Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ



Đình Hương Trà nguyên thuỷ là một khu lăng miếu, dân làng gọi là “Miếu Ông”, tương truyền, những cư dân Đại Việt đầu tiên đến đây bằng đường thuỷ, trên đường đi họ gặp bão tố trên biển và nhờ một con cá voi cứu giúp mà thuyền của họ cập vào được bến sông của vùng đất này. Ít lâu sau, một trận bão khác đã đánh dạt một con cá voi vào mắt cạn rồi chết ở ngã ba sông, để tỏ lòng thành kính, biết ơn nhân dân đã lập miếu thờ “Ông Ngư”.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ban thưởng cho ông Trần Văn Túc đã có công trong việc đốc thuế ở tuần đò Tam Kỳ (sắc ban vào ngày 21 tháng 2 năm Đinh Hợi - 1767).
Có thể làng Hương Trà xưa là một khu vực sinh sống khá đông đúc của người Chămpa trước khi người Việt đến tiếp quản, dấu tích rõ nhất là một khu phế tích Chăm như chân móng tháp ở khu vực Trà Tây nằm ở đầu làng, làng cũng nằm gần khu vực đền tháp Chăm Khương Mỹ, tháp Một và di chỉ khảo cổ Bàu Dũ. Hiện nay, làng còn giữ tượng hai voi chiến Chăm, kiểu tượng này thường được đặt ở bệ cửa chính vào chân tháp. Tượng voi chiến ở di tích Hương Trà giống như tượng voi chiến tìm thấy ở của phế tích tháp Lạn thuộc khu tháp Chiên Đàn.
Làng Hương Trà xưa vốn là một cồn cát nằm giữa hai nhánh sông Tam Kỳ, sau này do nhu cầu vận chuyển, ngay từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX người làng đã đắp một con đường đất nối với làng Hương Sơn thượng, vì vậy mà nhánh sông Tam Kỳ chảy về hướng làng Hương Sơn cạn dần và trở thành cánh đồng, nhánh còn lại của sông Tam Kỳ tiếp tục khoét sâu vào địa phận làng Phú Hưng bên hữu ngạn (tức xã Tam Xuân 1, Núi Thành ngày nay) khiến một phần đất của Tam Xuân trở qua dính liền với làng Hương Trà, rẻo đất đó chính là vùng Phú Lộc ven sông Bàn Thạch ngày nay.
“Con đường đắp” sỡ dĩ tồn tại được cho đến ngày nay là do người dân đã trồng rất nhiều cây sưa hai bên bờ sông để tránh sạt lở mỗi khi lũ về. Cây sưa, còn gọi là hương vườn, một loài cây thân gỗ rất chắc, cứ tới tháng ba âm lịch từ đầu đến cuối làng rực một sắc vàng thơm ngát. Theo cụ Trần Soa- một lương y nổi tiếng ở làng, cây này còn được người địa phương xưa gọi là Cửu lý hương (loài cây có hương thơm bay xa chín dặm). Và từ “ hương” trong tên gọi Hương Trà được lấy từ chính đặc trưng này của làng. Từ “trà” thì do ngày xưa bà con thường hay lấy lá của cây “chè phe” nấu uống, mỗi nhà đều có vại nước chè phe để trước nhà và thậm chí khách vãng lai khi đi qua làng cũng được bà con ở đây mời uống thứ nước này, nó rất ngọt và mát nên bà con xem nó như một loại trà hảo hạng, bởi vậy mà có câu:
“ Hương ba vĩnh bảo quang thiên cổ
Trà cẩm trường tồn kỷ vạn niên”.
2.1.2. Quá trình ra đời của đình làng Hương Trà
Đình Hương Trà thuộc làng Hương Trà (nay là phường Hoà Hương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Ngôi đình toạ lạc trên một vùng đất cạnh bờ sông Tam Kỳ, nằm ở phía Đông Nam của thành phố. Nhìn về hướng Tây cách quốc lộ 1A khoảng 800m; hướng Đông - Nam giáp sông Tam Kỳ; Đông - Bắc giáp làng Phú Lộc, ven sông Bàn Thạch; Tây - Bắc giáp làng Hương Sơn.
Từ quốc lộ 1A theo đường Phan Chu Trinh đi về hướng Nam đến gần cầu Tam Kỳ, rẽ trái theo đường bêtông về hướng Đông, theo “rừng cừa” khoảng chừng 200m phía tay trái là đình làng Hương Trà (dân làng còn quen gọi tên khác là Chùa Ông).
Đình Hương Trà nguyên thuỷ là một khu lăng miếu, dân làng gọi là “Miếu Ông”, tương truyền, những cư dân Đại Việt đầu tiên đến đây bằng đường thuỷ, trên đường đi họ gặp bão tố trên biển và nhờ một con cá voi cứu giúp mà thuyền của họ cập vào được bến sông của vùng đất này. Ít lâu sau, một trận bão khác đã đánh dạt một con cá voi vào mắt cạn rồi chết ở ngã ba sông, để tỏ lòng thành kính, biết ơn nhân dân đã lập miếu thờ “Ông Ngư”.
