Truyện ngắn nhất linh, khái hưng trong văn xuôi nghệ thuật tự lực văn đoàn - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Truyện ngắn nhất linh, khái hưng trong văn xuôi nghệ thuật tự lực văn đoàn



Các nhân vật nữ tân thời trong truyện ngắn Nhất Linh Khái Hưng không phải chỉ là
những người biết làm đẹp, tự ý thức được cái đẹp của mình, giới mình mà còn biết cảm
nhận, thưởng thức vẻ đẹp hình thể và khí chất, tâm hồn của người khác giới. Đọc tiểu thuyết
Trống máicủa Khái Hưng, người đọc hẳn không quên được cô thiếu nữ tân thời tên Hiền say
mê vẻ đẹp vạm vỡ trai tráng của anh dân chài tên Vọi. Thì cũng thế, người đọc cũng khó mà
quên được vẻ đẹp hình thể, khí chất của các nhân vật chính trong các truyện ngắn Linh hồn
thi sĩ, Số đào hoa, của nhà văn này; khó mà quên được vẻ đẹp nam tính, ngang tàng của nhân
vật Thái trong Những ngày diễm ảocủa Nhất Linh.
Như vậy, qua miêu tả vẻ đẹp thể chất của các nhân vật, những người cầm bút như
Nhất Linh, Khái Hưng đã thể hiện ý thức mới về giá trị con người, một trình độ mới về cảm
nhận con người. Đó cũng chính là điểm làm nên sức hấp dẫn, trẻ trung và quyến rũ cho
những tác phẩm của họ. Tuy nhiên, vẻ đẹp thể chất của các nhân vật trong tác phẩm của
Nhất Linh, Khái Hưng phần nhiều được tả theo tưởng tượng hơn là quan sát thực tế nên
thường có sự lặp lại và vì thế mà sự cá tính hóa trong việc miêu tả chân dung, ngoại hình ở
tác phẩm hai nhà văn chưa đạt đến tầm của văn học hiện thực chủ nghĩa.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng nhiều niềm vui sống ở đời.
2.2.3. Hình ảnh quê hương đất nước, cảnh quan thiên nhiên, sinh hoạt và những vẻ
đẹp khuất lấp
Cũng như trong Thơ Mới và phần lớn các tác phẩm thuộc bộ phận văn học công khai
thời bấy giờ, ý thức dân tộc, tình cảm quê hương đất nước trong truyện ngắn Nhất Linh, Khái
Hưng thường bộc lộ một cách gián tiếp, thầm kín. Những tình cảm ấy ít nhiều tìm thấy trong
các tác phẩm của TLVĐ nói chung, trong truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng nói riêng. Đặc
biệt tập trung là trong các tác phẩm viết về các nhân vật lịch sử như Linh hồn thi sĩ, Hoàng
Oanh của Khái Hưng, hay ít nhiều mang màu sắc lịch sử như Vết thương, Hai buổi chiều
vàng của Nhất Linh.
Cùng với đề tài người bình dân, một số truyện ngắn của Nhất Linh, Khái Hưng như
Người quay tơ (Nhất Linh), Biển (Khái Hưng), Trăng thu (Khái Hưng), Tương tri (Khái
Hưng), Dọc đường gió bụi (Khái Hưng)… còn đề cao giá trị văn hóa của dân tộc. Truyện
Trăng thu dẫn người đọc đến một đêm hát trống quân trên thuyền ở trên dòng sông Tô. Điệu
hát trống quân mượt mà, êm ái không chỉ khiến con người xích lại gần nhau, trao gửi cho
nhau những tình cảm đẹp đẽ, mà còn làm cho con người “cảm giác mình sống trong một thế
giới lạ lùng, một thế giới khác hẳn với cái thế giới bùn lầy nước đọng, làm ăn vất vả mọi
ngày thường” (Khái Hưng, Trăng thu) [59, tr.432]. Tiếng hát trống quân ấy đã khiến anh
Nhiêu biết mở lòng ra, trở thành một người chồng độ lượng, biết tôn trọng niềm say mê của
vợ, cũng như những làn điệu chèo duyên dáng thiết tha đã níu giữ cô đào Mơ tài sắc lẫy lừng
(Khái Hưng, Dọc đường gió bụi).
