Đặc điểm của tùy bút, bút kí trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Đặc điểm của tùy bút, bút kí trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975



Khác với các thể loại khác, ký luôn đòi hỏi sự có mặt trực tiếp của tác giả trong tác phẩm.
Trong kí tự sự, người đọc không chấp nhận cách khai thác gián tiếp. Người kể chuyện
là người trong cuộc, chứng kiến, quan sát, lắng nghe và tham gia trực tiếp một phần vào công việc.
Trong kí trữ tình “cái tôi nhiều khi trở thành một trong những trung tâm tác động qua
lại với những điển hình về người thật việc thật trong cuộc sống. Ở đây cái tôi hiện hình như
một nhân vật trữ tình để thu về những ấn tượng mạnh mẽ của cuộc đời và phát biểu ra những
cảm xúc, suy nghĩ”[16/47].



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iến cái đằm
đất, từ hai người cầm chuôi đằm rút xuống chỉ còn một người, và một người ấy lại đằm được
gấp bốn lần công sức bốn người kia.”[86/119]. Cũng vì thế nên Nguyễn Tuân hiểu được
niềm vui của những người công nhân trẻ ở mỏ than Quỳnh Nhai khi nấu thành công những
mẻ than đầu tiên – rất nhẹ, rất trắng đến nỗi thích quá “liền rủ nhau thịt chung một con cầy,
góp nhau mua rượu ăn mừng.”[86/283]. Giản dị đấy mà ý nghĩa biết nhường nào.
Đó là những anh chiến sĩ biên phòng ở đồn Tây Trang, nơi mà “tất cả bốn mùa trong
một ngày, là chỉ có gió, gió Lào”, cái thứ gió khắc nghiệt ấy không làm vơi đi cái lòng yêu
Tổ quốc, say mê bảo vệ biên giới của những người chiến sĩ nơi đây. Dù thiên nhiên khắc
nghiệt, dù thiếu thốn tình cảm nhưng “cái khó khăn gian khổ tình cảm anh em đã dấn lên
được bằng cái lòng yêu thương đối với Tổ quốc ta xã hội chủ nghĩa này”[86/110], ở cái
khoảnh núi cheo leo xa xôi vòng quanh tịt mù này cái tiếng nói của Tổ quốc truyền qua đài
mỗi buổi phát thanh, nhất là mỗi buổi hoàng hôn vẫn là cái tiếng nói mà anh em đánh giá là ấm áp
tin cậy nhất. Với họ hạnh phúc giản đơn là thế, để rồi có những người như người tiểu đội
trưởng của đồn, anh đã “ăn liền mấy cái Tết ở đồn Tây Trang […], anh đã liền liền đón mấy
cái xuân hòa bình; ở đồn này anh đã liền liền đón lấy tuổi giời, tuổi quân và tuổi
Đảng.”[86/111].
Dù được các tác giả miêu tả ở góc cạnh nào thì đẹp nhất vẫn là con người luôn ở thế
chủ động, anh Lễ trong Bám biển chủ động trước thời tiết thất thường, anh công an viên đồn
Ngư Thủy trong tùy bút Chế Lan Viên chủ động trong việc đem ánh sáng khoa học cho
người dân, còn ông lái đò trên dòng Sông Đà chủ động trước thiên nhiên hung dữ. Nguyễn
Tuân trong Sông Đà đã dành rất nhiều tâm huyết để miêu tả hình ảnh người lái đò sông Đà –
một hình ảnh tiêu biểu cho lớp người mới đang khai phá vùng đất Tây Bắc. Ông lái đò Lai
Châu ấy đã gần bảy mươi rồi nhưng “cái đầu quắc thước ấy đặt trên một thân hình cao to và
gọn quánh như chất sừng chất mun.”[86/63], là người cưỡi gió đạp sóng theo cả nghĩa đen
lẫn nghĩa bóng, nhà văn đã đặt nhân vật của mình trong tình thế chiến đấu với thiên nhiên
hiểm nguy, dữ dội để từ đó mà bật lên được sức mạnh, tài năng. Có khi “đám tảng đám hòn
chia làm ba hàng chặn ngang trên sóng đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không
còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà đá dàn trận địa sẵn.”[86/71]. Thế nhưng tất cả
rồi cũng sẽ qua, “Trên dòng sông Đà, ông xuôi ngược trên một trăm lần rồi và lần nào con
người ấy cũng “cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó” ở sự bình tĩnh, ở sự chủ
động, và cả ở cái bề dày kinh nghiệm của trăm lần vượt thác. Nguyễn Tuân miêu tả người lái
đò sông Đà không phải là ở tư thế của người bình thường nữa mà đó là người nghệ sĩ, với
bàn tay và trí tuệ của người lao động trên sông nước, ông thực hiện những đường múa tuyệt
đẹp trong cuộc chiến đấu với sự hung dữ của thiên nhiên. “Một cảm hứng hào hùng đã khiến
ngòi bút Nguyễn Tuân tả một cuộc vượt thác sông Đà vẫn diễn ra thường nhật thành một trận
đánh biến ảo, hấp dẫn, một khúc hát ca ngợi chiến công của một bậc anh hùng”[58/569].
