Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư



MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời Thank
Trang
Phần Dẫn nhập
01.Lý do chọn đềtài . 1
02.Lịch sửvấn đề. 2
03.Giới hạn đềtài và phạm vi nghiên cứu . 8
04.Phương pháp nghiên cứu . 9
05.Đóng góp của luận văn . 10
06.Cấu trúc của luận văn . 10
Phần Nội dung
Chương 1. Khái quát vềNguyễn Ngọc Tưvà sựnghiệp sáng tác
1.1. Giới thiệu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. 12
1.2. Sựnghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. 16
Chương 2. Cảm hứng nghệthuật và thếgiới nhân vật
2.1. Cảm hứng nghệthuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. 24
2.1.1. Cảm hứng vềhiện thực đời sống Nam Bộ. 25
2.1.2. Cảm hứng vềcon người Nam Bộ. 35
2.2. Thếgiới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư51
2.2.1. Những nhân vật làm ruộng, làm vườn . 51
2.2.2. Những nhân vật sống kiếp thương hồ. 53
2.2.3. Những nhân vật làm nghề“xướng ca” . 55
2.2.4. Những nhân vật làm nghềchăn vịt chạy đồng . 58
2.2.5. Nhân vật loài vật . 60
Chương 3. Đặc điểm nghệthuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
3.1. Nghệthuật xây dựng cốt truyện và kiến tạo tình huống . 63
3.1.1. Nghệthuật xây dựng cốt truyện và chọn lọc chi tiết . 63
3.1.2. Nghệthuật xây dựng tình huống . 71
3.2. Nghệthuật xây dựng nhân vật . 83
3.2.1. Nghệthuật miêu tảngoại hình . 84
3.2.2. Nghệthuật miêu tảvà biểu hiện tâm lý nhân vật . 89
3.3. Trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. 95
3.4. Ngôn ngữvà giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. 100
3.4.1. Ngôn ngữtruyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. 100
3.4.2. Giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. 111
Phần Kết luận . 121
Tài liệu tham khảo . 123
Phụlục . 129



