Lễ hội Trò Trám tại làng cổ Tứ Xã huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Lễ hội Trò Trám tại làng cổ Tứ Xã huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ



MỤC LỤC
 
I. Quê hương của Trò Trám 2
II. Lễ hội Trò Trám 4
1. Người phát loa 7
2. Người cầm biển 7
3. Người cầm đàn tranh 8
4. Người đi cày 8
5. Những người đi cấy: (Khoảng 3, 4 người) 8
6. Người đi câu 8
7. Người thợ mộc và người thợ xẻ 9
8. Người đánh lờ 9
9. Người kéo sợi 10
10. Người đi bán xuân 10
11. Một thầy đồ và năm học trò 10
III. Một số vấn đề rút ra qua nghiên cứu lễ hội Trò Trám 11
IV. Những kiến nghị đề xuất 12
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa lịch sử
---------------
Báo cáo khoa học
Lễ hội Trò Trám tại làng cổ Tứ Xã huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Lễ Hội Trò Trám
I. Quê hương của Trò Trám
Nền văn hóa truyền thống Việt Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp, cuộc sống của người Việt Nam gắn bó mật thiết với xóm làng quê hương. Trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại các di tích lịch sử văn hóa như đền miếu, đình chùa... và các lễ hội dân gian gắn với nó là một bộ phận di sản văn hóa vật thể, phi vật thể do nhân dân lao động sáng tạo ra nhằm làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, động viên khuyến khích cộng đồng trong lao động sản xuất, cầu mong mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi xóm làng sung túc. Lễ hội dân gian là một trong những đặc trưng của văn hoá Việt, nó mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng dân gian Việt Nam và một nền nông nghiệp cổ truyền. Lễ hội dân gian thường gắn với sinh hoạt mang tính cộng đồng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, lễ hội thường được diễn ra vào dịp đầu năm với mong muốn về một năm lao động sản xuất gặp nhiều may mắn thuận lợi, mùa màng tươi tốt và giống nòi sinh sôi nảy nở. Ngày nay những lễ hội dân gian này vẫn được lưu dữ và bảo tồn những nét văn hoá đặc trưng. Chúng ta có thể bắt gặp nhiều lễ hội trên khắp đất nước Việt Nam mà mỗi vùng mỗi miền lại có những cái hay cái đẹp riêng gắn với đặc trưng truyền thống văn hoá, lịch sử, địa lý… Ở đây tui xin đề cập đến lễ hội Trò Trám, một lễ hội lớn của cư dân làng cổ Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Có thể nói đây là lễ hội đặc trưng cho một nền nông nghiệp cổ truyền gắn với tín ngưỡng phồn thực, nó là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự cố kết trong cộng đồng cư dân của làng từ xưa đến nay. Đề tài nghiên cứu về lễ hội Trò Trám làng Tứ Xã được đặt ra trong tình hình thực tiễn hiện nay chưa có một công trình khoa học nào đưa ra một cách có hệ thống để nghiên cứu toàn diện đầy đủ về một di sản văn hóa phi vật thể từ thời đại Hùng Vương dựng nước. Nếu không đầu tư nghiên cứu thì trong vòng thời gian không xa những chứng cứ lịch sử văn hóa truyền thống sẽ bị mai một, làm cho cơ hội giữ vững và phát huy những bản sắc văn hóa dân gian của làng xã cổ truyền Việt Nam bị mất đi.
