Chính sách phát huy năng lực lao động sáng tạo của trí thức và sinh viên - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Chính sách phát huy năng lực lao động sáng tạo của trí thức và sinh viên



MỤC LỤC
I. Định nghĩa về trí thức: 1
1. Khái niệm về trí thức: 1
2. Chức năng của trí thức: 2
3. Cơ cấu của đội ngũ trí thức: 2
II. Mối quan hệ của trí thức: 3
III. Những vấn đề trí thức Việt Nam 4
a. Đặc điểm trí thức Việt Nam: 4
b. Tình hình trí thức Việt Nam: 4
IV. Các nhóm chính sách đối với trí thức: 7
a. Nhóm chính sách giáo dục và đào tạo: 7
b. Nhóm chính sách sử dụng và đãi ngộ trí thức: 7
C. Tập hợp đoàn kết rộng rãi đội ngũ trí thức, làm cho đội ngũ này trở thành động lực phát triển với tư cách là thành phần quan trọng trong liên minh chiến lược công nhân – nông dân – trí thức. 8
V. Kết luận: 8
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

CHỦ ĐỀ:
CHÍNH SÁCH PHÁT HUY NĂNG LỰC
LAO ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA TRÍ THỨC VÀ SINH VIÊN
@&?
Cách đây hơn 5 thế kỷ, ông cha ta đã nêu ra một tư tưởng lớn về vai trò của trí thức: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy, các bậc thánh đế, minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẽ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”
Còn thời đại ngày nay: “Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững”.
Bài viết sau đây trình bày một số vấn đề chung về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức
(Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X)
I. Định nghĩa về trí thức:
1. Khái niệm về trí thức:
- Trí thức: Người chuyên làm việc, lao động trí óc (Đại từ điển tiếng Việt, Bùi Như Ý chủ biên, nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin). Trí thức theo định nghĩa cá nhân: - Người trí thức? Là người đem lại giá trị cho những gì mà tự chúng không có (Paul Valéry). - Người trí thức? tui muốn nói đến những người suy tư, mà không sính chữ nghĩa, không lợi dụng, bịp bợm và ăn bám... (Henri Barbusse). - Trí thức là người phát hiện những điều thuộc bản chất sự vật mà người khác không nhìn ra được (Jean Paul Sartre).
Có thể nói, trí thức là những người không chỉ có trình độ học vấn, chuyên môn cao, mà còn là những người quan tâm và có chính kiến trước những vấn đề chính trị - xã hội nóng bỏng của thời cuộc. Đặc điểm cơ bản của trí thức là lao động trí óc và có tính sáng tạo. Đó cũng chính là đặc trưng nổi bật nhất của khái niệm trí thức. Kiểu lao động trí óc và sáng tạo ấy đặt ra đòi hỏi cao về tính độc lập của người trí thức trong tư duy, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã được tích lũy cũng như năng lực chuyên môn nghề nghiệp để tìm ra biện pháp tối ưu giải quyết công việc.
2. Chức năng của trí thức:
- Tiếp thu và truyền bá tri thức;
- Sáng tạo các giá trị mới của tri thức;
- Đề xuất, phản biện một cách độc lập các chủ trương, chính sách và biện pháp giải quyết các vấn đề của xã hội;
- Dự báo phát triển và định hướng dư luận xã hội;
- Tham gia gián tiếp và trực tiếp vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.
Cùng với những vai trò quan trọng kể trên, tầng lớp trí thức còn là bộ phận người rất nhạy cảm, có uy tín lớn cũng như tầm ảnh hưởng rộng trong xã hội.
3. Cơ cấu của đội ngũ trí thức:
Phân loại giới trí thức theo cơ cấu 4 tầng, được thể hiện bằng sơ đồ gồm 4 vòng tròn đồng tâm và cũng có thể trình bày theo sơ đồ hình chóp nón.
Biểu đồ: Cơ cấu đội ngũ trí thức
2
1
Chú thích:
1. Lực lượng trí thức đầu nghành tiêu biểu nhất.
2. Lực lượng trí thức nồng cốt
3. Lực lượng trí thức đông đảo ứng dụng truyền bá kiến thức
4. Lực lượng sinh viên nguồn bổ sung của trí thức
Khoa học công nghệ
b. Văn hoá nghệ thuật
c. Quản lý kinh tế
d. quản lý XH
đ. Quốc phòng an ninh
Vòng 1: Những trí thức tiêu biểu đầu ngành có những công trình khoa học, văn học, nghệ thuật đạt mức sáng tạo lớn, độc đáo và có uy tính về chuyên môn trong nước và ngoài nước.