Khi cuộc sống của dân làng trở nên ổn định, việc thờ cúng các tiền nhân và những người có công khai khẩn là một tín ngưỡng tồn tại trong phong tục tập quán người Việt, do vậy mà “Miếu Ông” được xây dựng thêm thành một ngôi đình khang trang. Theo lời kể của các bậc cao niên thì đình được xây dựng lại thành ba gian hai chái và miếu Ông trở thành gian hậu tẩm. Đình Hương Trà ban đầu là đình của làng Tam Kỳ, gian chánh điện thờ Thành Hoàng làng, còn tả ban hữu ban thờ các vị tiền hiền có công lập làng. Để thể hiện tinh thần cộng cư, người dân đã dùng hai khối sa thạch được chạm trổ công phu của người Chăm đặt hai bên tả, hữu cổng đình (Hiện nay, hai khối sa thạch này còn được lưu giữ ở ngôi trường làng). Như vậy, theo quá trình thành lập làng và bản sắc phong tướng Thần thì có thể nói ngôi đình được thành lập vào thế kỷ XVIII.
Ngôi đình quay mặt về hướng Đông - Nam, nơi có dòng sông Tam Kỳ chảy qua trước mặt, sân đình là một không gian khoáng đãng và hàng cây sưa rợp bóng che mát sân đình. Trải qua hai cuộc kháng chiến, đình nay đã không còn kiến trúc như ngày xưa, thực hiện theo lệnh tiêu thổ kháng chiến đình bị đập phá hết chỉ còn lại gian hậu tẩm tồn tại cho đến ngày nay. Hai trụ giữa đình được đắp hình con rồng uốn lượn chạy quanh cột đình và được gắn mảnh sành sứ, mái đình xuôi vào các viềm mái thẳng, được lợp bằng ngói âm dương. Trên chóp mái đắp nổi hình rồng “lưỡng long chầu nhật” được cẩn bằng sành sứ dân gian, các duôi mái từ dưới lên trên là hình các con vật như chim phụng đang uốn lượn, rùa, sư tử để thể hiện cho sự linh thiêng cũng như sức mạnh về tâm linh của ngôi đình.
Ba cửa chính đều được làm bằng gỗ, vòm cửa hình vòng cung khá đẹp. Vào bên trong ta có thể nhận rõ ngôi đình được xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống “nhất gian nhị hạ” - một gian hai chái. Các hàng cột đều được làm bằng gỗ mít, các xà ngang trính được kết nối với nhau bởi các vì kèo, trính, đòn tay. Đà ngang được đâm xuyên có hai trảng quả đỡ lấy các xuyên thượng, trên đầu các cột gỗ đều được chạm khắc, trang trí hình muôn thú, hoa lá...Trên các gian thờ cũng được trang trí bởi các hình sơn thuỷ, tứ linh, tứ quý và đều có các câu đối trên gian thờ. Các gian thờ đều được bố trí theo lối truyền thống như:
Bên tả thờ Tam Vị Tiền Hiền, bao gồm tộc Trần, tộc Nguyễn và tộc Trần của vị tướng Thần.
Bên hữu thờ Tông công (liệt tổ liệt tông của các dòng tộc) và Tổ đức (những người có đức hạnh trong làng).
Ở giữa thờ phụng Thần Hoàng, vị tướng thần Trần Văn Túc đã được vua Lê Hiển Tông sắc phong với đôi câu đối :
“ Tổ đức tông công thiên tai như tại
Xuân thường thu tại vạn cổ trường tồn”.
Trong bà con vẫn còn lưu truyền câu chuyện về lòng nhân đức và tài năng của vị Thành Hoàng làng mình, vị tướng thần là người có tài cưỡi ngựa rất nhanh, có thể đi liền ba tuần đò mà không hề nghỉ ngơi, lập được công lớn, được vua ban thưởng nhiều ruộng đất ông đã để lại một nửa cho dân làng chia nhau làm ăn.
Đến đầu thế kỷ XX thực dân Pháp đặt cõi thống trị lên toàn cõi nước ta, xã Tam Kỳ được nâng lên thành phủ Tam Kỳ, khu chợ Vạn trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của Tam Kỳ, vì vậy có rất nhiều người Hoa đến đây buôn bán làm ăn. Đình trở thành điểm hội tụ văn hoá và tín ngưỡng của cộng đồng Hoa - Việt - Chăm. Năm 1936, qua trung gian một số hương chức làng có tinh thần ngưỡng mộ gương trung liệt của Quan Vân Trường. Hội đồng trị sự Quan Công miếu ở Hội An lúc ấy đã chuyển giao bộ tượng phiên bản Quan Công, Chu Thương, Quan Bình đồng kích cỡ với bộ tượng thờ nơi Quan C
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status