Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 01
NỘI DUNG . 08
Chương 1. ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 08
1.1. Khái niệm trần thuật và điểm nhìn trần thuật . 08
1.1.1. Khái niệm trần thuật . 08
1.1.2. Khái niệm điểm nhìn trần thuật 08
1.1.3. Phân loại điểm nhìn trần thuật . 10
1.2. Nhà văn Ma Văn Kháng và nghệ thuật lựa chọ n điểm nhìn trần thuật trong
truyện ngắn thời kỳ đổi mới 13
1.2.1. Nhà văn Ma Văn Kháng . 13
1.2.2. Nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn
Kháng thời kỳ đổi mới . 19
1.2.2.1. Điểm nhìn bên ngoài 19
1.2.2.2. Điểm nhìn bên trong . 29
1.2.2.3. Sự dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật . . 37
Chương 2. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 42
2.1. Khái niệm không gian trần thuật và thời gian trần thuật . 42
2.1.1. Không gian trần thuật . 42
2.1.2. Thời gian trần thuật . 43
2.2. Không gian trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới . 44
2.2.1. Không gian sinh hoạt đời thường . 44
2.2.1.1. Không gian căn phòng . 44
2.2.1.2. Không gian phố phường . 48
2.2.1.3. Không gian làng quê . 52
2.2.2. Không gian tâm trạng . 54
2.3. Thời gian trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới . 58
2.3.1. Thời gian gắn với những biến cố trong cuộc đời con người 58
2.3.2. Thời gian tâm tưởng về với quá khứ . 63
2.3.3. Sự đan xen, xáo trộn các bình diện thời gian . 67
Chương 3. GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 71
3.1. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới . 71
3.1.1. Khái niệm Giọng điệu trần thuật . 71
3.1.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới 73
3.1.2.1. Giọng điệu ngợi ca . 74
3.1.2.2. Giọng điệu xót xa ngậm ngùi . 85
3.1.2.3. Giọng điệu triết lý, tranh biện . 91
3.1.2.4. Giọng điệu trào lộng trang nghiêm . 95
3.2. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mớ i . 97
3.2.1. Khái niệm ngôn ngữ trần thuật . 97
3.2.2. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới 98
3.2.2.1. Ngôn ngữ phong phú, đa dạng giàu tính khu biệt 98
3.2.2.2. Ngôn ngữ đời thường giản dị . 103
3.2.2.3. Ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu hình ảnh và sức gợi cảm . 108
KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 115



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng chỉ viết nhiều về
cuộc sống của người dân chốn thành thị, mà còn có những truyện ngắn hay về
chốn thôn quê với những trang viết miêu tả bức tranh quê thật yên bình, tiêu
biểu như Trái chín mùa thu, Trăng soi sân nhỏ, Quê nội, Bến bờ, Đầm
sen, Ngoại thành …
Khung cảnh chiều thu nơi đồng nội được nhà văn khắc họa như một
bức tranh tao nhã trong Trái chín mùa thu: “Dưới chân đê lợp một lớp cỏ
mùa thu xanh mướt, con trâu trắng nhà ai đang xoải đều bốn vó. Con trâu
non, sừng mới hơn gang nhưng trường mình, lực lưỡng, có những bước nhảy
dài khoan thai, nhẹ bẫng, rập rờn, đẹp như ngựa phi nước đại (…) Nồm nam
từ mặt sông phất lên như quạt rười rượi mát. Tràn qua mặt đê, hơi gió chiều
quẫy lộng những tầu sen như những chấm hồng dưới chân đê bên này (…)
Cảnh chiều thu nơi đồng nội đơn sơ thầm thì niềm hào hứng như một tấm
lòng nhân từ, bao dung” [25,tr.124]. Sống trong khung cảnh hiền hòa ấy, con
người thấy mình trở nên nhân hậu hơn, cao đẹp hơn.
