Về một số khái niệm và vùng văn hoá châu thổ bắc bộ - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Về một số khái niệm và vùng văn hoá châu thổ bắc bộ



Muc lục
Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
khoa văn học
Về một số khái niệm và vùng văn hoá châu thổ bắc bộ
Phần các khái niệm cơ bản, liên quan
A. Các khái niệm định hình vùng.
1. Không gian văn hoá.
2. Lãnh thổ văn hoá.
3. Vùng văn hoá.
IV. Tiểu vùng văn hoá.
B. Vùng văn hoá châu thổ Bắc bộ:
I. Đặc điểm môi trường tự nhiên, xã hội.
1. Môi trường tự nhiên.
2. Môi trường xã hội.
II. Đặc điểm văn hoá châu thổ Bắc bộ.
1. Nhà ở.
2. ẩm thực.
3. Trang phục:
4. Làng nghề:
5. Di tích văn hoá.
6. Văn hoá dân gian.
7. Tín ngưỡng.
8. Nền văn hoá bác học.
9. Tiếp biên văn hoá.
Kết luận
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ược phát hiện chứng tỏ rằng, bấy giờ các nhóm cùng sống với nhau hay sống gần gũi nhau đã có số lượng khá đông, cùng lấy nghề nông trồng lúa nướcl àm nền kinh tế chủ yếu và cũng có ít nhiều những phong tục, tập quán giống nhau.
Do yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng hàng ngày tăng lên cùng với sự gia tăng dân số, do tính phức tạp của một số ngành nghề, trong xã hội thời đó đã nẩy sinh sự phân công lao động, nghề luyện kim, đúc đồng ngày càng phát triển. Thông qua các di vật tìm ược ở các di chỉ sau Phùng Nguyên như Đồng Đậu, Gò Mun rồi tiếp đến Thiệu Dương, Đông Sơn, chúng ta hiểu rằng hồi ấy đã có hàng loạt công cụ sản xuất, vũ khí, nhạc cụ bằng đồng. Trong số này, đáng chú ý nhất là hàng loạt lưỡi cày đồng với nhiều hình dáng khác nhau: cánh bướm, hình thoi, v.v… Cũng với hình con bò trang trí trên mặt trống đồng, sự xuất hiện của lưỡi cày chứng tỏ rằng, người ương thời đã chuyển từ nghề nông dùng cuốc sang nghề nông dùng cày. Nguồn sử liệu cổ Trung Quốc Giao Châu ngoại vực kỷ thừa nhận: “Giao chỉ (tức là Bắc Việt Nam) khi chưa đặt thành quận, huyện, đất đai có ruộng gọi là ruộng lạc, theo nước triều lên xuống mà làm, dân khẩn lấy ruộng mà ăn” Nông nghiệp lúa nước trên vùng châu thổ các con sông lớn (Hồng, Mã, Cả, Chu) đã trở thành ngành kinh tế chủ yếu, vừa tạo cơ sở cho định cư lâu dài, vừa tạo ra thứ lương thực cần thiết hàng ngày của người dân ở đây. Tất nhiên, để có được những vụ mùa vững chắc, con người phải thích nghi với sông nước và từng bước xây dựng mối quan hệ làng với làng. Cũng từ đây, nảy sinh những sinh hoạt văn hoá phản ánh mối quan hệ giữa các cộng đồng người với tự nhiên, giữa người với người ở các cộng đồng nông nghiệp.
Bên cạnh nghề nông, việc trồng rau, trồng cà, trồng cây ăn quả, trồng dâu chăn tằm, nuôi gà, lợn, chó, trâu bò v.v… cũng ngày càng phát triển. Lương thực thực phẩm tăng lên và ngày thêm đa dạng. Đời sống của người dân cũng được đảm bảo hơn, vui tươi, ổn định hơn.
Như trên đã nói, các nghề thủ công như luyện kim và sau này là rèn sắt, làm đồ gốm, dệt lụa, đan lát ngày càng toạ ra nhiều sản phẩm hơn, phcụ vụ tốt hơn nhu cầu con người. Số lượng đồ đồng tăng lên so với nhiều loại công cụ như rìu, mũi giáo, mũi tên, liềm, dao; các nhạc cụ bằng đồng như chiêng, trống, và tượng đồng, v.v... số lượng đồ gồm cũng phong phú: bát, đĩa, bình, nồi, võ, chõ v.v...
Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp với sự hỗ trợ đắc lực của nghề luyện kim đồng thau đã tạo nên cái nền cần thiết và cơ bản cho sự chuyển biến của xã hội từ trạng thái nguyên thuỷ sang thời đại văn minh. Tuy nhiên, cũng cần thấy thêm rằng, mặc dầu còn nhiều hạn chế, bấy giờ đã có sự giao lưu, trao đổi sản phẩm giữa các vùng, nhất là công cụ bằng đồng, các bát đĩa, bình gốm. Giao lưu là sợi dây nối liền các làng, các vùng tạo điều kiện cho sự ra đời của các tổ chức chính trị.
Tất cả những đặc điểm trên sẽ góp phần tạo ra những đặc điểm riêng của vùng văn hoá Bắc Bộ.
