Bút ký Nỗi niềm U Minh Hạ - pdf 16

Download miễn phí Bút ký Nỗi niềm U Minh Hạ



Không gặp được anh Nùng, Việt đưa chúng tôi đến nhà anh Tư
Nhàn cách đó vài trăm mét. Cũng ngôi nhà hộp đổnóc bằng theo kiểu
Mỹ, bên trong dán gạch men lên tới nóc nhà. Nhàn cho biết anh vừa mới
xây ba trăm triệu, anh dẫn chúng tôi ra cầu thang đi lên sân thượng để
nhìn bốn bên cánh đồng Tràm Thẻmênh mông, những ngôi nhà tường cứ
giăng giăng trên từng ô đất nuôi tôm giống nhưnhững quân cờbất động.
Việt nói : “ Tràm Thẻngày trước nghèo nhất, bây giờtrởthành nơi giàu
nhất Thới Bình”. Nhàn nói : “ Nhưng bây giờsắp nghèo trởlại rồi anh
Việt”. Việt hiểu Nhàn muốn nói gì, anh không trảlời, chỉlặng người đi
và nhìn những chùm hoa mua nởtím ven sông. Tôi nhìn theo hướng nhìn
của Việt và chợt nhớra rằng, trên những vùng đất phèn chua, hoang hoá
nhưthếnầy ngày xưa dày đặc hoa mua. Có lẽvì thếmà mẹtôi từng nói,
hoa mua tuy đẹp nhưng tượng trưng cho sự đói nghèo, khổhạnh.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c thì anh mời tui về trển có ý nghĩa gì ?
-tui chỉ đến đây với tư cách là người liên lạc thôi anh Bảy ạ, còn đi
hay không đó là quyền của anh. Nhưng theo tui thì anh nên đi để sau này
có chuyện gì khỏi phải ân hận .
-tui không đi và cũng không có gì phải ân hận. Anh về nói lại với
Quân khu rằng tui Thank sự quan tâm của quân khu, không phải tui
không đi là vì tui phụ lòng các anh đâu. Khi nào mọi chuyện ổn rồi tui sẽ
lên thăm các anh để nối lại tình xưa nghĩa cũ của những đời lính với
nhau. Còn bây giờ thì tui không thể đi được vì cuộc đấu tranh ở đây chưa
ngả ngũ, dòng họ , thân tộc, bà con chòm xóm chúng tui đang bị chính
quyền ức hiếp , tui đã khiếu nại lên tới Trung ương nhưng chưa được giải
quyết và những ngày này chúng tui đang chờ đợi sự công bằng. Nhưng
nếu cuối cùng chúng tui bị xử ép thì có lẽ xứ này sẽ xảy ra trận đổ máu
như cánh đồng Nọc Nạn ngày xưa .
45
Ông Bảy Lương bắt tay vợ chồng Ông Bảy Liên Xô rồi từ giã ra
về. tui thấy ông Bảy Liên Xô bước vào cánh cửa phía trong, vén vạt áo
sau lưng rút ra con dao, dắt vào kẹt vách. Cả nhà thở phào nhẹ nhỏm.
Buổi trưa hôm ấy, chúng tui đến nhà ông Sáu Xum, trụ sở dã chiến
của đoàn chỉ đạo huy động lương thực. Vị Giám đốc Sở Văn hóa thông
tin đang mặc quần cụt, ở trần, đeo kiếng mát ngồi trên chiếc võng bắc
ngang bộ ván để nói chuyện với một số cán bộ về chiến tranh phá hoại
nhiều mặt của địch và tình hình phân hóa giai cấp ở Long Điền Đông A
hiện nay .
Chúng tui vừa bước vào, ông cười hỏi :
-Sao, đêm qua tụi bây ngủ nhà Bảy Liên Xô, nghe vợ nó khóc, tụi
bây cảm động lắm phải không ? Cũng chưa đã lắm đâu, tụi bây cứ đi tìm
hiều tiếp tục đi rồi sẽ thấy, xung quanh cái chuyện phân, tiền, lúa này
mà bao nhiêu gia đình chia rẻ, dòng họ phân tán, xung đột, thù ghét lẫn
nhau, lý thú chưa từng thấy. Một thiên tiểu thuyết đó, tụi bây tha hồ viết .
tui giật mình và tự hỏi: Cái sự dao động bên ngực trái của anh là
cái gì ? Có còn là một trái tim?
Ông Bảy Lương quay sang nói với chúng tui :
-Mấy cậu nhớ dùm nghe, hồi này thằng Bảy Liên Xô nó nói với tui
rằng nếu nó đi thì dân ở đây người ta sẽ trả nợ hết, cho nên nó không
chịu đi .
Anh phóng viên Đài phát thanh nói :
-Không phải vậy đâu chú Bảy, hồi này cháu có ghi âm !
Sáu Kiến một tay vỗ lên đầu võng nói:
-tui đã mang chiếc võng này xuống đây bốn tháng rồi. Nói thật với
tụi bây, đối với Bảy Liên Xô bây giờ tao không cần bàn nữa, Bộ Nội Vụ
đã kết luận rồi, Tỉnh ủy và công an tỉnh cũng đã kết luận rồi, khỏi phải
nói thêm điều gì nữa hết, giờ chỉ còn hành động mà thôi !
-Bây giờ thế này anh sáu ạ- tui nói- Anh, với tư cách là Trưởng
đoàn chỉ đạo công tác ở đây, được thường vụ Tỉnh ủy phân công trực
tiếp. Chúng tui muốn anh phát biểu vài nhận định về vấn đề Long Điền
Đông A trước khi chúng tui rời khỏi nơi đây.