Trong truyện Ngoại thành, vợ chồng Hoan và Dân đã thốt lên những
lời ngợi ca chốn ngoại thành: “Ngoại thành! Miền vây bọc ngoại vi thành
phố. Buổi bình minh thuở sáng thế, món quà tặng đơn sơ của tự nhiên. Ngoại
thành, miền vô danh, đất mộc đầm hoang, bóng tối còn phủ trùm và không khí
chưa giải tỏa. Ngoại thành, vùng thời gian không đi, nơi im ắng vô thanh,
miền thiên khải của thượng đế, nơi cuộc sống chưa vong thân, bốn phương
non nước bao la như hăm he dọa nạt, như dang tay chào đón khách tang
bồng” [25,tr.581]. Không gian rộng lớn, trong trẻo chốn ngoại thành là nơi lý
tưởng để vợ chồng Hoan sống và lao động hết mình. Bằng niềm hăng say và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
lạc quan tin tưởng trong lao động, họ đã tạo lập được một cơ nghiệp ở ngoại
thành. Đó là mảnh đất phù hợp với bản chất thật thà chất phác của họ. Ở đó
họ đã đổ bao mồ hôi công sức để sinh cơ lập nghiệp và sinh con đẻ cái. Ngoại
thành là nơi để họ xa rời kẻ ác, xa rời sự bon chen điên đảo chốn thị thành.
Với vợ chồng Hoan, không gian ngoại thành yên bình, đẹp đẽ, đối lập
hoàn toàn với không gian thành phố với những ngõ chật hẹp “những căn
buồng thiếu ánh sáng, thiếu không khí, đầy ắp người và tiện nghi”
[25,tr.103]. Ở thành phố, con người phải sống bon chen, giành giật, thậm chí
thù hận lẫn nhau. Còn ở ngoại thành, Hoan và Dân được sống trong khung
cảnh đẹp đẽ, êm ái, cây trái bốn mùa tốt tươi, sản vật dồi dào phong phú. Họ
như chim sổ lồng, họ được sống với chính mình.
Ma Văn Kháng còn viết về một vùng quê miền trung anh dũng trong
quá khứ và vất vả cùng kiệt khó trong hiện tại (Quê nội). “Một vùng quê muôn
ngàn lần đáng kính, từ những ngày đã qua và ngay cả hiện tại (…) Một làng
quê cổ từ bàn chân có ngón cái bãi rộng của bà. Một làng quê đã chịu bao
vất vả thương đau (…) Một làng quê bề ngoài tầm thường nhưng thật sự gan
góc, anh hùng” [25,tr.217]. Miền quê anh dũng kiên cường ấy sinh ra những
người con quả cảm như mẹ cái Thía nhưng cũng lại là nơi sinh ra những
người vô ơn bội nghĩa như bố của Thủy Tiên. Bố con Thủy Tiên về thăm quê
nhưng dường như hoàn toàn xa lạ với cuộc sống vất vả lam lũ nơi đây. Vốn
quen cuộc sống nhung lụa, hai bố con thấy sợ sự oi bức và cảm giác chỗ nào
cũng không được sạch sẽ. Nhà văn đã phản ảnh chân thực bản chất của một số
người trong xã hội mới: đó là những người thực dụng, cố tình quên đi nguồn
cội, quên quê hương xứ sở, quên nơi chôn rau cắt rốn của mình. Họ chỉ biết
có tiền và quyền lực để phục vụ những lợi ích cá nhân. Suy cho cùng, đó là
bản tính bội bạc, ích kỷ trong con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
2.2.2. Không gian tâm trạng
Một trong những nét đặc sắc trong truyện ngắn Ma Văn Kháng là ở chỗ
ông đã tạo dựng không gian trong tầm nhìn của nhân vật. Mọi sắc thái, mọi
biểu hiện của không gian ngoại cảnh đều được khúc xạ qua lăng kính chủ
quan của nhân vật cảm nó, nắm bắt nó và bộc lộ mình trong nó. Vì thế không
gian trong truyện ngắn Ma Văn Kháng là thứ không gian hướng nội, không
gian mang lại nỗi lòng nhân vật, gắn với nội tâm nhân vật. Không gian trong
truyện ngắn Ma Văn Kháng được sử dụng như một phương tiện hữu hiệu soi
tỏ mọi ngõ ngách tâm tư, mã hóa cung bậc cảm xúc của nhân vật.
