Đặc điểm thơ Yến Lan - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Đặc điểm thơ Yến Lan



Sau ngày đất nước thống nhất. Những nhà thơthuộc thếhệYến Lan bắt đầu bước
vào lứa tuổi "tri thiên mệnh". Có nhiều người đã từng lừng vang trên thi đàn trước cách
mạng, trong kháng chiến, nhưng đến giai đoạn này hầu nhưchẳng còn thấy tăm hơi, họ
dừng lại cảtrên thi đàn lẫn cuộc đời mà nói nhưChếLan Viên " Dữdội lắm, Xuân
Diệu gắng thếcũng chỉ69 thôi" hay giảhọcó cốgắng thì chỉcòn lại là những bài văn
vần chứhoàntoàn chẳng thấy hồn thơ. Còn Yến Lan thì sao? Thơông liệu còn níu
được hồn người không? Tập thơ“ Cầm chân hoa” – giải thưởng văn học nghệthuật
Xuân Diệu – Đào Tấn năm 1997 của tỉnh Bình Định là kết quảcủa những tháng ngày
ông tìmlại với thếmạnh của ông, thơtứtuyệt và một giọng tâm tình thủthỉvềmột
việc nào đó trong đời thường, một hình ảnh gây xúc động hay một tâm sựriêng tư.
“Sau 1975 thơca quay vềvới cái tôi trong muôn mặt đời thường, thơtrởvềvới tưduy
“hướng nội”, các nhà thơcó ý thức đào sâu hơn vào bản thểtâmhồn” [25, tr889].
Yến Lan cũng vậy, sau khi hoàn thành trách nhiệm của một công dân đối với đất nước,
trởlại với cuộc sống đời thường ta lại bắt gặp một Yến Lan với cái tôi trữtình đời tư
đằm thắm.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thôn, làng, xóm, bãi. Thiên nhiên trong thơ Yến
Lan mở rộng ra mọi vùng đất nước trải dài theo bước chân của người thi sĩ – công dân
đến với đèo cao, suối sâu. Đến với cuộc sống của các dân tộc anh em vùng cao, cảm
nhận sự đổi thay từng giờ từng phút, đến từng ngóc ngách sâu xa. Núi non tươi sắc,
suối rừng róc rách hòa cùng tiếng khèn ai vắt vẻo vượt qua đồi qua núi đến với người
thương, đến với bản với nương, đến với người quen, người lạ, níu từng bước chân đang
bỡ ngỡ:
Đỉnh nối đỉnh dập dồn
Sẫm dần theo nắng rớt
Cả dãy Hoàng Liên Sơn
Núi thay màu từng phút.
Gác nhà giao tế cao
Dõi chừng về các rẻo
Lòng suối rừng xôn xao
Tiếng khèn lên vắt vẻo
(Sắc màu phong thổ)
2.2.3 Những năm tháng bình yên khi tiếng súng đã im, khi quân thù sạch bóng,
Yến Lan trở lại với cuộc sống đời thường và thi nhân lại trải lòng mình ra cùng với
người bạn thiên nhiên tri kỷ.
Đó là khoảnh khắc trân trọng chờ hoa nở. Sự sung sướng trong tâm hồn khi đón
đợi đài hoa từ từ khoe sắc, cảm nhận cái thanh tân, tinh khiết của đóa hoa đang hòa
quyện vào cái ban mai trong lành của vũ trụ:
Chùm hoa chưa nở ý chờ ai
Ong bướm vờn quanh rủ rỉ hoài
Hương phấn còn phong đài nhụy kín
Màu trinh hòa lạnh cả ban mai
(Màu trinh)
Là sự gắn bó vẹn tròn với thiên nhiên, với cỏ cây hoa lá thế nên những khoảnh
sân, những góc tường tác giả đều dành sự ưu ái của mình cho những khóm hoa, những
thân cây cho dù chỉ là mong manh thời khắc hay mùa tiếp mùa trổ bông:
Ngấp nghé hiên tây mấy khóm hồng
Nhài đơn giậu bắc, lựu tường đông
Yêu hoa há để thềm nam trống
Đêm mộng mai vàng đến trổ bông
(Thềm nhà phía nam)
Là người bạn tri âm tri kỷ, là chỗ “tâm tình lúc khó khăn”. Với Yến Lan thiên
nhiên là chỗ giao tiếp thân tình, mà nói như Mang Viên Long là: “Yến Lan là một nhà
thơ đã đến với thiên nhiên bằng tấm lòng trân trọng, chí thành và hồn nhiên”
Thức suốt đêm thu bóng nguyệt tà
Bài thơ viết tặng nghĩ không ra
Dầu vơi bấc lụn, đèn hiu hắt
Gác bút ra vườn hỏi ý hoa
(Hỏi ý)
2.3. Hình tượng đất nước
Mỗi con người đều mang trong tim hình bóng đất nước của mình. Những tình
cảm ấy nó như vô thức ăn sâu trong máu thịt không ai có thể cài đặt hay dứt bỏ. Bình
thường người ta có thể không biết đến sự tồn tại của nó, nhưng khi hữu sự mới hay
rằng trong tim mình ăm ắp tình đất nước. Với các thi nhân, đất nước có khi trở thành
một niềm đam mê, một cảm xúc bất tận khiến họ có thể sáng tác thành những tập thơ
lớn lừng danh . Có khi nó chỉ ẩn hiện đâu đó bằng những đường nét phác họa về một
con đường, một cánh đồng, một dòng sông, hay một mái chùa rêu phong cổ kính nhưng
chất chứa tình cảm của thi nhân với đất nước. Tác giả Hà Minh Đức đã nói rằng: “ Mỗi
nhà Thơ mới dường như đều có một quê hương để ca ngợi trong thơ và nhiều người lại
có một làng quê cụ thể với nhiều gắn bó yêu thương.” [21, tr.95]. Yến Lan cũng vậy,
đất nước cũng là một phần không thiếu trong thơ ông. Tuy nhiên lịch sử dân tộc có
những biến cố lớn lao thì trong thơ ông hình tượng về đất nước cũng có sự biến chuyển
thú vị.
