Hành động cầu khiến trong tiếng Việt - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Hành động cầu khiến trong tiếng Việt



MỤC LỤC
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu .2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.3
3. Nội dung nghiên cứu . 10
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu .10
5. Cấu trúc của luận văn .11
Chương Một: TỔNG QUAN VỀ HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ VÀ HÀNH
ĐỘNG CẦU KHIẾN
1. Hành động ngôn từ.12
1.1 Khái niệm về hành động ngôn từ .12
1.2 Các hành động ngôn từ.13
1.3 Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ .16
1.4Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn. 20
1.5cách thể hiện hiệu lực tại lời.22
2 Hành động cầu khiến
2.1. Khái niệm cầu khiến .31
2.2.Các loại hành động cầu khiến chủ yếu.34
2.3.Cầu khiến lịch sự .37
Chương Hai:PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN
TRONG TIẾNG VIỆT
1. cách thể hiện trực tiếp hành động cầu khiến trong tiếng Việt
1.1 cách tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai.46
1.2 cách dùng tiểu từ tình thái . 53
1.3 cách dùng vị từ, phụ từ tình thái .65
1.4 cách dùng vị từ ngôn hành .88
2. cách thể hiện gián tiếp hành động cầu khiến trong tiếng Việt
2.1Dùng hình thức câu khăng định.95
2.2Dùng hình thức câu nghi vấn.98
KẾT LUẬN.107