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

“chi tiết phát
sáng” làm nên giá trị cho tác phẩm và chúng ta có thể xem những chi tiết như thế là
những chi tiết có tính nghệ thuật hàm chứa rất lớn cảm xúc và tư tưởng của tác giả.
Như truyện “Huệ lấy chồng”, rõ ràng là không có gì để nói ngoài chuyện Huệ lấy
chồng, tất nhiên, nhưng đến đoạn cuối chỉ nhờ vào một chi tiết mà người đọc nhận ra
Huệ không rắn rỏi như nó thể hiện khi ngay buổi sáng đám cưới nó lại tần ngần muốn
ghé nhà Thi để nói cho anh biết là nó quên anh thiệt rồi. Chỉ một chi tiết nhỏ xíu,
dường như là “tưng tửng” của nhân vật nhưng lại có sức mạnh “xoay chuyển” như thế.
Hay một chi tiết “phát sáng” khác trong truyện “Cái nhìn khắc khoải”, ấy
chính là khoảnh khắc ông lão khi đang quay lưng (vì sợ phải đối diện với sự thật là
người phụ nữ đó đã đi rồi) bỗng “ông không nén được mắc ngoái nhìn” vì nghe “Gió
lùa lao xao trên những tàu lá chuối. Tiếng lá khô vỡ giòn giống hệt bước chân ai vậy”.
Chính chi tiết đó đã “lật tẩy” ông già, phơi bày ra ánh sáng tình cảm yêu thương mà
68
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
ông đã ra sức che giấu đối với người phụ nữ. Chính “cái nhìn khắc khoải” đã tạo nên
thần thái của ông già và nội tâm của ông bộc lộ rõ ràng nhất, dữ dội nhất ngay trong
ánh nhìn yêu thương như mong chờ, như tuyệt vọng đó. Có lẽ đó cũng chính là lý do vì
sao Nguyễn Ngọc Tư chọn chi tiết này là tựa đề cho cả truyện ngắn.
Xem xét hơn bốn mươi truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta dễ dàng
phát hiện nhiều chi tiết đơn giản mà hết sức đắt giá bởi nó mang tính chất như là một
“biến cố” ác liệt góp phần làm biến đổi câu chuyện. Như chi tiết: “Trời ơi! Anh! Ai lấy
xuồng mình rồi. Mất hết rồi.” trong truyện ngắn “Một chuyện hẹn hò”, bởi từ sự cố đó
người đàn ông sẽ bộc lộ sự hời hợt, vô tâm của mình đối với người đàn bà, và cũng từ
chuyện xuồng trôi đâu mất mà người đàn bà sẽ liều mình trở về nhà, bất chấp cái chết,
để bảo toàn danh dự cho con. Hay chi tiết ánh dao loé lên trong đêm tối ở cua Bún Bò,
tuy không giết chết được Hậu, nhưng đã giết chết trái tim, tình yêu và hạnh phúc của
chị trong truyện “Một trái tim khô”.
Cũng có những chi tiết không có tác dụng làm biến đổi mạch truyện, nhưng nó
lại có tác dụng khắc họa tính cách, nội tâm và tình cảm của nhân vật. Nhân vật Phi
trong truyện ngắn “Biển người mênh mông” cảm nhận được ông Sáu Đèo là người
thương và lo cho mình thật sự chỉ bởi những chuyện hết sức nhỏ nhặt như nhắc chừng
Phi con cá bị mèo ăn vụng, nhắc Phi cắt tóc, nhắc Phi đừng uống rượu nhiều và trân
trọng anh như một người nghệ sĩ.
Có ý kiến cho rằng truyện ngắn “Lương” của Nguyễn Ngọc Tư mang rất nhiều
phẩm chất của điện ảnh khi chị bắt chụp ngoại hình của nhân vật Lương hết sức tài tình
chỉ bằng những nét miêu tả sắc, gọn, lạnh mà có thể làm nổi lên được tính cách thật sự
ẩn giấu đằng sau vẻ ngoài ngờ nghệch mà ai cũng đánh giá là “khùng” của anh. Trong hàng
loạt những chi tiết được nêu ra hết sức dồn dập ngay từ những đoạn mở đầu, chúng tui
đặc biệt chú ý chi tiết: “Lương khoái cặp mắt mất đoàn kết của mình lắm, người ta
nhìn anh biết, chứ anh mà nhìn lại, người ta tưởng anh ngó đâu đâu.”. Và cũng chỉ có
con mắt “lạ lùng” của một con người “lạ lùng” mới có thể khiến Lương không giống
69
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
như bao người đàn ông khác coi Bông là món đồ chơi, Lương nhìn “Bông là Bông, là
con gái, là người.”
Đôi khi, Nguyễn Ngọc Tư cũng gây ngạc nhiên cho người đọc khi che giấu tính
cách và tình cảm của nhân vật một cách tài tình, phải trải qua một sự kiện nào đó thì nó
mới được bộc lộ. Thí dụ như ông Mười trong truyện ngắn “Mối tình năm cũ” bị nhiều
người ác cảm và hiểu sai về ông bởi: “với cái tính lầm lì, lạnh lùng, ít nói, có nói cũng
chậm rãi, hưỡn đãi rất khó bộc bạch mình trước người của ông”. Nhưng cho đến khi
dì Thấm khóc nức nở, đầy đau đớn, quay quắt, rũ kiệt như “cọng rạ cuối nắng” trước
máy quay,“mọi người xúc động, hỉ mũi rột rẹt nhưng không ai bước ra dỗ cho dì nín”
thì ông Mười bỗng xuất hiện với cái khăn rằn lau nước mắt cho dì, ông không nói gì
hết duy “khuôn mặt bì sì của ông hơi dúm lại, dường như ông cũng đau lắm, xót lắm”.
Và thế là tất cả những ai có mặt trong buổi quay phim đó buộc phải suy nghĩ về “một
chiếc khăn, một bàn tay thô, một tấm lưng rộng” của ông như là một “pháo đài” vững
chắc bảo bọc cho dì Thấm.
Nguyễn Ngọc Tư cũng thật tinh tế khi phơi bày sự thèm khát tình thương và
nhung nhớ loài người của bọn trẻ sống đời du mục trong truyện “Cánh đồng bất tận”,
khi để chúng từng giờ từng phút thèm khát được trồng dù chỉ một cái cây, thèm có nhà,
thèm có ông nội để thương, thèm được vẫy tay chào mọi người trước lúc ra đi, thèm
được yêu thương và quyến luyến ai đó một cách thành thật, nhưng đời sống của tụi nó
lại buộc tụi nó không được yêu thương ai hết để khỏi phải ngậm ngùi lúc dứt áo ra đi.
Chị cũng rất tài tình trong việc sáng tạo và sắp đặt những chi tiết mang tính chất
dự báo một điều gì đó trong truyện ngắn của mình. Đơn cử như trong “Cánh đồng bất
tận”, sự trừng phạt dường như bắt đầu từ việc “thiên nhiên ngày càng trở nên hung dữ
hơn, khắc nghiệt hơn” với “Những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như
tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn.”, hay sự bất thường của Điền,
những sấm chớp gầm gừ của trời đất, những cánh đồng cạn kiệt và mặn chát, rồi bệnh
cúm gia cầm tràn lan khắp đồng bằng…Tất cả như tất bật dựng nên một tấm phông nền
70
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
cho biến cố dữ dội của Nương lúc cuối truyện. Nguyễn Ngọc Tư cũng tuyệt vời trong
những đoạn tả quang cảnh trước cơn mưa ở một miền quê ven núi, dự báo trước được
cơn “Núi lở” qua hình ảnh: “một con gà trống tuyệt vọng tìm mồi trên sân, mỏ nó dội
vào đá nghe tê rần”, “con chó nằm gần đó sủa những tiếng rời”, hay “con nhồng nhảy
nhót hoang mang, dã dượi trong lồng”, và có rất nhiều gió làm cho “những nhánh
bằng lăng bị quăng quật làm bông bằng lăng bay tả tơi”…Tất cả đều gợi lên một điều
gì đó bất thường, dữ dội và khủng khiếp sắp xảy ra bởi sự thay đổi của các con vật và
cảnh vật gây cho con người một cảm giác bất an, một dự cảm mơ hồ chết chóc, đó
cũng là lý do vì sao “ánh mắt nói rằng thằng bé rất bồn chồn”. Và cuối cùng là núi lở.
Có một điều rất dễ nhận thấy, nếu phân chia theo quan điểm “truyền thống”,
“câu chuyện” trong đa số truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư được kể theo trình tự thời gian,
hay là theo diễn biến hay hồi ức tâm trạng của nhân vật, chứ ít khi có sự đảo lộn trình
tự k
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status