2.3.1. Từ những tình cảm về Bình Định - về quê hương xứ sở với một thứ tình
cảm vô thức của con người với nơi chôn nhau cắt rốn, hay mở rộng hơn chỉ là những
cảm xúc về quê hương của bạn bè, nơi mà tác giả có dịp viếng thăm.
2.3.1.1. Trước hết đó chính là những hình ảnh về một vùng quê Bình Định , như
bao vùng quê khác của Việt Nam giai đoạn trước cách mạng bởi cái không khí vắng vẻ
đìu hiu khiến người đi xa không thể quên: một con đường làng dài thăm thẳm, không
một bóng người qua, chỉ có mình với bóng mình song hành cùng nhau, khiến người ta
có cái cảm giác cheo leo trống trải và cô độc:
Con đàng thì ngút cheo leo
Mình đi chỉ bóng cùng theo với mình
(Đi trong nắng mới)
Một mái chùa ẩn hiện bên bờ sông, tiếng chuông ngân đan cài trong bờ lau, cát
trắng, một không gian thoáng rộng nhưng cũng rất cô tịch
Chùa bên vẳng lại tiếng chuông ngân
Ẩn hiện bờ lau cát trắng ngần
(Chơi xuân)
Thế nhưng cái để níu lòng người lại với Bình Định qua thơ Yến Lan không chỉ có vậy.
Mà một “Bình Định 1935” mới thật sự gây ấn tượng. Năm 1935, hai năm sau cuộc đại
khủng hoảng ở các nước tư bản, “tàn phá nền kinh tế ở các nước này, đẩy lùi sản xuất
về mức cuối thế kỷ XIX” [36, tr 49], nó tác động nặng nề đến nước Pháp – “ mẫu quốc”
của Việt Nam thời ấy. Pháp đã trút gánh nặng ấy xuống các nước thuộc địa trong đó có
Việt Nam. Hậu quả nặng nề là một nền kinh tế bị vơ vét đến kiệt quệ để bù đắp cho
những tổn thất của “mẫu quốc”. Toàn cõi Việt Nam “ nạn đói diễn ra trầm trọng, hàng
vạn người phải rời bỏ làng xã. Thợ thủ công phá sản, nhà buôn nhỏ đóng cửa” [36,
tr.50] và Bình Định là một trong những vùng như thế. Một Bình Định mà cơ sở công
nghiệp không có, việc mua bán bị đình trệ, nông dân không có gạo ăn, mọi sinh hoạt
đều nương cậy vào sự giao lưu, tiếp tế của các vùng khác. Thế mà bằng tài năng trác
tuyệt của mình Yến Lan đã biến những điều khô khan ấy thành những câu thơ tài hoa:
Đây là chốn nương mây và cậy nguyệt.
Đàng chờ xe, sông nước ước mong thuyền.
(Bình Định 1935)
Đời sống kinh tế là sự nương cậy, chờ, mong, cầu ước như thế và vì vậy nên điều
tất yếu là đời sống tinh thần cũng trở nên khô kiệt đến nỗi:
Tịch dương liễu không biết mình đang biếc.
Tương tư trời tương tư, nhạc triền miên.
(Bình Định 1935)
Thế nên nhìn đi đâu cũng thấy không khí nặng nề bao phủ khắp thành Bình Định
với những hình ảnh nhà cửa, thành quách, phố xá ngơ ngẩn, keo kiết, u sầu, cô quạnh,
xa xăm…mà mỗi khi nhắc về Bình Định ngày ấy bạn thơ không thể quên được những
câu thơ
Nhà ngơ ngẩn, những tường vôi keo kiết.
Nam - quách sầu, Đông - phố quạnh. Tây - môn xa.
(Bình Định 1935)
2.3.1.2. Vượt ra khỏi Bình Định thì quê hương ngày ấy trong thơ Yến Lan cũng
chỉ là những vùng quê của bạn bè mà ông có dịp ghé thăm.
Đến Nha Trang với Quách Tấn, ngắm những cánh buồm cô đơn “muốn tìm về
chân đảo xa, nơi có nhịp sóng dịu êm, mong vợi đi nỗi “sầu của kiếp người” [6, tr.11]
mà ông đã gọi thành một cái tên khiến người nghe gật đầu thú vị:
Sầu tam giác buồm cô về lặng nghỉ
Nhịp hoãn hòa đến vỗ đảo xa khơi
(Xa xanh)
Đây Thanh Hóa với hòn Trống Mái, người ta có thể xuất thần những vần thơ mà
chạm khắc vào đá; “tả nắng chiều trải ra như cánh chim trên khắp các trang viên” [110,
tr.6] mà như những cánh chim câu khép lại sau một ngày bay lượn, về lại trang viên, về
lại tổ ấm của mình khiến tâm hồn người xa quê có một chút gì đó ấm áp, quên đi bản
thân mình
Trống xa Mái ngẩn ngơ thơ đá chạm
Chiều bồ câu cánh ủ khắp viên trang.
(Xa xanh)
Nguyễn Bao đã thốt lên rằng “ đó có lẽ là những câu thơ hay nhất và sớm nhất về
hòn Trống Mái của Sầm Sơn quê tôi” [6...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status