Khi nghiên cứu về lễ hội này tui muốn được tìm hiểu rõ hơn về cái hay cái độc đáo của phần lễ hội và những mong muốn khát vọng của dân làng được gửi gắm trong lễ hội này. Ngay từ tên gọi của nó đã gợi cho mỗi chúng ta những liên tưởng rất khác nhau về nguồn gốc và nội dung của lễ hội. Tại sao lại gọi là Trò Trám? Tại sao hai tiếng Trò Trám lại tương ứng với tên gọi của miếu Trò và điếm Trám?. Không ai dám khẳng định một cách chắc chắn về nguồn gốc của tên gọi này, theo các cụ già của xóm Kiến Thiết đã nêu lên một phỏng đoán rằng: Nơi đây từ rất xa xưa đã có một rừng cây trong đó có nhiều cây trám mà chữ Hán gọi là “Cảm lãm”. Xung quanh và nhất là phía trước (mặt phía Đông và phía Nam) là một khoảng đồng trũng rộng rất thuận tiện cho công việc làm ruộng, kiếm cá vì vậy đây là nơi đất tốt cho những người dân Lạc - Việt cổ xưa đến cư trú. Cũng vì vậy những người đến ở đây được gọi là “phường Trám”. Phường Trám được phiên âm từ tiếng chữ Hán “Cổ Lãm” mà ra. Qua một thời gian dài, cùng với sự tiến hoá chung, phường Trám đã phát triển lên, dân cư ngày càng đông đúc và đến khi được chia thành những xóm nhỏ thì bộ phận có điếm trám và miếu Trò được mang tên là xóm Trám. Cách mạng tháng Tám thắng lợi xóm Trám được mang tên là xóm Quang Trung, rồi Kiến Thiết. Phần chữ Hán có thay đổi nhưng phần tiếng mẹ đẻ thì vẫn giữ nguyên “xóm Trám”. Trước khi thành lập phường Trám, vẫn theo lời các cụ kể lại dân ta còn ở khu đông trong, tức là các xứ Đông Gò Gạch, Lò Ngói, Thủ Quân, Đồng Đậu… Nghe lời chiêu mộ của ông Ngô Quang Điện (một người Hoa kiều) một số bà con về đây trước, còn một số vẫn ở trong đó. Ông Ngô Quang Điện cùng với những người về trước ở thành xóm và hàng năm đã tổ chức hội Trò để khuyến khích lao động, phần thì để thu hút thêm người về đây cho ngày một thêm đông. Trò Trám ra đời chính là vì mục đích đó. Còn hai tiếng Trò Trám tương ứng với cái tên điếm Trám và miếu trò thì các cụ nói: Điều đó là lẽ tất nhiên vì điếm Trám và miếu Trò chính là nơi sân khấu của Trò Trám. Ngày nay cả miếu Trò và điếm Trám đã được nhân dân quyên tiền xây dựng mới rất đẹp và lưu giữ được những nét kiến trúc cổ truyền của cha ông. Xưa, điếm Trám là một cái quán làm ở giữa phường Trám, hằng ngày đây là nơi tập trung các cụ già và các trẻ em như một kiểu câu lạc bộ ngày nay. Còn miếu Trò làm ở ngoài rìa, giữa miếu có ban thờ, vào những ngày cầu hay dịp lễ tết dân trong phường thường mang lễ vật đến để cầu may. Nhưng thực tế cả hai nơi đều chỉ là một dạng “sân khấu của Trò Trám”. Vì cả hai nơi đều không có bài vị riêng, không thờ một vị thần nào. Mà cũng không có thần tích hay thần phả gì. Cả quá trình tiến hành lễ hội Trò Trám, miếu Trò là nơi diễn ra xướng, miếu Trò là sân khấu chính của Trò Trám.
Việc nghiên cứu lễ hội Trò Trám sẽ giúp chúng ta có những hiểu biết sâu rộng về những lễ hội dân gian của Việt Nam, đồng thời cũng hiểu biết thêm về những nét văn hóa truyền thống của cư dân làng cổ Tứ Xã, mà hiện nay còn tồn tại một số những dấu tích lịch sử của cộng đồng cư dân buổi đầu thời dựng nước như: Cổng làng có niên đại hàng ngàn năm và một số chứng cứ khảo cổ học của di tích Gò Mun. Để từ đó giáo dục tuyên truyền cho thế hệ trẻ những nét đẹp văn hoá của dân tộc.
II. Lễ hội Trò Trám
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu ghi lại một cách có căn cứ khoa học về quá trình hình thành, nội dung và trình tự nghi lễ, hoạt động của hội Trám giúp cho việc duy trì giữ vững bản sắc văn hóa của làng cổ Tứ xã trong không gian các hoạt động lễ hội rất phong phú của vùng đất tổ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung. Trò Trám là một tác phẩm dân gian, hằng năm diễn xuớng theo một hình thức ca kịch rất phôi thai, rất đại chúng. Không kể phần cúng tế và ăn uống lễ hội đã tiến hành qua ba bước sau đây: Thứ nhất là “Lấy giờ”, thứ hai là “Rước bông lúa”, thứ ba là “Ra trò tứ dân”.
Bước thứ nhất - Lấy giờ: Theo lời kể của một số cụ phường Trám dân xóm đã cử sẵn một ông cụ cao tuổi và trong sạch (không bị tang trong gia đình) của xóm Trám hay ông Từ của miếu Trò. Khoảng gần nửa đêm ngày 11 sang ngày 12 tháng giêng âm lịch các vị trên dẫn một số thanh niên (từ 5 đến 6 người trở lên) đang có mặt ở điếm Trám mang trống chiêng ra miếu Trò để “Lấy giờ”. Về ý nghĩa của việc lấy giờ thì còn có nhiều ý kiến khác nhau, có người thì cho rằng đó là một mốc t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status