Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm



Có thểnói hầu hết các nhà nho Việt Nam đều chịu ảnh hưởng tưtưởng của Lão-Trang. Sinh bất phùng thời nhưNguyễn Công Trứ; không tìm được minh quân, tuổi già sức
yếu, chán ngán thếsựhay gặp chuyện bất bình trong chốn quan trường nhưNguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến .thường lui vềlàm bạn cùng nước biếc, non xanh,
nguyệt bạc, rượu nồng, túi thơ, bàn cờ. Cho nên, tưtưởng Lão Trang tựnhiên đi vào trong
thơcủa các nhà nho là một lẽ đương nhiên. Nguyễn Bỉnh Khiêm chẳng những chịu ảnh
hưởng sâu sắc tưtưởng Nho giáo mà tinh thần Lão-Trang cũng có mặt xuyên suốt trong thơ
của ông.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ó cảm giác bâng khuâng khó tả. Nhà thơ
đưa ta lạc vào cõi hồng trần sống trong không gian vắng vẻ, tịch mịch; sống cuộc đời giản
phác, tự nhiên:
“Xóm tự nhiên, một cái lều,
Qua ngày tháng, lọ là nhiều?
Gió cuốn rèm, thay chổi quét,
Trăng cài cửa, kẻo đèn treo.
Cơm ăn chẳng quản dưa muối,
Áo mặc nài chi gấm thêu?
Tựa gốc cây ngồi hóng mát,
Đìu hiu, ta hãy một đìu hiu.”
(Thơ Nôm, bài 67)
Bài thơ gợi ra tư tưởng quả dục, thiểu tư, thanh tịnh trong cốt cách của một bậc ẩn sĩ. Gợi ra
một tâm hồn tiêu sái không vướng bận bụi trần. Do vậy, khi luận về quan niệm công danh,
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đồng quan niệm với Lão Tử. Lão Tử từng nói: “Giữ chậu đầy
hoài, chẳng bằng thôi đi; mài cho bén nhọn thì không bén lâu. Vàng ngọc đầy nhà, làm sao
giữ nổi; giàu sang mà kiêu là tự rước lấy họa. Công thành rồi thì nên lui về, đó là đạo trời”
(Đạo Đức kinh chương 9). Như chúng ta đã biết, Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ Trạng Nguyên,
được sung rất nhiều chức rất cao trong triều nhà Mạc. Ông đã đem tài năng thao lược ra
giúp nước cứu đời, thỏa chí trượng phu. Như vậy: “Công danh đã vẹn, sá về nhàn” là hợp
với lẽ Đạo :
“Thửa nơi doanh mãn là nơi tổn,
Hãy gẫm cho hay mới kẻo âu.”
(Thơ Nôm, bài 9)
Suy ngẫm về cái lẽ thịnh suy, vơi đầy của cuộc đời để không còn có những băn khoăn, lo
nghĩ. Nghiệm lại cuộc đời của chính mình và của người xưa, Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng
trên con đường lập thân, nếu đã đạt được ý nguyện, công danh sự nghiệp đã được viên mãn,
nam tử không còn vương nợ với đời thì phải sớm lui về ẩn dật. Nếu vẫn còn luyến tiếc phú
quí thì chắc chắn sẽ bị kẻ khác tìm cách hãm hại. Vì ở đời : “Mấy người trọn được chữ thân
danh.”(Thơ Nôm, bài 13). Đấng trượng phu muốn giữ trọn được thanh danh thì phải nắm
chắc qui luật tuần hoàn của tự nhiên. Bởi “Nhân sinh ký nhất thế; Yêm hốt nhược tiêu
trần”(Cổ thi)(người sống gửi một đời, chớp nhoáng như gió cuồng cuốn bụi). Con người,
sống gửi thân xác cho đời, thác trở về với cát bụi. Huống chi “Thoi nhật nguyệt, đưa thấm
thoắt,”. Huống chi hoa nở rồi hoa sẽ tàn, nước có lúc đầy cũng có lúc vơi. Huống chi:
“Mới biết doanh hư đà có số,
Ai từng dời được đạo trời.”
(Thơ Nôm, bài 48)
“Đạo trời” chính là những qui luật của tự nhiên. Những bậc túc nho khôn ngoan ở
đời luôn luôn nhận biết có thăng thì phải có giáng, có lúc thịnh thì phải có lúc suy,
có tiểu đương nhiên phải có đại, có “khuất bao nhiêu thì lại duổi”. Vì “Đạo trời lồng lộng
chẳng hề sai” (Thơ Nôm, bài 2). Vì vậy, Lão Tử cũng nói: “Trở về mệnh là luật bất biến
(thường) của vật. Biết luật bất biến thì sáng suốt, không biết luật bất biến thì vọng động mà
gây họa. Biết luật bất biến thì bao dung, bao dung thì công bình (vô tư), công bình thì bao
khắp, bao khắp thì phù hợp với tự nhiên, phù hợp với tự nhiên thì phù hợp với đạo, hợp với
đạo thì vĩnh cửu, suốt đời không nguy”(Đạo Đức kinh, chương 16). Nắm được lẽ Đạo gọi là
minh triết, cho nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ quan khi không can gián được vua Mạc, khi tận
mắt chứng kiến bọn gian thần cậy thế lộng quyền. Nhà thơ biết mình không đủ lực đủ quyền
diệt trừ bọn tham quan và cảm giác “Đường thế nhiều nơi hiểm hóc thay!”(Thơ Nôm, bài
70), nên đành “Nép mình qua trước chốn xôn xao”(Thơ Nôm, bài 83), xa lánh chốn đua
tranh lợi lộc. Bạch Vân cư sĩ cũng muốn như Lão Tử cỡi trâu xanh bay mãi về phương Tây,
dõi tìm cõi Thần Châu, “Việc đời phó mặc thuyền trôi bình bồng”. Ông muốn theo chim âu
xòe cánh thỏa sức bay trên muôn trùng sóng nước, trong khoảng không mênh mông vô cùng
vô tận:
“Biển khơi hồng nhật đông thăng
Ngàn Tây mây trắng trông vời Thần Châu
Suối khe vui thú nhiệm mầu
Thề xưa nỡ phụ chim âu muôn trùng?”
(Ngụ ý)
Bên cạnh đó, vì không hòa hợp được với thói đời, Bạch Vân cư sĩ tự nhận mình là “vụng
dại”. Thơ Cư Sĩ thường đề cập đến “vụng và xảo” nhưng không đơn thuần mang ý nghĩa là
vụng về và khéo léo mà là sự ngay thẳng, chân thật (vụng, dại) và sự giả dối, nham hiểm
(xảo, khôn)
“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.”
(Thơ Nôm, bài 73)
Có thể nói, ta dại, ta vụng là tư tưởng chủ yếu của Đạo gia. Lão Tử nói: “Khử trí dữ xảo, trí
xảo bất khử, tất thiên hạ loạn”(Bỏ cái khôn khéo đi, không chịu bỏ cái khôn khéo, tất nhiên
thiên hạ sẽ loạn”. Lão Tử lại nói: “Tuyệt xảo khí lợi, đạo tặc vô hữu”
(Dứt bỏ cái khéo, vất cái lợi, xã hội sẽ không có trộm cướp). (Đạo Đức kinh, chương
19). Theo quan niệm của người đời là có lợi, có danh cao tước trọng mà từ bỏ tất là dại.
Riêng Bạch Vân cư sĩ lại quan niệm “dại, khôn” theo một ý nghĩa khác, vừa thâm thúy vừa
chua chát bằng bài thơ độc đáo chỉ có một vần (độc vận):
“ Làm người có dại mới nên khôn.
Chớ dại ngây si chớ quá khôn.
Khôn được ích mình, đừng rẻ dại,
Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn.
Khôn mà hiểm độc là khôn dại,
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.
Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại,
Gặp thời, dại cũng hóa nên khôn.”
(Thơ Nôm, bài 94)
Trong bài “Trung Tân ngụ hứng”, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng cho rằng người quân tử sống ở
đời phải biết răn mình, bỏ xảo nhận vụng, phải biết suy xét thiệt hơn, lấy “Chí thiện làm
mẫu mực” vì “Đường đời rất gập ghềnh,” và “Lòng người rất hiểm nghèo”. Từng câu thơ
bộc lộ một sự phê phán nhẹ nhàng mà sâu sắc hàm chứa một triết lý, một cách ứng xử trong
cuộc sống. Hai cặp từ đối lập “ta và người”, “xảo với vụng” được sử dụng rất nhuần nhuyễn
và đầy sức thuyết phục :
“ …Người xảo ta thì vụng,
Ấy vụng thế mà hay.
Ta vụng người thì xảo.
Ấy xảo thế mà gay.
Tính suy lẽ trời đất,
Nghiền ngẫm việc xưa nay”
Ngoài ra, tư tưởng “thủ phác, quả dục, bất tranh ” cũng là một trong những tôn chỉ của Đạo
giáo. Lão Tử quan sát cuộc đời, nghiệm ra rằng càng ngày con người vì tư lợi mà càng mưu
mô, xảo quyệt. Ông khuyên: “..ngoài thì biểu hiện sự mộc mạc, trong thì giữ sự chất phác,
giảm tư tâm, bớt dục vọng.” (Đạo Đức kinh, chương 19). Khi chọn “Trúc mai làm bạn,
hứng thơ nồng”(Thơ Nôm, bài 30), Nguyễn Bỉnh Khiêm một lòng dứt khoát “Đạp gót mong
theo người ẩn dật”(Thơ Nôm, bài 85), sống cuộc đời đạm bạc. Thiên nhiên “Xuân, hạ, thu,
đông” đem đến cho ẩn sĩ những món ăn dân dã, không bận lòng đến những cảnh phồn hoa
đô hội:
“ Giàu, khó đành hay chỉn phận mình,
Mấy đường gai góc biếng đua tranh.
Cơm ăn chẳng quản mùi xa bạc,
Áo mặc nề chi tấm rách lành ….”
(Thơ Nôm, bài 85)
Thấy điều trong trắng, giữ tính chất phác, ít lo, ít dục vọng, không tranh giành với người kể
cả cỏ cây muông thú, như vậy là hợp với Đạo. Trong thơ ông, ta thường bắt gặp thái độ
chán ghét cảnh chém giết, tàn sát lẫn nhau vì tư lợi của người đời. Ông luôn ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status