Tìm hiểu về chùa Tăng Quang – ngôi chùa Phật Giáo Nam Tông đầu tiên ở Huế - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu về chùa Tăng Quang – ngôi chùa Phật Giáo Nam Tông đầu tiên ở Huế



Kiến trúc chùa Tăng Quang thay đổi qua các thời kỳ xây dựng. Thời kỳ đầu( 1954) kiến trúc chùa không có gì đặc biệt vì đó chỉ là ngôi nhà lá đơn sơ. Thời kỳ thứ hai(1959), chùa trùng tu và xây dựng Bảo tháp. Chánh điện thờ Phật, tuy không lớn nhưng đường nét kiến trúc hoàn toàn khác biệt với những ngôi chùa xứ Huế ngày đó. Lối kiến trúc này mô phỏng theo kiến trúc Campuchia và Thái, tuy nhiên do thiếu tài liệu và chưa quen với mô típ kiến trúc và họa tiết trang trí chùa tháp Thái – Miên nên những người thợ xây dựng thời ấy chưa thể hiện được nghệ thuật độc đáo, tinh xảo của mô típ kiến trúc này



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đề, thông tin về chùa từ xưa đến nay vẫn là một câu hỏi lớn. Vì vậy, trong chuyến đi thực tế này, chúng tui quyết định chọn đề tài : “Tìm hiểu về chùa Tăng Quang – ngôi chùa Phật Giáo Nam Tông đầu tiên ở Huế”.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Tăng Quang Tự thành lập năm 1954 ở Huế. Thời kỳ này, Phật Giáo Nam Tông còn rất xa lạ với đông đảo quần chúng và giới tăng ni từ trước tới nay chỉ tu theo Phật Giáo Bắc Tông truyền thống, khi mới ra đời ảnh hưởng của chùa Tăng Quang trong xã hội và các địa phương rất khiêm tốn, vì thế, hầu như không có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về ngôi chùa này. Từ năm 1975 đến nay, nhiều tác giả nghiên cứu về chùa ở Huế trong đó có chùa Tăng Quang như :
Hà Xuân Liêm ( 2000 ), Những ngôi chùa Huế, NXB Thuận Hoá, Huế. Thích Hải Ân và Hà Xuân Liêm (2001 ), Lịch sử Phật Giáo xứ Huế, NXB TPHCM.
Nguyễn Tối Thiện (1990 ) Lịch sử truyền bá Phật Giáo Nguyên Thuỷ. Nguyễn Văn Sáu, Lịch sử Phật Giáo Nam Tông Việt Nam, ấn hành 1987. Hoà Thượng Giới Nghiêm với tác phẩm Phật giáo Nguyên Thuỷ du nhập Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu trên đã có sự kế thừa của các công trình nghiên cứu trước đó. Đồng thời mỗi công trình đều có nét riêng, có những phát hiện mới về Tăng Quang Tự.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về chùa Tăng Quang. Vì vậy, cần có một công trình chuyên biệt nghiên cứu về ngôi chùa này nhằm hiểu rõ hơn về Phật Giáo Nam Tông ở Huế. Để từ đó chúng ta có ý thức về việc bảo tồn và phát triển chùa trong tương lai.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng của bài báo cáo này là Tăng Quang Tự, từ khi thành lập 1954 đến nay.
4. Nguồn Tư liệu.
Nguồn tư liệu chứa đầy nhiều thông tin đặc biệt quan trọng là : Lịch sử truyền bá Phật Giáo Nguyên Thuỷ của tác giả Nguyễn Tối Thiện, xuất bản năm 1990 và Lịch sử Phật Giáo Nam Tông của Nguyễn Văn Sáu, 1987.
Ngoài ra chúng tui còn sử dụng các nguồn tư liệu từ sách vở, mạng Internet, các bài viết trên tạp chí của các tăng ni như Tỳ Kheo Thiện Minh, các công văn của giáo hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam có liên quan đến đề tài này.
Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này chúng tui đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu : điền dã, khảo sát thực tế, sưu tầm, tra cứu, tập hợp tài liệu có liên quan, phân tích, so sánh, đối chứng, kết hợp với việc sử dụng phương pháp lôgic, phương pháp lịch sử nhằm hoàn thành tốt bài báo cáo.
Đóng góp của bài báo cáo.
Trong khoảng thời gian tương đối ngắn, với điều kiện và khả năng tiếp cận, tìm hiểu vấn đề còn nhiều hạn chế, được sự giúp giúp đỡ động viên của thầy giáo và các Hoà Thượng ở chùa Tăng Quang, cùng với sự say mê trách nhiệm trong quá trình thực hiện về cơ bản bài báo cáo đã đáp ứng được yêu cầu của đề tài. Bài báo cáo này sẽ góp thêm một số mặt sau:
Tập hợp, sưu tầm các nguồn tài liệu, khảo sát thực tế về chùa Tăng Quang để tiến hành xây dưng một thư mục tương đối đầy đủ phục vụ nghiên cứu đề tài và có thể cho một số công trình nghiên cứu sau này sử dụng.
Trình bày một cách cụ thể về lịch sử hình thành và phát triển của chùa cũng như kiến trúc và cách thờ tự của chùa Tăng Quang.
