn láng giềng như: Diện tích Ai Lao là 214.000 km2, tổng số dân Ai Lao khoảng 875.000 người, khí hậu thì tùy nơi thung lũng hay cao nguyên mà khác nhau, cả nước Ai Lao có con sông lớn nhất chảy qua là một bộ phận của sông Cửu Long dài 1.300 cây.
Hay khi nói về người Khách trên nước mình, Phạm Quỳnh đã dẫn ra những con số cụ thể, để cho thấy, sự bành trướng, xâm chiếm của người Khách đối với dân ta: “Hải Phòng tức là chợ Lớn Bắc Kỳ có 8.991 người khách, mà Chợ Lớn Nam Kỳ có những 75.000 khách với 4.873 người Minh Hương! Hà Nội có 3.377 người khách với 825 người Minh Hương, và Sài Gòn có những 22.079 người khách với 677 người Minh Hương” [30,151] (Một tháng ở Nam Kỳ).
Theo chân tác giả Nguyễn Văn Bân tới tỉnh Tuyên Quang, người đọc không chỉ được chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh, mà còn ít nhiều biết được những đặc điểm địa lý nơi đây: “Hiện nay tỉnh Tuyên Quang còn có năm phủ, huyện, châu là: Yên Bình, Yên Sơn, Hàm yên, Chiêm Hóa và Sơn Dương; số dân đinh 8.591 người, số điền thổ 42.149 mẫu; số dân Mán là 1.532 nhà, số thuế chính cung cộng được 31.7900$99…”[31,333] (Bài ký phong thổ tỉnh Tuyên Quang).
Tác giả Trần Trọng Kim trong bài du ký Sự du lịch đất Hải Ninh nhằm cho người đọc thấy rõ vị trí, địa thế tỉnh Hải Ninh nên đã ghi chú một cách cụ thể: “Tỉnh Hải Ninh phía bắc và phía tây thì giáp tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây bên Tàu, và tỉnh Lạng Sơn bên ta; phía nam và phía đông thì giáp tỉnh Quảng Yên và giáp bể” [q2 26].
Như vậy du ký là một thể tài đặc biệt vì ở nó ngoài giá trị văn học còn có những giá trị khác. Đọc du ký, người đọc còn có thể tìm thấy không ít những tư liệu mang giá trị địa lý. Để có được những tư liệu địa lý cụ thể như vậy, chứng tỏ những nhà du ký đã phải tìm hiểu kỹ lưỡng những nơi mình đi qua, cũng như phải viết những điều ấy sao cho khách quan nhất, chính xác nhất.
2.1.1.2. Giá trị lịch sử
Du ký, ngoài giá trị văn chương, giá trị địa lý còn là một kho tư liệu quý về lịch sử. Các tác giả du ký không chỉ quan tâm đến hiện tại mà còn xúc động dựng lại truyền thống bất khuất của cha ông. Những danh nhân lịch sử, những truyền thuyết, sự tích được tái hiện lại trong hàng loạt các tác phẩm như: Một buổi đi xem đền Lý Bát Đế (Phạm Văn Thư), Bài ký chơi Cổ Loa (Tùng Vân), Mười ngày ở Huế (Phạm Quỳnh), Các nơi cổ tích đất Nghệ Tĩnh (Nguyễn Đức Tánh), Thăm lăng Sĩ Vương, Nam du đến Ngũ Hành Sơn (Nguyễn Trọng Thuật)… Những truyện lịch sử, những truyền thuyết ấy có khi được các tác giả trực tiếp kể lại, cũng có khi nó được gợi lên một cách gián tiếp trong câu chuyện về một danh thắng, một vùng miền khi “mắt đã được trông, tai đã được nghe, tinh thần đã cảm cái hồn xưa của loài giống, thân thể đã gội cái khí thiêng của núi sông” [29,25].
Viết về lịch sử, có những tác giả đi vào việc kể lại truyện các danh nhân, các nhân vật anh hùng, với một thái độ ngợi ca, trân trọng sâu sắc. Trong bài du ký Các nơi cổ tích đất Nghệ Tĩnh, tác giả Nguyễn Đức Tánh đã dành nhiều trang văn viết về lịch sử ông Nguyễn Xí, ông Nguyễn Đình Đắc vốn là những người con của đất xứ Nghệ, là những bậc anh hùng của dân tộc.
Tác giả Đông Châu trong Qua chơi mấy nơi cổ tích đất Ninh Bình, khi viết về đỗng Hoa Lư đã nhắc tới vị tướng Đinh Bộ Lĩnh - con người đã “ ứng thời vận mà sinh ra lúc bấy giờ, lập ngay nên được cơ đồ thống nhất” [30,128]. Đặt chân lên mảnh đất Ninh Bình, tác giả đã có ngay những cảm tưởng, suy nghĩ về lịch sử, về truyền thống cha ông: “Ấy cuộc đi chơi này chúng ta đối về phương diện lịch sử thì ai là chẳng cảm tưởng đến sự nghiệp vua Đinh, vua Lê; mà đối về phương diện cổ tích thì chúng ta hãy còn trông thấy có cổ miếu, có sơn lăng, ai là chẳng nức lòng kính ngưỡng” [30,130].
Tác giả Phạm Quỳnh qua du ký Mười ngày ở Huế, cũng đã lần lượt giới thiệu với bạn đọc câu chuyên các vị vua triều Nguyễn trong khi thuật chuyện đi thăm các lăng tẩm.
Ngoài các danh nhân văn hóa, các nhân vật anh hùng, thì những truyền thuyết về các đền miếu, các địa danh, các vùng miền cũng được nhiều tác giả quan tâm. Viết về vùng đất Quảng Xương, ngay phần mở đầu bài du ký, tác giả Thiện Đình đã nói về sự tích đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status