Bài tập lớn: Phân tích chế định Chủ tịch nước theo pháp luật hiện hành - pdf 16

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Bài tập lớn: Phân tích chế định Chủ tịch nước theo pháp luật hiện hành
2
A. Nội dung
1. Vị trí, tính chất của Chủ tịch nước trong bộ máy nhà nước theo pháp
luật hiện hành
Thiết chế nguyên thủ quốc gia được tổ chức khác nhau qua các Hiến pháp. Ở
Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 là Chủ tịch nước, đến Hiến pháp năm 1980 là Hội đồng Nhà nước và tại Hiến pháp năm 1992, thiết chế Chủ tịch nước được xây dựng lại. Mô hình lần này được xây dựng trên cơ sở tiếp thu những ưu điểm của mô hình Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, giữ được sự gắn bó giữa Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước trong việc thực hiện các chức năng nguyên thủ quốc gia trong thể chế Hội đồng Nhà nước
.
Đảm bảo sự phân công và phối hợp giữa các cơ cấu trong bộ máy nhà
nước. Điều 101 Hiến pháp 1992 có quy định: “Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.” Như vây, cũng như các Hiến pháp năm 1959 và 1980, Chủ tịch nước chỉ đóng vai trò nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước ta về đối nội và đối ngoại, chứ không đứng đầu chính phủ như chế định Chủ tịch nước năm 1946. Sự hiện diện trở lại của thiết chế Chủ tịch nước cá nhân đã góp phần tăng cường tính phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước trong thời kỳ đổi mới.
2. Thẩm quyền của Chủ tịch nước theo pháp luật hiện hành

Trong Hiến pháp 1992 quyền hạn của Chủ tịch nước được quy định không
rộng như Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 nhưng lại rất phù hợp với điều kiện đổi mới của nhà nước. Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch nước quy định trong Hiến pháp hiện hành rộng lớn hơn so với quyền hạn của Hội đồng nhà nước trong Hiến pháp 1980, những nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước chủ yếu được ghi nhận tại Điều 103 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001( gồm 12 vấn đề ) và ở một số điều khoản khác có liên quan ( như điều 135 , 139 ). Có thể phân chia các nhiệm vụ , quyền hạn của chủ tịch nước thành 2 nhóm :
2.1 Nhóm các nhiệm vụ quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay
mặt nước về đối ngoại. Cũng như hầu hết các nguyên thủ trên thế giới chủ tịch nước ở nước ta đều có những quyền và nghĩa vụ sau:
- Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận Đại sứ
đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đám phán kí kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu nhà nước khác; quyết định phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế trừ trường hợp cần trình Quốc hội ( khoản 10 Điều 103 Hiến pháp 1992). Chủ tịch nước quyết định việc kí kết điều ước với danh nghĩa Nhà nước và những điều ước quốc tế có điều khoản trái với Luật hoặc Pháp lệnh. Chủ tịch nước
Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 11 thông qua là một bước phát triển quan trọng trong việc xây dựng Hiến pháp. Dựa trên cơ sở phân biệt rà
Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status