-Không. Tụi bây đừng mong cạy miệng tao một điều gì cả. Tao
không thể bày tỏ quan điểm của tao trong lúc này được. Tụi bây cứ tự
tìm hiểu lấy và đừng bao giờ ghi tên tao trong bài viết của mình .
-Nhưng tui có quyền phỏng vấn anh .
-Tao cũng có quyền không trả lời.
46
tui nói nửa đùa, nửa thật .
Nếu vậy thì tui sẽ viết rằng: “ Khi chúng tui đến phỏng vấn vị Giám
đốc Sở Văn hóa Thông tin về vấn đề Long Điền Đông A , chẳng những
ông không trả lời mà còn bảo rằng tụi bây đừng mong cạy miệng tao một
điều gì cả “.
Sáu Kiên có vẻ hốt hoảng :
-Không được, phải viết như thế này: “ Sở dĩ Giám đốc Sở Văn hóa
Thông tin không trả lời là vì ông không muốn bày tỏ quan điểm của mình
trên báo chí khi vấn đề chưa được kết luận “ .
Anh Sáu Kiên nói thêm :
-Tụi bây có biết rằng sự phân hóa giai cấp ở đây hiện nay đang
diễn ra như thế nào và vì sao không ? Điều đó không phải là chuyện đơn
giản, và tụi bây có biết rằng ở đây hiện giờ kẻ địch đang hoạt động bằng
những thủ đoạn tinh vi như thế nào không ? Chúng đang sử dụng gia
đình liệt sĩ và nông dân cùng kiệt để chống lại ta. Nếu như họ đấu tranh để
cuối cùng được trả một ký phân năm đồng sẽ lời gấp trăm lần trả ba ký
lúa. Vì vậy mà chúng đánh ngay vào tâm lý của họ, chúng lợi dụng cái
óc tư hữu của người nông dân để mà kích động. Chúng còn dùng một thủ
đoạn khác tinh vi hơn nữa, tụi bây có biết đó là thủ đoạn gì không?
Chúng sử dụng giai cấp phú nông để khống chế giai cấp bần nông không
cho họ trả nợ phân nhà nước.Nếu như ai còn đang thiếu nợ lúa vay mà
trả nợ phân nhà nước thì những tên chủ nợ sẽ lập tức đến đòi nợ hay sẽ
không tiếp tục cho vay nếu lỡ họ thiếu ăn. Tao chỉ nói đại khái những
vấn đề như vậy để tụi bây thận trọng trong viết lách, còn thực tế như thế
nào thì tụi bây tự tìm hiểu lấy, đừng hòng cạy mệng tao. Long Điền
Đông A là một cuộc thi, tụi bây nên hiểu như vậy, và bài ai nấy làm,
không được “ cọp bi “ .
-Nhưng như vậy thì tui đã “ cạy miệng” được anh rồi còn gì nữa!
Sáu Kiên nhìn tui cười và có vẻ giựt mình. tui nói tiếp:
-Thật ra thì tui cũng chỉ cần anh phát biểu vài nhận định như thế
thôi . Còn thực tế như thế nào thì dĩ nhiên chúng tui tự tìm hiểu lấy, và
chúng tui đã tìm hiểu.
Chiều hôm ấy, buổi chiều cuối cùng ở Long Điền Đông A , chúng
tui thả dọc dài theo con đê biển về chỗ bến tàu. Chiều xuống ở đây buồn
thê thảm. Dọc theo bờ đê, một bên là dãy nhà chòi xơ xác, nằm trơ trọi
không một bóng cây. Bên kia là đồng muối, đang vào mùa thu hoạch,
những đống muối vung đầy ngất nghểu dưới chân đê và chạy dài trông
mút mắt, chúng bị ối đọng trong trận khủng hoảng thừa. Xa tít ngoài kia,
bao quanh đồng lúa là cánh rừng chồi lúp xúp, giáp với màu trắng xóa
mù khơi và mênh mông của biển.
47
Những đứa trẻ đen đúa, trần truồng vác cần câu đi giựt cá bóng kèo
theo nững đòng kinh dọc ngang đang dâng đầy con nước lớn. Chúng vừa
đi vừa nghêu ngao hát:
Bán phân thì bán bằng tiền
Cuối mùa lấy lúa làm phiền nhân dân
Dân ta tức giận đấu tranh
Bắt dân nhốt khám tanh banh xã nhà …
Nghe câu hát ấy , anh phóng viên đài phát thanh ( vốn là người sưu
tầm văn học dân gian) giật mình chựng lại :
-Này, mấu cháu, đến đọc lại cho mấy chú nghe lần nữa đi .
Lũ trẻ hốt hoảng gọi nhau :
-Ý chết, cán bộ tụi bây ơi, mấy ổng bắt bây giờ- Rồi chúng vừa
chạy vừa quay lại nói với chúng tôi. Mấy câu này của ông Bỉnh Khùng
đặt chớ không phải của tụi tui đâu nghen !
Vậy là chuyện lúa,phân, tiền đã trở thành văn học dân gian, đã hằn
sâu trong ý thức của Long Điền . tui chợt nghĩ, chắc giờ này anh sáu
Kiên đang nằm lắc lư trên võng. Nếu một ngày nào vô tình anh nghe
được những câu ca dao ấy, anh sẽ khẳng định xuất xứ của nó như thế
nào? Từ trong ý thức của người nông dân hay “ từ cuộc chiến tranh phá
hoại nhiều mặt của địch ?”
x
x x
-Không thể được đâu anh Hai ạ, các anh đã dựng lên những nhâ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status