Đánh giá về những hoạt động và những đóng góp của chùa đối với đời sống văn hoá xã hội để từ đó các cơ quan chức năng cần có sự quan tâm hơn nữa đối với sự tồn tại và phát triển của Tăng Quang Tự.
Bố cục của bài báo cáo.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của bài báo cáo được bố cục như sau:
a. Lịch sử Phật Giáo Nam Tông cố đô Huế
b. Lịch Sử và kiến trúc của chùa Tăng Quang.
c. Những đóng góp của chùa Tăng Quang trong đời sống văn hoá xã hội.
Với tinh thần trách nhiệm cùng nhiều nỗ lực trong quá trình thực hiện đề tài nhưng bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học nên bài báo cáo này khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng tui rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý của thầy cô và bạn bè
NỘI DUNG
1.Lịch sử Phật giáo Nam Tông cố đô Huế.
Có thể nói Phật Giáo Nam Tông ở Huế bắt đầu bằng việc thành lập chùa Tăng Quang vào năm 1954 do Hoà Thượng Hộ Tông và Hoà Thượng Giới Nghiêm ( trực tiếp là Hoà Thượng Giới Nghiêm ) chủ trương xây dựng. Nếu như, Phật Giáo Nam Tông Việt Nam được khai sáng nhờ công đức của các ngài Hoà Thượng Thiện Luật, Hoà Thượng Hộ Tông và Hoà Thương Huệ Nghiêm thì Phật Giáo Nam Tông cố đo Huế được khai sáng và du nhập bởi Hoà Thượng Giới Nghiêm.
Hoà Thượng Giới Nghiêm xuất gia Sa Di năm 1930 tại một ngôi chùa ở làng Bãng Lãng, huyện Hương Trà thành phố Huế theo truyền thống Phật giáo Bắc Tông. Lần đầu tiên Ngài có ước nguyện theo giáo phái Nam Tông khi được thấy các Sa môn của Phật Giáo Nam Tông Lào “y bát trang nghiêm” vào kinh thành Huế cầu quốc thái dân an theo sự thỉnh cầu của Hoàng Hậu Từ Cung..
Cuối thập niên 1930, ở Sài Gòn – Gia Định có phái đoàn truyền giáo của Phật Giáo nguyên Thuỷ do người Việt tu tập ở Campuchia mang về. Ngài và chín huynh đệ nữa vào Sài Gòn gặp Hoà Thượng Thiện Luật, Hoà hượng Hộ Tông, Hoà Thượng Huệ Nghiêm. Trong buổi gặp gỡ Ngài đã trao đổi rất nhiều về vấn đề Phật pháp với các vị trong phái đoàn truyền giáo của hoà thượng Hộ Tông, cũng trong buổi này Đức Giới Nghiêm đã được giải đáp những thắc mắc trong lòng nhiều năm qua. Lời lẽ và đạo hạnh của phái đoàn truyền giáo của Hoà Thượng Hộ Tông đã thu hút Đức Giới Nghiêm và 9 huynh đệ, Ngài được giới thiệu sang Campuchia làm giới tử và xuất gia.
Năm 1944 Đức Giới Nghiêm giã từ quê hương, nơi đất khách quê người xa lạ, sự ra đi của các huynh đệ cũ để trở về với đời thường đã thức tỉnh ngài và hun đúc quyết tâm học tập.
Trên con đường tu học, ở đất nước chùa tháp Campuchia Đức Giới nghiêm không ngừng tinh tấn. Kết quả là lúc 20 giờ 20 ngày 8/3/1947, Đức Giới Nghiêm được thầy bổn sư cho thọ Đại Giới, xuất gia Tỳ Kheo theo Phật Giáo Nguyên Thuỷ, thầy thế độ là Hoà thượng Visuddhiransì và thầy Yết ma là Candanjira, sau này Ngài cũng sang Thái để tiếp tục tu học.
Sau chín năm tu học ở Campuchia và Thái Lan, Ngài trở về Việt Nam để chia sẻ hương vị Pháp bảo với đông bào trong nước và hợp tác với các vị trong phái đoàn truyền giáo của Hoà thượng Hộ Tông để thành lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thuỷ Việt Nam. Quê hương của Đức Giới Nghiêm là Thừa Thiên Huế, nên Ngài muốn đem hương vị pháp bảo này truyền bá trên vùng đất chôn rau cắt rốn của mình, trước để đền ơn sinh thành của cha mẹ, sau là báo đáp thầy tổ đã nuôi lớn tâm hồn mình. Đầu tiên, Ngài về Huế thăm gia đình và người thân, ghé thăm một số vị tôn đức Bắc Tông. Sau đó, Ngài đến thăm chùa Phổ Đà ở Đà Nẵng, nơi Ngài được thầy truyền thọ đại giới Tỳ Kheo theo truyền thống Bắc Tông. Tại chùa Phổ Đà, Ngài giảng giáo lý Nguyên Thuỷ cho phật tử và chư tăng Bắc Tông. Đây cũng chính là nơi manh nha để hình thành việc ra đời của chùa Tam Bảo – Đà Nẵng 1953 – ngôi chùa Phật G...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status