Ma Văn Kháng hay nói đến không gian của những chiều mưa, những
đêm mưa. Chiều mưa, đêm mưa xuất hiện trong nhiều tác phẩm: Trung du
chiều mưa buồn, Mưa đêm, Ngày chủ nhật mưa ngâu … Không phải ngẫu
nhiên mà tác giả lại sử dụng không gian đó. Khung cảnh mưa thường có chức
năng khơi gợi tâm tư. Trong không gian ấy, con người cũng dễ bộc lộ những
suy tư của mình.
Trong Trung du chiều mưa buồn, mưa đã chứng kiến đám tang buồn
thương của người em gái xấu số:“Mưa. Mưa ngâu, thấm đẫm không gian
miền thượng trung du ướt át một nỗi buồn thê thiết. Hạt mưa lơ lửng, phủ
trắng mờ những eo đồi vắng lặng lúp xúp các bụi cây hoang dại. Cây cọ
không diễn đạt nổi một khúc xạ ý tưởng thơ mộng nào. Dáng nó cằn, bóng nó
trơ trọi giữa sa mù, đầy vẻ giá lạnh cô đơn. Vệt bánh xe bò quằn quại, chồng
chất hỗn độn ven đồi đất vàng ệch như trích đoạn của bức tranh cô liêu, buồn
đến tận cùng xương tủy. Cỏ hỗn hung hãn xâm chiếm mặt đường, quệt ràn rạt
vào bánh xe lăn chậm chậm” [25,tr.118]. Không gian đó trở nên thật rầu rĩ và
tang tóc như để khóc thương cho người em gái xấu số đã vĩnh viễn ra đi vào
cõi vĩnh hằng. Nỗi xót xa, ai oán trống vắng, sự thương cảm như chứa chất
trong từng hạt mưa, xuyên thấm cảnh mưa. Cảnh mưa khiến con người chạnh
lòng hay sự tang tóc mất mát khiến cảnh mưa thêm rầu rĩ khó có thể tách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
bạch. Người đọc không thể quên cảnh bốn người đàn ông ướt dầm dề khiêng
cái quan tài đóng vội bằng ván cánh cửa hở huếch hoác trong đám tang ấy. Đó
là đám tang của một con người cùng kiệt khổ. “Mưa ướt dầm mái tóc rậm bù của
người đàn ông, trông ông lại sa sút, tiều tụy hơn cái hôm ông đến cơ quan
chúng tôi. Sáu đứa trẻ sút sít bằng nhau lốc nhốc một đám, đứng cạnh cha, rỉ
ri khóc. Hương thắp rồi lại tắt! Lại phải quay nón đốt giấy thắp lại. Gió rũ
phành phạch tàu lá cọ trên cao, bóng người siêu dạt dật dờ trong hoàng hôn
tím sẫm” [25,tr.119].
Hay trong Một chiều giông gió, cơn giông gió xoáy đảo, dữ dội như
tâm trạng của Tua - cung trưởng cung đường 580. “Giờ thì cơn dông gió xoáy
đảo đất trời chiếm trọn hồn Tua. Giờ thì chính Tua đã biến thành cơn hưng
phấn có kích tấc lớn nọ. Tưởng như Tua cứ nguyên vẹn như thế, với nỗi
hoan lạc thần bí không giải thích được, phăm phăm như ngựa băm vó, ngược
xuôi trên con đường tàu xuyên Việt chạy qua dải đất miền Trung dằng dặc
này” [25,tr. 686]. Cơn giông chiều đã xua tan cái oi nực, buồn bực, bứt rứt
tích tụ cả ngày, c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status