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

än Im ngay! Câm cái mồm!
chúng tui nhận thấy hành động ngôn ngữ ra lệnh ấy chủ yếu quan hệ đến người
nói. Bởi Điền quá mệt mỏi trong buổi lĩnh tiền bằng căn cước và bưu thiếp của
thời bao cấp nên việc vợ ca cẩm không mua thuốc cho con khiến Điền càng
thêm mệt mỏi, nhức đầu hơn. Như vậy sự im lặng của vợ hoàn toàn đem lại lợi
ích cho Điền.
Ví dụ(7) cho thấy:
Người nói : Thầy (bố của Hồng)
Người nghe: Hồng
Vị thế giao tiếp của người nói cao hơn người nghe.
Hành động cầu khiến trong tiếng Việt
Trang 51
Lợi ích của việc người nghe làm thuộc về người nói: Thầy không muốn
Hồng “bám lấy” mình, để cho mình được rảnh rang về thể xác, tinh thần được
thư giãn do đang căng thẳng, đầu đang đau nhức.
Trong hành động ngôn ngữ này, người nói là người bậc trên, có vị thế
giao tiếp cao hơn (bố) người nghe (con), đồng thời do hoàn cảnh giao tiếp đang
mệt mỏi, khuôn mặt dữ tợn…) nên tính bắt buộc ở mức độ cao.
Ví dụ (16) cho thấy: Dạng câu cầu khiến tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai,
bên cạnh hành động ra lệnh còn có hành động khuyên nhủ, (1),(2),(4); thỉnh
cầu(11),(15), mời mọc (14)
Ngữ liệu đã thu thập được chỉ ra rằng hành động khuyên nhủ xuất hiện
trong các câu cầu khiến tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai có tần số xuất hiện ít
hơn, sau hành động ngôn ngữ ra lệnh. Bởi trong giao tiếp nó được xem như kém
hiệu quả.
Trong “Bài ca chúc Tết thanh niên” (1), do nhận thấy trách nhiệm cần
phải bồi dưỡng ý thức cách mạng cho tầng lớp thanh niên, lực lượng rường cột,
kế thừa , phát huy thành quả cách mạng mà ông cha ta để lại một cách sâu sắc
nhất, Phan Bội Châu đưa ra lời khuyên nhủ có thể coi như một lời thức tỉnh tầng
lớp thanh niên hãy bừng tỉnh, nhận rõ ý thức trách nhiệm của mình trước cơn
nguy biến của đất nước. Ở ví dụ (2) thì ý thức ấy phải được thể hiện bằng hành
động cụ thể: đồng sức đồng lòng, chung lưng đấu cật gánh vác trọng trách nặng
nề của giang san; trui rèn cho mình ý chí kiên cường, bền bỉ.
Trong hai ví dụ trên, người nói là sĩ phu yêu nước, nhà lãnh đạo cách
mạng Phan Bội Châu; người nghe là tầng lớp thanh niên có vai trò quan trọng
đối với vận mệnh của đất nước. Phan Bội Châu yêu cầu lớp trẻ nhận rõ ý thức
trách nhiệm của mình, điều này phù hợp với bối cảnh xã hội, tình hình của đất
nước. Chính vì vậy (1) và (2) là hành động ngôn ngữ khuyên nhủ.
Lợi ích trong trường hợp này thuộc về cả người nói lẫn người nghe nhưng
chủ yếu thuộc về người nghe, với vai trò là nhà lãnh đạo cách mạng việc bồi
dưỡng ý thức cách mạng cho thế hệ trẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà chính
trị Phan Bội Châu.
Tính bắt buộc trong trường hợp này cao do hoàn cảnh phát ngôn (đất
nước đang trong cảnh ngặt nghèo, rơi vào tay thực dân Pháp, các phong trào
nông dân khởi nghĩa còn mang tính chất bộc phát, tự giác nên dễ bị thất bại.
Hành động cầu khiến trong tiếng Việt
Trang 52
Tuy nhiên hành động được thực hiện hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào ý
thức tự giác của mỗi cá nhân.
Ở ví dụ(4), Người nói: Trang
Người nghe: Minh (bạn Trang)
Lợi ích của việc người nghe thực hiện hoàn toàn thuộc về họ. Người nói
và người nghe là bạn học cùng lớp của nhau, người nói không có quyền uy gì
đối với người nghe nên đây là hành động khuyên nhủ.
Qua ngữ liệu thu thập như ví dụ (11), chúng tui nhận thấy hành động
ngôn ngữ thỉnh cầu ít xuất hiện trong các phát ngôn tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi
thứ hai vì nó được xem là thiếu tế nhị, lịch sự. Bởi lẽ đối với hành động ngôn
ngữ thỉnh cầu, lợi ích của việc người nghe làm chủ yếu thuộc về người nói.
Người nói : Trang
Người nghe: Minh (bạn Trang)
Trang nhờ Minh giảng giúp bài tập cho mình hiểu. Trang hiểu bài nhưng
Minh bị tốn công sức nên lợi ích việc giảng bài của Minh thuộc về Trang. Do
Trang và Minh là hai người bạn học cùng lớp, Trang không có quyền uy gì đối
với Minh. Chính vì vậy tính bắt buộc thấp. Hành động “giảng bài”được thực
hiện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào Minh và thái độ thành khẩn của
Trang.
Ở ví dụ(15), Người nói : Tràng
Người nghe: cô gái Tràng mới quen (vợ Tràng sau này)
Đối với hành động cầu khiến có hành động tại lời rủ rê, mời gọi ít xuất
hiện ở dạng phát ngôn tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai trừ khi mối quan hệ giữa
người nói và người nghe thật sự thân thiện gần gũi hay ngược lại họ mới gặp
nhau lần đầu còn có một khoảng cách về xã hội. Họ còn thiếu tự nhiên và điều
đó được biểu hiện ở sự e dè trong cách xưng hô.
Ở ví dụ(14), Người nói :Tràng
Người nghe: Cô gái mà Tràng mới quen (vợ của Tràng sau này)
Lời mời của Tràng chỏng lỏn nghe như lời bông đùa, bỡn cợt bởi hai
người trai chưa vợ, gái chưa chồng mới gặp gỡ nhau đầu nên lời rủ rê mời gọi
còn có chút e dè, ngượng ngùng, thiếu tự nhiên. Cách nói bâng quơ vốn đã trở
nên quen thuộc đối với người Việt trong những hoàn cảnh tương tự như thế này.
Tóm lại người Việt thường sử dụng phát ngôn tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi
thứ hai trong trường hợp hành động ngôn ngữ có hiệu lực tại lời ra lệnh. Bởi vì
Hành động cầu khiến trong tiếng Việt
Trang 53
trong giao tiếp, dạng cấu trúc như vậy thường mang sắc thái mệnh lệnh cao:
Người nói có vị thế giao tiếp cao hơn, người nghe hay là người bậc trên và vì
vậy hành động ngôn ngữ này có tính bắt buộc cao. Ở hành động khuyên nhủ thì
người nói thường có vị thế giao tiếp hay vị thế xã hội là người bậc trên so với
người nghe hay người nói có trình độ, kinh nghiệm sống, từng trải hơn thì những
phát ngôn đó mới có hiệu lực. Lợi ích thuộc về người nghe nên việc được thực
hiện hay không tuỳ từng trường hợp vào nhận thức của người nghe, chính vì vậy mà tính
bắt buộc không cao.
Trong trường hợp hành động ngôn ngữ thỉnh cầu do lợi ích thuộc về người
nói nên tính bắt buộc không cao và vì vậy việc được người nghe thực hiện hay
không hoàn toàn tùy thuộc vào người nghe. Và cuối cùng là đối với hành động
ngôn ngữ rủ rê, mời gọi lợi ích thuộc cả về người nói lẫn người nghe nên tính
bắt buộc của việc được thực hiện ở mức độ trung bình. Người nói có vị thế cao
hơn người nghe hay ngang bằng và thông thường người nói và người nghe có
mối quan hệ thật thân mật, gần gũi hay ngược lại mới chỉ quen biết lần đầu
(như tình huống vừa nêu) thì mới sử dụng dạng câu cầu khiến tỉnh lược chủ ngữ
ở ngôi thứ hai.
Ở những phát ngôn này ta dễ dàng thêm các nhóm phụ từ: hãy, đừng,
chớ… cần, phải, nên…vào đầu phát ngôn hay tiểu từ tình thái: đi, nào, nhé…
vào cuối phát ngôn để có hệ quả là đạt được hiệu lực giao tiếp bởi sắc thái ý
nghĩa được tạo ra sau khi thêm phụ từ, tiểu từ phát ngôn thêm thân mật, gần gũi
hơn hay tăng thêm sắc thái mệnh lệnh. Chẳng hạn:
(a) Đi chơi đi! Để cho thầy nghỉ!
So sánh với :
(a’) Đi chơi đi ! Để cho thầy nghỉ nào.
...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status