Ở truyện ngắn Tương tri (Khái Hưng), sự trân trọng những giá trị văn hóa tốt đẹp lại
được thể hiện ở tấm lòng ngưỡng mộ tài năng, nhân cách của một ông lão đánh cờ. Với Chùa
Hương, tình yêu đất nước quê hương gắn liền với sự gìn giữ cảnh vật thiên nhiên, với những
truyền thuyết đầy màu sắc huyền thoại Liêu Trai.
Hơn thế nữa, hình ảnh quê hương đất nước, cảnh quan thiên nhiên, sinh hoạt và những
vẻ đẹp khuất lấp còn có thể xem như một nội dung tự sự trong truyện ngắn của hai ông.
Đây là một nội dung đặc sắc và khá phong phú trong truyện ngắn của hai tác giả, đã
đưa lại cho người đọc nhiều hình ảnh về thiên nhiên diễm ảo, sinh hoạt giàu chất thơ. Tác
phẩm của họ đã khéo phô diễn những vẻ đẹp của thiên nhiên miền trung du Bắc Việt, góp
phần làm nên linh hồn câu chuyện, chứ không phải theo công thức phong vân tuyết nguyệt
đầy ước lệ của phần lớn thơ văn cũ. Lê Đình Kỵ đánh giá cao văn xuôi lãng mạn vì “chính
bắt đầu với văn xuôi lãng mạn thì tình cảm thiên nhiên mới trở thành cảm hứng sáng tác,
chân thực và đậm sắc thái cảm xúc” [88, tr.88].
Viết về Chùa Hương (Chùa Hương), một thắng cảnh của đất nước, Khái Hưng đã bắt
đầu bằng những dòng đầy xúc cảm xen lẫn hoài niệm như sau: “đối với tôi, chùa Hương sẽ
mãi mãi là một cảnh bồng lai huyền ảo, mịt mùng trong tưởng tượng dễ dàng của tuổi thơ, và
âm thầm trong đêm trăng, trên sông Đáy, lẫn với kỷ niệm tươi đẹp của thời xấp xỉ hai mươi.”
(Khái Hưng, Chùa Hương) [59, tr.218]. Và rồi nhà văn dẫn dắt người đọc đến những cảnh
sắc đầy thơ mộng, nhuốm màu huyền thoại như trong truyện Liêu trai của cảnh chùa Hương,
sông Đáy, bến Đục như sau:
“Trăng, nước và âm nhạc, nhan nhản tả trong thơ Tàu, không bao giờ tui cảm giác có
liên lạc nhịp nhàng với nhau bằng cái đêm trăng trên sông Đáy.
Anh Đạt, một tài tử, thổi chiếc ống tiêu mà anh đã mang theo. Đêm khuya, trăng ngả
về tây, lượn chung quanh thuyền trên con sông khúc khuỷu, khi ở đằng mũi, khi ở đằng lái,
khi sang bên tả, khi sang bên hữu, như múa khúc nghê thường theo điệu tiếng trúc véo von,
giải lụa vàng thướt tha bay trong sương, dịu dàng lướt trên mặt nước. Tiếng bổng cất cao tận
đỉnh trời xanh. Tiếng trầm rơi trên làn sóng tan trong nhịp chèo. Âm nhạc ngừng, tiếng ngân
như còn kéo dài trong yên lặng của ban đêm, lưu luyến với luồng ngấn trắng chuyển động
chạy sau thuyền.
(…)
Bến Đục!
Từ đó vào tới chùa ngoài, cái suối nước phẳng lặng đưa chiếc tam bản mỏng mảnh của
chúng tôi, cùng với hàng chục chiếc tam bản đầy chật khách lễ chùa, lượn quanh những quả
núi nhỏ và xinh như những hòn non bộ bày trong bể cạn.” (Khái Hưng, Chùa Hương) [59,
tr.220-221].
