Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc ở xã Đông Thành - huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước nông nghiệp, ngành nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt dưới ánh sáng nghị quyết Đại Hội VII của Đảng chuyển hẳn nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ hàng hoá đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khai thác phát huy tốt tiềm năng sẵn có của từng vùng, từng địa phương, biến sản phẩm nông nghiệp thành hàng hoá, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp thông qua chế biến và xuất khẩu. Vì vậy liên tiếp trong những năm gần đây, Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao ( đạt mức bình quân trên 7% năm ) chất lượng cuộc sống dân cư được nâng lên rất nhiều.
Sự thành công to lớn của nông nghiệp nước ta trong những năm qua do nhiều yếu tố, trong đó 2 nhân tố có tính quan trọng và quyết định là: đường lối đổi mới và sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Trong thực tiễn sản xuất từ những trân ruộng trước kia chỉ sản xuất được 1 đến 2 vụ thì nay đã tăng lên 4 đến 5 vụ/năm. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được đưa vào sản xuất trên diện rộng.
Tuy nhiên đây mới chỉ là những thắng lợi bước đầu, bởi vì khi chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá thì sản xuất nông nghiệp và người nông dân phải thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, triệt để khai thác những điều kiện thuận lợi của từng vùng từng địa phương và các lợi thế về những cây trông vật nuôi để có giá trị kinh tế cao, nâng cao năng xuất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Với yêu cầu đó qua thực tế xã Đông Thành - huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ là xã thuộc vùng trung du của tỉnh có tổng diện tích đất tự nhiên là: 1242.9ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là: 695.71ha chủ yếu là đồi núi thấp. Với tổng dân số là 7257 khẩu và có 1693 hộ, dân số được phân bổ dải dác trên toàn xã. Xét tình hình ở địa phương có điều kiện thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày đặc biệt là cây lạc. Trong những năm gần đây điện tích trồng lạc và số hộ trồng lạc ngày một tăng, theo đó đời sống của người dân trong xã từng bước được cải thiện rõ rệt, là một hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng đúng đắn.
Lạc là một loại cây công nghiệp ngắn ngày, lạc cũng là cây thực phẩm có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Hạt lạc là thức ăn giàu lipit, nhiều protein, vitamin cho con người. Thân lá, khô dầu lạc là nguồn cung cấp thức ăn giàu đạm cho chăn nuôi. Lạc còn là nguồn nguyên liệu chính trong nhiều ngành công nghiệp như ép dầu, sản xuất sơn, mực in… ngoài ra, lạc còn là cây trồng lý tưởng trong hệ thống luân canh và cải tạo đất do rễ lạc có vi khuẩn cố định đạm.
Xuất phát từ lợi ích nhiều mặt của cây lạc nên ở Việt Nam nói chung và ở xã Đông Thành - Thanh Ba - Phú Thọ nói riêng, lạc được trồng rộng rãi ở nhiều nơi và diện tích ngày càng tăng. Đối với xã Đông Thành lạc trở thành cây trồng phổ biến và thực tế cho thấy nhiều hộ nông dân đã giàu lên từ cây lạc. Đây là thực tế đáng mừng bởi như thế có nghĩa là người dân đã tìm ra được lối thoát xoá đói giảm cùng kiệt cho chính họ. Chính vì hiệu quả sản xuất lạc cao mà người nông dân ngày một chăm lo đầu tư, áp dụng kỹ thuật mới vào việc trồng lạc.
Bên cạnh những thành quả đó vẫn còn nhiều người nông dân chưa dám mạnh dạn đầu tư nhiều cho cây lạc, vì vậy đã làm cho hiệu quả sản xuất lạc chưa cao so với mong muốn, sự phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của địa phương.
Vì vậy, tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc ở xã Đông Thành - huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng sản xuất hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc ở xã Đông Thành – huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ, nguyên nhân của thực trạng đó ở địa phương và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xất lạc trên địa ban xã trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc ở xã Đông Thành – huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ, từ đó tìm ra nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lạc trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc của xã Đông Thành – huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ trong những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân canh tác lạc ở xã Đông Thành – huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.2.1. Phạm vi và nội dung
Đề tài tập chung đánh giá trong sản xuất lạc và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc ở xã Đông Thành – huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ, nguyên nhân của thực trạng đó.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây lạc ở Địa phương trong thời gian tới
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
- Đề tài được triểm khai nghiên cứu trong địa bàn xã Đông Thành – huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ
- Đánh giá thực hiện cơ bản của xã qua 3 năm 2007 – 2009
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây lạc của xã trong năm 2009.
- Giải pháp đề xuất cho thời gian tới
- Đề tài được triển khai nghiên cứu đánh giá từ 4/2010 – 9/2010


pLVGQM134f490d1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status