Nhưng có một điều lạ là sau những cuộc chiến đấu sinh tử trên dòng sông, họ trở bình
yên như chưa hề có một giây phút hiểm nguy đã từng đến với họ trước đó. Và cái hạnh phúc
của họ là hạnh phúc khi coi lại thành quả lao động mà mình vừa đạt được “Đêm ấy nhà đò
đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá đầm xanh, về
những cái hầm cá, cái hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy
tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải đủ
tướng dữ quân tợn vừa rồi”[86/73], bởi vì “cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với
sông đà dữ dội, ngày nào cũng dành lấy cái sống từ tay những cái thác nên nó cũng không có
gì là hồi hộp đáng nhớ…”[86/73]. Đó là cái ung dung, thư thái của những con người làm chủ
cuộc sống.
2.2.2. Con người anh hùng, bất khuất, quật cường trong chiến đấu
Con người thời kì chống Mĩ trở thành đối tượng trung tâm tạo nên nguồn cảm hứng
cho các nhà văn. Hình tượng con người trong kí nói chung và trong tùy bút, bút kí nói riêng
là những con người có thật gắn với những sự kiện có thật, địa chỉ có thật, có tên hay không
tên. Vì thế hầu hết trong khắp các tùy bút, bút kí chống Mĩ đều xuất hiện hình tượng con
người anh hùng – bất khuất, quật cường trong chiến đấu. Nhưng điều đặc biệt đáng nói ở đây
kiểu con người anh hùng không phải kiểu con người to lớn, vĩ đại kiểu sử thi mà họ là những
con người bình thường, họ anh hùng trong chính đời thường của mình, trong hành động,
trong suy nghĩ ngay trên chính mảnh đất của mình, chất anh hùng cũng được biểu hiện ở
nhiều khía cạnh khác nhau. Các nhà văn “đã tìm ra giữa cái biển mênh mông của cuộc chiến
tranh nhân dân thần kì này những hạt muối mặn kết tinh – những điển hình anh dũng thoạt
mới đầu tưởng như không có gì đáng kể đến.”[20/52]. Trong tùy bút, bút kí chống Mĩ hầu
hết các tác giả xây dựng nhân vật anh hùng dựa trên một nguyên tắc chung - đó là con người
với tư cách là một công dân tích cực – con người kết tinh những gì đẹp đẽ nhất của xóm
làng, của đoàn thể của dân tộc.
Đó là những con người rất bình thường, rất thật, rất giản đơn nhưng ý chí, phẩm chất
của họ rất cao cả, khí phách, sống ở tư thế người anh hùng, ở khả năng tự ý thức. Tập bút kí
chính luận nhưng cũng rất trữ tình Những ngày nổi giận của Chế Lan Viên thấm đẫm chất
anh hùng ca cách mạng, những con người đi vào trang văn của ông hầu hết là những con
người như thế. “Anh để nhân vật đến với chúng ta với diện mạo thường ngày, trong y phục
thường ngày từ những vị trí thường ngày của họ.”[39]. Đó là cô Chao Cẩm Tú – phục vụ
viên ở cửa hàng ăn Nam Phát “đã từng dưới mưa đạn, đem bia ra trận chiến hào cho bộ
đội.”[92/96]. Đó còn là anh Bổng dân quân ở Tây Thôn – đang nằm cách tác giả hai cái
chiếu đã hạ máy bay phản lực Mĩ bằng súng bộ binh thường, anh dũng là thế, tài năng là thế
nhưng khi vợ rầy la anh cũng chỉ cười trừ. Đó còn là “o bán cháo thường hay ngồi dưới gốc
đèn nhà bưu điện”[92/103] ở thị xã Đồng Hới, “thằng Jonxon lỡ tay phí đi 40 quả bm mà
chẳng làm vỡ được một miếng cái nồi cháo cá ấy” để rồi sau đó khi chiều về o lại “đủng đỉnh
đung đưa gánh cháo qua phố khác.”[92/103].
Tuy nhiên những con người ấy không bao giờ tự nhận mình là anh hùng, vì thế khi
xuất hiện trong không gian xã hội, gắn với các sự kiện có thật và các mối quan hệ xã hội,
trong thời gian hiện – thời gian của sự kiện họ càng lớn thêm về kích ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status