Viết về Bến Hòn Gai, Khái Hưng đã có những câu văn đầy những so sánh độc đáo:
“Bến Hòn Gai chìm dần trong đêm tối. Phía trước mặt, những cù lao đủ hình quái dị
cắt lên nền trời đông sắc xám. Những con vật lớn ấy, những con gấu, sư tử, phượng
hoàng, cá sấu ấy như vừa từ dưới nước nhô lên và nhe nanh, quắp mỏ, hùng hổ bơi sấn vào
bến mà nuốt chửng đàn thuyền gỗ nhỏ nối nhau nằm chúc đầu vào bờ, xòe ta như cái đuôi
công xòe múa.” (Khái Hưng, Bến Hòn Gai) [59, tr.199].
Hay là cảnh thung lũng Ý Lìn Hồ kỳ vĩ như “một bức tranh Tàu nét vẽ già dặn, hình
sắc nhịp nhàng” của Khái Hưng:
“Thung lũng Ý Lìn Hồ, chiều chiều ngồi chơi trên hòn Núi Đen hay dạo mát trên
những con đường cao, tui thường đứng lại ngắm. Nó ở sâu hoắm, sát ven sườn Phan – xi –
păng. Hai bên dòng nước trắng long lanh khuất hiện trong những khóm mai, rải rác những
túp nhà tranh nhỏ xíu, trông như những đồ chơi bằng sành mà người ta gắn vào cái non bộ
nhẵn nhụi, xinh xẻo. Có khi trong một vùng u ám dưới sương, mây mù che phủ, thung lũng
Ý Lìn Hồ tựa như một cảnh thần tiên hiện ra, rực rỡ ánh nắng vàng, hiện ra mấy phút rồi lại
lẩn vào trong sương mờ, mây trắng từ ngọn núi chìm dần xuống.
(…) Cảnh Ý Lìn Hồ hùng vĩ và đẹp lạ. Cái lạch nước êm lặng mà tui thấy khi ngồi
ngắm từ đỉnh đồi cao, kỳ thực là một con sông, nước réo ầm ầm, dữ dội như tiếng thủy triều
đương dâng. Đứng trên cầu mây, tui chóng mặt, rợn người nhìn bọt sóng sùng sục sôi lên
quanh những tảng đá đen lớn.” (Khái Hưng, Tiếng khèn) [59, tr.266-267]
Đây là cảnh đêm trăng thu đẹp một cách kỳ ảo, lạ lùng, khi “… ánh trăng thu như có
phép huyền bí, màu nhiệm làm cho vụt trở nên một cảnh khác hẳn, một cảnh dịu dàng, đầy
thơ và đầy mộng. (…) Hình như ai nấy cùng cảm động để trí bình tĩnh mơ màng theo con
thuyền êm lặng lướt trên mặt nước sông bằng phẳng, lờ mờ phản chiếu bóng cây đa xù xì,
cây gạo cao vút, cây xoan mảnh khảnh, những khóm tre rậm rạp hay xơ xác, ngả nghiêng và
những lò gạch vắt ngang một làn khói trắng đặc, hay đổ nát, bỏ hoang bên những túp lều tre
tường xiêu, mái sụp. (…) Và tui thoáng cảm giác trong giây phút, rằng nếu mặt trời là của sự
hùng tráng, của sự rực rỡ, của các màu xán lạn, huy hoàng, của trăm tiếng chim đua hót, của
trăm thức hoa đua nở khoe tươi, của trăm sự hành động, cạnh tranh, chiến đấu rộn ràng, thì
trái lại, mặt trăng chỉ riêng của một sự yên lặng.” (Khái Hưng, Trăng thu) [59, tr.423-424]
Và đây là cảnh Từ Lâm: “xa xa toàn là núi, ngọn nọ ngọn kia không dứt,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status