II. Đặc điểm văn hoá châu thổ Bắc bộ.
1. Nhà ở.
Văn hoá nhà ở là một đặc trưng trong nền văn hoá Bắc Bộ. Nhà ở của cư dân Bắc Bộ thường sử dụng các vật liệu nhẹ, bền. Người nông dân Bắc Bộ thường muốn xây dựng ngôi nhà của mình theo kiểu bền chắc, tó đẹp, tuy nhiên vẫn hoà hợp với cảnh quan, vì đối với họ, ngôi nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo một cuộc sống ổn định.
Hình dáng nhà.
Nhà của người dân Bắc Bộ thường có mái cong truyền thống. Sau này, mái nhà bình thườgn được làm thẳng cho giản tiện, chỉ có những công trình kiến trúc lớn mới làm mái cong cầu kì. Ngoài ra, các đầu đao ở bốn góc đình chùa, cung điện cũng được làm cong vút như con thuyền rẽ sóng lướt tới, tạo nên dáng vẻ thanh thoát đặc biệt và gợi cảm giác bay bổng cho ngôi nhà vốn được trải rộng trên mặt bằng để hoà mình vào thiên nhiên.
Một sô nơi ở Bắc Bộ (ví dụ như Nghệ An) cũng thiết kế ngôi nhà của mình theo kiểu nàh sản để đối phó với lũ lụt, độ ẩm và ngăn côn trùng. Vào thế kỷ XVII, nhiều ngôi đình như đình Đình Bảng (Bắc Ninh), đình Chu Quyến (Hà Tây)... vẫn làm theo lối nhà san.
Cấu trúc.
Tiêu chuẩn ngôi nhà Việt Nam nói chung và của vùng Bắc Bộ nói riêng là “nhà cao cửa rộng”, cấu trúc mở. Nhà cao gồm hai yếu tố: sàn (nền) cao so với mặt đất và mái cao xo với sàn (nền). Nhà sàn đáp ứng yêu cầu thứ nhất, có tác dụng ứng phó với môi trường. Nhà Việt Nam nay đã chuyển sang nhà đất, nhưng nhà đất lí tưởng vẫn phải có nền cao. Cửa nhà không cao mà phải rộng, tránh nắng chiếu và mưa hắt, đón gió mát. Đầu dưới mái nhà (giọt gianh) thường được đưa ra khá xa so với mái hiên. Đầu hồi nhà thường có khoảng trống hình tam giác để thoát hơi nóng và khói. Dân Bắc Bộ có kinh nghiệm không làm cửa và cổng thằng hàng tránh gió độc, gió mạnh.
Chọn hướng nhà, chọn đất:
Đây là biện pháp quan trọng thứ hai để ứng phó với môi trường tự nhiên. Hướng nhà tiêu biểu ở Bắc Bộ là hướng Nam. Vì Bắc Bộ ở gần biển, trong khu vực gió mùa. Hướng Nam (hay Đông Nam) vừa tránh được nóng từ phía Tây, bão phía Đông và gió rét từ phía Bắc lại vừa tận dụng được gío mát vào mùa nóng (gió nồm).
tuỳ từng trường hợp vào địa hình, địa vật xung quanh, vào sự có mặt của núi, của sông, của con đường... mà ảnh hưởng của gió nắng sẽ khác nhau. Vì thế, phải chọn đất làm nhà. Khi chọn đất, người Bắc Bộ chú ý tới phong thuỷ, vì khí hậu của ngôi nhà. Ngoài ra, người Việt Bắc Bộ thường có câu: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, chọn đất cũng phải quan tâm đến việc chọn hàng xóm láng giềng. Trong thời kì phát triển nền kinh tế hàng hoá, khi chọn đất, người ta thường chọn những nơi gần đường giao thông, thuận lợi cho đi lại, làm ăn, buôn bán.
Cách thức kiến thúc.
Nhà ở của người Bắc Bộ có đặc điểm là rất đông và linh hoạt, thường là loại nhà không có chái, hình thức nhà vì kéo phát triển. Bộ khung của nhà thường được liên kết với nhau theo một không gian ba chiều: đứng, gnang, dọc. theo chiều đứng, lực dồn vào đá tảng, theo chiều ngang các cột nối với nhau tạo các vì kèo; theo chiều dọc, các vì kèo được nối với nhau bằng xà, tạo thành bộ khung. Các chi tiết của ngôi nhà được ghép với nhau bằng mộng.
Hình thức kiến trúc.
Ngôi nhà Bắc bộ phản ánh truyền thống văn hoá của vùng. Tính cộng đồng thể hiện ở việc không chia phòng biệt lập. Giữa hai nhà ngăn bằng rào cây thấp để dễ liên hệ với nhau. Truyền thống thờ cúng tổ tiên và hiếu khách thể hiện ở bàn thờ ở gian giữa (phía trong là bàn thờ, phía ngoài là bàn ghế tiếp khác). sau nữa là truyền thống coi trọng bên trái (phía Đông) với chiếc đòn nóc có đầu gốc ở phía Đông, bếp ở phía đông,... Trong kiến trúc nhà ở Bắc Bộ, nguyên tắc coi trọng số lