Báo cáo Thực tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI MỞ ĐẦU
Công tác xã hội là một ngành, nghề mới tại Việt Nam. Do vậy, nhận thức của mọi người về Công tác xã hội vẫn còn rất nhiều hạn chế. Thứ nhất, nhiều người đồng nhất và nhầm lẫn CTXH với làm từ thiện, ban ơn, ban phát hay nhầm lẫn CTXH với các hoạt động xã hội của các tổ chức, đoàn thể...
Thứ hai, vai trò, vị thế cũng như tính chất chuyên nghiệp của CTXH ở Việt Nam chưa được khẳng định. Do vậy, để phát triển CTXH ở Việt Nam cần có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành CTXH. Bởi vì, CTXH là một hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và thực hành. CTXH là trung tâm, tổng hợp, kết nối và trực tiếp tham gia vào đảm bảo ASXH.
Giá trị của CTXH dựa trên cơ sở tôn trọng quyền lợi, sự bình đẳng, giá trị của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng. Giá trị được thể hiện trong các nguyên tắc hoạt động cũng như các quy điều đạo đức của CTXH.
Qua đây tui xin trân thành Thank các thầy cô giáo trường Đại học Lao động & Xã hội, các thầy cô giáo Khoa Công tác xã hội và đặc biệt hai cô giáo: Tiến sỹ Bùi Thị Xuân Mai và Thạc sỹ Đặng Thị Phương Lan đã quan tâm, hướng dẫn tui hoàn thành bài luận này.
Vì chưa có kinh nghiệm trong việc viết báo cáo, cho nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót mong quý thầy, cô thông cảm.
Trân trọng cảm ơn!


PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỊA BÀN HUYỆN KHÁNH VĨNH

I. Khái quát tình hình chung ở huyện Khánh Vĩnh:
1. Lịch sử hình thành và phát triển huyện Khánh Vĩnh:
Ngày 02/8/1985, huyện Khánh Vĩnh được tái thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Diên Khánh. Khánh Vĩnh là căn cứ cách mạng của tỉnh Khánh Hòa và khu vực, được Đảng và Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho huyện Khánh Vĩnh và 05 xã Khánh Nam, Khánh Trung, Khánh Hiệp, Liên Sang, Khánh Thượng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng có điểm xuất phát thấp nhưng Đảng bộ huyện đã lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, xác định cơ cấu kinh tế là Nông nghiệp – Công nghiệp và Dịch vụ (những năm trước là Lâm – Nông – Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Thương mại và Dịch vụ), đồng thời đề ra chủ trương đẩy nhanh phát triển kinh tế-xã hội, định canh định cư, xóa đói giảm nghèo, giữ vững quốc phòng an ninh là những nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện thắng lợi.
Từ năm 2008 Phòng Lao động – TB&XH huyện Khánh Vĩnh được tách ra từ Phòng Nội Vụ, kèm theo Quyết định 189/QĐ-UBND Quyết định về việc ban hành Qui chế làm việc của phòng Lao động – Thương binmh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh.
Lịch sử ra đời và hình thành Phòng Lao động – TBXH huyện Khánh Vĩnh
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội được tách ra từ Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội đi vào hoạt động từ ngày 15 tháng 04 năm 2008. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực như: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới; xoá đói giảm nghèo.
2. Đặc điểm tình hình huyện Khánh Vĩnh:
Khánh Vĩnh là huyện miền núi của tỉnh, có 13 xã và 01 thị trấn, dân số 33.308 người, trong đó 73,5% là người dân tộc thiểu số, gồm trên 10 dân tộc, chủ yếu là Raglai, T’Ring, Êđê, Tày, Kinh. Diện tích tự nhiên 1.167,14km2, trong đó đất lâm nghiệp là 84.311ha, đất sản xuất nông nghiệp là 11.234ha. Trước năm 2005, huyện có 08 xã khu vực 3 đặc biệt khó khăn và đến năm 2009 còn 01 xã và 04 thôn là khu vực 3 đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135.
Khánh Vĩnh là một trong hai huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, cách Thành phố Nha Trang 35 Km về phía Tây, phía Bắc giáp huyện Diên Khánh, phía tây giáp Đắclắc, Lâm đồng. Diện tích toàn huyện là 1.165 km2, dân số 33.293 người, trong đó nữ chiếm 16.331.
3. Điều kiện tự nhiên:
Địa hình rừng núi, đồi dốc chiếm trên 80% diện tích. Hệ thống sông suối chằng chịt, nên thường sảy ra lũ quét cục bộ hay bị chia cắt các khu vực trong mùa mưa lũ.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa tập trung vào tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, điều kiện địa hình thường xuất hiện lốc xoáy, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 đến 2.000 mm.
4. Điều kiện kinh tế:
4.1.Về Nông nghiệp: Nổi bật nhất trong sản xuất nông nghiệp là đầu tư phát triển chương trình lúa nước bằng việc khai thác triệt để thuận lợi về địa hình để đầu tư xây dựng kiên cố các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, khai hoang đồng ruộng, hỗ trợ giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, tập huấn kỹ thuật, áp dụng chính sách hỗ trợ kinh phí cho đồng bào dân tộc tự khai hoang phát triển diện tích lúa nước. Từ sản xuất lúa nước nhỏ lẻ, manh mún, đến năm 2010 toàn huyện đã có diện tích canh tác lúa nước là 585ha (trong đó bà con dân tộc tự khai hoang là 213ha), diện tích gieo trồng lúa nước đạt 1.190ha, tổng sản lượng lương thực cây có hạt (bắp, thóc) đạt 5.630 tấn, năng suất tăng từ 05-10 tạ/ha so với những năm trước. Cùng với cây lúa nước có cây bắp, mỳ, mía và cây đào đã góp phần ổn định đời sống, xóa đói giảm cùng kiệt cho nhân dân. Toàn huyện đã hoàn thành công tác qui hoạch đất, điều tra nông hóa thổ nhưỡng phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp. Đã hoàn thành cơ bản công tác giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho hộ gia đình.

4.2. Về lâm nghiệp: Đã triển khai thực hiện tốt chương trình trồng rừng tập trung và từ năm 2003 đến nay đã tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ lập vườn rừng kinh tế hộ cho 4.553 hộ đồng bào dân tộc thiểu số trồng mới 2.228ha vườn rừng, 670ha vườn nhà. Mô hình vườn rừng đã góp phần xóa đói giảm cùng kiệt và tích lũy vốn cho hộ đồng bào dân tộc. Tỉ lệ che phủ rừng là 75%. Hợp đồng giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho hộ dân, tạo điều kiện cho người dân tăng thu nhập và từng bước xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng. Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật bảo vệ rừng, điểm nóng về phá rừng không xảy ra trên địa bàn huyện.

4.3. Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và điện: giá trị công nghiệp-TTCN đạt tỉ lệ tăng trưởng hàng năm 10%, đầu năm 2010 giá trị đạt 43,6 tỉ đồng. Hoàn thành chương trình phủ điện nông thôn vào năm 1999 và tiếp tục đầu tư phủ điện vùng lõm, hỗ trợ đường dây, Công tơ điện cho hộ đồng bào dân tộc, tỉ lệ hộ dùng điện hiện nay đạt 98%, một số hộ bà con dân tộc đã biết sử dụng điện vào sản xuất.



CBhRY2oIZ45Sxu7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status