Đánh giá hiện trạng và tình hình quản lý môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội - pdf 16

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu:
PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người và toàn bộ sinh vật trên Trái đất. Nước tham gia vào các hoạt động sống cũng như hoạt động sản xuất của con người.
Cùng với quá trình phát triển của xã hội, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa - hiện đại hóa làm tăng nhu cầu sử dụng nước và xả thải ra môi trường một lượng chất thải rất lớn. Hơn nữa, sự bùng nổ dân số khiến cho nhu cầu về nguồn nước ngày càng cao, con người càng phải khai thác triệt để nguồn nước nhằm phục vụ hoạt động sống của mình. Sự khai thác tràn lan và xả ra môi trường lượng chất thải chưa qua xử lý đã dẫn đến tình trạng khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước.
Ở nước ta, các lưu vực sông lớn như: lưu vực sông Cầu, lưu vực sông Nhuệ - Đáy, lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các lưu vực sông đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về chất lượng cũng như trữ lượng, nhiều con sông có nguy cơ trở thành sông chết.
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy là một trong những lưu vực sông lớn của Việt Nam; có vị trí địa lý đặc biệt, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng. Lưu vực có diện tích tự nhiên 7.665 km2 ; tổng lượng nước hàng năm khoảng 28,8 tỷ m3; chảy qua 5 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, với dân số khoảng 10,77 triệu người. Tuy nhiên, lưu vực sông này hiện đang là một trong ba điểm nóng về Tài nguyên nước ở nước ta. Nguồn nước của hai con sông này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của các đô thị, làng nghề, công nghiệp, dịch vụ; đặc biệt nước thải công nghiệp và sinh hoạt, y tế không qua xử lý đổ trực tiếp ra sông. Hiện trạng môi trường nước của lưu vực sông Nhuệ - Đáy vẫn đang diễn biến phức tạp, ngày càng xấu đi.
Ngày 29/04/2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg : “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020” với vốn đầu tư trên 3.000 tỉ đồng. Mục tiêu là xử lý ô nhiễm, khôi phục lại hiện trạng môi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp vốn có của lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Bộ Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với lãnh đạo 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình cùng các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ ngành liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Đề án.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan và tình hình thực tế của lưu vực sông Nhuệ - Đáy, được sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Giang và sự giúp đỡ của Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hà Nội, chúng tui xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiện trạng và tình hình quản lý môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội ”

1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá hiện trạng và tình hình quản lý môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu
- Các số liệu thu thập được phải đảm bảo độ chính xác và tin cậy.
- Chỉ ra được những điểm nổi bật trong hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội.
- Chỉ ra được những mặt hạn chế và tích cực của công tác quản lý môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội.
- Đưa ra được các giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với địa bàn nghiên cứu.
PHẦN II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Lưu vực
 Lưu vực là một đơn vị diện tích mặt đất, trong đó quá trình tích luỹ và vận chuyển của nước diễn ra tương đối độc lập với các diện tích xung quanh.
 Lưu vực là phần lớn diện tích bề mặt trong tự nhiên mà mọi lượng nước mưa khi rơi xuống sẽ tập trung lại và thoát ra một cửa duy nhất.
 Lưu vực này phân cách với các lưu vực khác xung quanh bằng những dông núi, đồi, gò liên tiếp bao quanh nó.

C08HJOfw96Gk399
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status