Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng loại thể - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng loại thể



MỤCLỤC
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1 -DẠYHỌC TRUYỆN NGẮN THEO ĐẶC TRƯNG LOẠI THỂ – Ý
NGHĨA KHOAHỌC VÀSƯ PHẠM .15
1.1.Dạyhọc tác phẩmvăn chương theo đặc trưng loại thể .15
1.1.1. Loại và thể tác phẩmvăn chương .15
1.1.2. Quan điểmdạyhọc tác phẩmvăn chương theo đặc trưng loại thể .18
1.2.Dạyhọc tác phẩm truyện ngắn theo đặc trưng loại thể .21
1.2.1. Đặc trưngcủa truyện ngắn hiện đại .21
1.2.2. Quan điểmdạyhọc truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng loại thể .29
1.3. “Loại hình truyện ngắn” và việc xác định loại hình truyện ngắn trong
chương trình Ngữvănlớp 11 .31
1.3.1. Các loại hình và thể tàicơbảncủa truyện ngắn Việt Nam hiện đại .32
1.3.2. Các loại hình và thể tàicơbảncủa truyện ngắn Việt Nam hiện đại
trong chương trình Ngữvănlớp 11 .38
1.4. Ý nghĩa khoahọc vàsư phạm .40
1.4.1. Ý nghĩa khoahọc .40
1.4.2. Ý nghĩasư phạm .40
CHƯƠNG 2 -TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNGDẠYHỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT
NAM HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮVĂNLỚP 11 THEO ĐẶC
ĐIỂM LOẠI HÌNH .42
2.1. Khai thácyếutố trữ tình trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) .42
2.1.1. Khai tháccốt truyện “trữ tình hóa” .42
2.1.2. Khai thác nhânvật “trữ tình hóa” .46
2.1.3. Khai thác trần thuật “trữ tình hóa” .54
2.2. Khai thácyếutốkịch, yếutố trữ tình trong truyện ngắn Chữ ngườitử tù (Nguyễn Tuân) .57
2.2.1. Khai tháccốt truyện “kịch hóa”, “trữ tình hóa” .58
2.2.2. Khai thác nhânvật “kịch hóa”, “trữ tình hóa” .64
2.2.3. Khai thác trần thuật “kịch hóa”, “trữ tình hóa” .69
2.3. Khai thácyếutố tiểu thuyết trong truyện ngắn Chí Phèo, Đời thừa (Nam Cao) .72
2.3.1. Khai tháccốt truyện “tiểu thuyết hóa” .74
2.3.2. Khai thác nhânvật “tiểu thuyết hóa” .82
2.3.3. Khai thác trần thuật “tiểu thuyết hóa” .94
CHƯƠNG 3 - THỰC NGHIỆMSƯ PHẠM . 106
3.1.Mục đích và yêucầu thực nghiệm . 106
3.1.1.Mục đích thực nghiệm . 106
3.1.2. Yêucầu thực nghiệm . 106
3.2. Thời gian vàtổ chức thực nghiệm . 107
3.2.1. Thời gian thực nghiệm . 108
3.2.2.Tổ chức thực nghiệm . 108
3.3. Giáo án thực nghiệm. 109
3.3.1. Phiếuhọctập (phiếu chuẩnbị bài) . 109
3.3.2. Giáo án thực nghiệm . 114
3.4.Xử lýkết quả thực nghiệm. 141
3.4.1.Kết quả thực nghiệm . 141
3.4.2. Nhận xét, đánh giákết quả thực nghiệm . 142
KẾT LUẬN . 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 151
PHỤLỤC . 157



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iểu tượng Chí Phèo hôm nay có mặt ở mọi công sở, cơ
quan, trường học, bệnh viện, … Chí Phèo ấy còn là cả một sự ám ảnh cho không ít
quần thể người, cho không biết bao người lương thiện” (75, tr.15].
GV đặt vấn đề: Có thể nói, Nam Cao là nhà văn Việt Nam đầu tiên đã giải
phóng nhân vật khỏi chức năng khái quát tính cách thuần túy. Nhân vật của Nam
Cao không còn bị cột chặt vào tính cách, và tính cách chưa phải toàn bộ nội dung
nhân vật của ông. Khó có thể lược qui nhân vật của Nam Cao vào các phạm trù xã
hội qui phạm bởi nhân vật của ông thường được xây dựng theo nguyên tắc kết hợp
85
các mặt đối lập. Bản thân nhân vật phải có cả những “nét chính diện lẫn phản diện,
cả thấp hèn lẫn cao thượng, cả nực cười lẫn nghiêm trang”, … Nhân vật được nhà
văn miêu tả không phải như đã “hoàn tất và cố định”, mà như “một nhân cách biến
chuyển, đổi thay, được cuộc sống dạy dỗ” [6, tr.31].
Anh (chị) thử tìm những mặt đối lập trong con người của Chí Phèo (Chí
Phèo) và Hộ (Đời thừa), từ đó, nhận xét về cách xây dựng nhân vật của Nam
Cao. Chọn và phân tích nhân vật để làm rõ những nhận xét đó.
Không riêng gì Chí Phèo (Chí Phèo) “vừa hiền vừa dữ, vừa liều lĩnh vừa nhát
sợ, vừa dị dạng vừa bình thường, vừa chìm đắm trong tăm tối vừa ước mơ một cuộc
đời trong lành … Bảo Chí Phèo là nhân vật chính diện hẳn không được, mà xem
hắn là nhân vật phản diện cũng không ổn” (Trần Đình Sử). Văn sĩ Hộ trong Đời
thừa cũng vừa nhu nhược, vừa kiêu căng, vừa yếu đuối, vừa tiềm tàng sức mạnh
tinh thần, vừa nhân ái, vừa hay bức xúc, vừa dễ sa ngã, vừa hay ân hận, … Các
nhân vật khác của Nam Cao, ở mức độ khác nhau đều là “tổng hòa của những cực
đối nghịch” (Vũ Anh Tuấn). Qua đó, nhà văn muốn chứng minh rằng con người
không bao giờ đồng nhất với chính nó. Ở con người bao giờ cũng có sự vênh lệch,
trật khớp giữa bên ngoài và bên trong, giữa tính cách với số phận và địa vị của họ.
Con người và cuộc đời này không phải bao giờ cũng có sự phân chia rạch ròi. Thế
giới nghệ thuật của “truyện ngắn – tiểu thuyết hóa” là sự kết tinh của cuộc sống
hiện đại. Nó khác hẳn thế giới chia đôi phân cực của văn học truyền thống, nơi mà
tốt – xấu, thiện – ác, trung – nịnh, cao thượng – thấp hèn, thông minh – ngốc
nghếch, … được phân định một cách cụ thể. Nam Cao là nhà văn tiên phong trong
việc nhìn nhận, khám phá cuộc sống và con người với toàn bộ tính chất phức tạp đa
dạng như nó vốn có. Trong tương quan với Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam và các
nhà văn đương thời, Nam Cao là nhà văn có cái nhìn biện chứng và hiện đại nhất về
con người. Nguyễn Công Hoan chủ yếu mới nhìn nhận và phản ánh phần “con” bị
vật hóa của con người. Thạch Lam thì ngược lại, ông luôn quan tâm đến phần
“người” tinh tế, nhạy cảm. Còn Nam Cao hài hòa hơn, ông nhìn nhận con người
trong tính hai mặt của nó. Nhân vật của ông luôn đứng giữa ranh giới thiện – ác,
86
hiền – dữ; luôn ở thế giằng co, chống chọi giữa cái bên trong mình và cái nghịch
cảnh ở bên ngoài. Nhân vật của Nam Cao bao giờ cũng chứa đựng mâu thuẫn nội
tại, trong đó, giữa cái hợp lí với cái phi lí, lí trí và dục vọng, ý thức và vô thức, thiện
và ác không hề có hàng rào ngăn cách tuyệt đối.