Vòng 2: Những trí thức có khả năng sáng tạo đang đóng vai trò nồng cốt trong các tập thể nghiên cứu khoa học hay sáng tạo văn học nghệ thuật.
Vòng 3: Những trí thức đang vận dụng những kiến thức khoa học và công nghệ, văn hoá và nghệ thuật vào công việc chuyên môn; đồng thời truyền bà những kiến thức đó cho các đối tựơng khác nhau.
Vòng 4: Gồm những sinh viên với tư cách là nguồn bổ sung vào đội ngũ trí thức
II. Mối quan hệ của trí thức:
Mối quan hệ với phát triển XH: Trí thức bao giờ cũng là người thay mặt cho trí tuệ đương thời, cho đỉnh cao học vấn trong XH.
Trí thức và xã hội có mối quan hệ gắn bó: Một học giả Nhật Bản cho rằng: “ trí thức mắc nợ XH vì XH đã ứng trước cho họ học vấn họ phải trả. XH mắc nợ trí thức nên phải trả công để họ làm việc có hiệu quả, vì công việc của họ có giá trị XH”. “thái độ tự mãn của trí thức sẽ tạo nên cái hố ngăn cách giữa trí thức với nhân dân, làm cho trì thức tự đánh mất đi sự ủng hộ của nhân dân, từ đó gây ra sự sụp đỗ của chính người trí thức”.
Mối quan hệ với các giai cấp xã hội:
Antôniô Gramxi người Ý cho rằng: Giai cấp nào cũng cần có bộ phận trí thức của mình, chính bộ phận ấy sẽ góp phần hình thành nên hệ tư tưởng của giai cấp. Điều đó giải thích tại sao cần thiết phải có đội ngũ trí thức như một bộ phận của giai cấp công nhân trong quá trình đấu tranh trở thành dân tộc và phát triển XH theo nguyên tắc tiến bộ và công bằng.
Mối quan hệ với trí tuệ thời đại và đào tạo nhân tài:
Ở thời đại ngày nay, trí tuệ là thứ “nhiên liệu” dùng để tăng tốc kinh tế trên cơ sở khoa học và công nghệ. Đó là tài nguyên có giá trị nhất trong các tài nguyên. Trí tuệ nằm trong mỗi con người, đặc biệt rất phong phú trong đội ngũ trí thức.
Đội ngũ trí thức lớn mạnh là nguồn đào tạo phong phú. Nhân tài phải là người tiêu biểu ở trình độ cao của XH. Vì thế, cùng với việc tạo nên mặt bằng dân trí ngày càng nâng lên, phải xây trên đó đỉnh cao của trí tuệ - đó là nhân tài.
Những vấn đề trí thức Việt Nam
Đặc điểm trí thức Việt Nam:
Bên cạnh những nét phổ biến của trí thức nới chung, trí thức Việt Nam có những
đặc điểm:
_ Hầu như đều xuất thân từ tầng lớp bình dân
_ Có tinh thần dân tộc sâu đậm, luôn gắn bó với sự nghiệp giữ gìn nền độc lập, thống nhất của tổ quốc.
_ Trong thời đại ngày nay dưới sự lảnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, giới trí thức trở thành một lực lượng cách mạng hùng hậu. Đội ngũ trí thức Việt Nam là kết quả của một quá trình lâu dài thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Tình hình trí thức Việt Nam:
Theo số liệu thống kê, hiện nay nước ta có khoảng 2,6 triệu người có trình độ đại học trở lên, chiếm 4,5% lực lượng lao động, trong đó có 18.000 thạc sỹ, 16.000 tiến sỹ và tiến sỹ khoa học, hơn 6.000 giáo sư và phó giáo sư. Tuy nhiên, có thể thấy đội ngũ trí thức nước ta hiện nay đang còn nhiều hạn chế cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ - lực lượng chủ yếu của đội ngũ trí thức, chất lượng chưa cao về phương pháp tư duy sáng tạo, năng lực tổ chức, điều hành công việc, trình độ ngoại ngữ, mối quan hệ hợp tác với các đồng nghiệp nước ngoài... Đây chính là những hạn chế sẽ cản trở quá trình hội nhập của trí thức nói riêng và của đất nước nói chung.
Số liệu thống kê sau đây phần nào cho thấy sự hạn chế của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ nước ta. Từ năm 1998 đến...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status