Thật vậy, nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao thường được xây dựng dựa
trên mâu thuẫn giữa các mặt đối lập, có khả năng chuyển hóa lẫn nhau thông qua sự
tác động qua lại giữa tâm lí, tính cách với môi trường, hoàn cảnh. Nam Cao mô tả
con người như là hậu quả nặng nề của một môi trường, hoàn cảnh phi nhân tính,
phản nhân văn đến cực độ. Qua những trang văn của Nam Cao, làng Vũ Đại và rộng
hơn là toàn bộ xã hội thực dân – phong kiến là một môi trường có sức tàn phá đời
sống con người một cách khủng khiếp. Nếu Nguyễn Công Hoan do mất lòng tin vào
con người nên chỉ nhìn thấy những gì xấu xa, đáng cười ở con người, thì Nam Cao,
với cái nhìn nhân đạo sâu sắc, ông thấy con người là một khối mâu thuẫn gay gắt
giữa bên trong và bên ngoài, giữa tính cách và số phận, … Chí Phèo và thị Nở (Chí
Phèo), một người bị tha hóa đến mức vật hóa, trở thành “con quỷ dữ” và một người
với vẻ ngoài xấu ma chê quỷ hờn, nghèo, dở hơi, lại là con nhà có mả hủi, thế
nhưng, bên trong cái lốt quỷ ấy là một khát vọng hoàn lương giản dị mà cao đẹp, và
bên trong cái vẻ ngoài đáng xa lánh kia là một phẩm chất “tự nhiên thô mộc”, thấm
đẫm nhân tình. Trên phương diện tình yêu, tình người, những kẻ vốn không được
làng Vũ Đại xem là người như Chí Phèo, thị Nở lại bộc lộ phẩm chất “người” một
cách đầy đủ nhất. Thị Nở, từ ý nghĩ đến việc làm đối với Chí đều đậm nhân tình.
Chí Phèo bị bệnh sau cái đêm ngoài vườn chuối, thị nghĩ “mình bỏ hắn lúc này thì
cũng bạc”, vì thế, vừa sáng ra, thị đã chạy đi tìm gạo để nấu bát cháo hành mang
sang cho Chí. Có thể xem, bát cháo hành là kết tinh toàn bộ phẩm chất người quí
giá của thị Nở. Bát cháo là tấm lòng, là nghĩa tình, là vẻ đẹp bên trong đối lập hoàn
toàn với vẻ ngoài của thị. Và chỉ có nó mới có khả năng đánh thức được phần nhân
tính vốn chìm khuất trong con người Chí Phèo – quỷ dữ. Nó giúp Chí được trở lại
làm người, dù chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, nhưng là vô giá đối với một kẻ
như Chí.
87
Ở những nhân vật trí thức, Nam Cao không chỉ khắc họa sự đối lập giữa bên
ngoài và bên trong, giữa quá khứ và hiện tại, mà còn xây dựng mâu thuẫn ngay
trong chính bản chất của họ. Hộ trong Đời thừa, yêu thương vợ con hết mực nhưng
không phải không có lúc độc ác, vô trách nhiệm. Hộ đã từng “cúi xuống nỗi đau
khổ của từ”, “đưa một bàn tay cầm lấy cái bàn tay mềm yếu của Từ giữa lúc Từ
đau đớn không bờ bến”; đã từng “lo xanh mặt và thức suốt đêm để trông coi thuốc
thang cho vợ”, … Nhưng cũng chính Hộ đã có lúc muốn “vật một nhát cho chết”
cả vợ con. Nhân vật của Nam Cao vừa là “tổng hòa các quan hệ xã hội” vừa là “một
sinh vật phiền phức” nhất. Nó là “phức hợp” của cả con người xã hội, con người cá
nhân, con người bản năng … Nó chưa đựng toàn bộ những gì phức tạp, đầy mâu
thuẫn của con người – mâu thuẫn giữa ước mơ, khát vọng với thực tế, giữa tính
cách với số phận, giữa suy nghĩ với hành động, …
GV đặt vấn đề: Chúng ta biết rằng, để xây dựng nhân vật thiên về bộc lộ cảm
giác, tâm trạng, “truyện ngắn – trữ tình hóa” chủ yếu sử dụng hệ thống chi tiết mô tả
nội tâm. Còn để xây dựng nhân vật thiên về diễn trò nhằm phơi bày trạng thái nhân
thế, “truyện ngắn – kịch hóa” nặng về những chi tiết mô tả ngoại hình và hành
động. Và với “truyện ngắn – tiểu thuyết hóa”, để xây dựng những nhân vật “lưỡng
hóa”, phong phú, đa dạng và phức tạp như con người vốn có trong đời sống, nhà
văn thường sử dụng kết hợp ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status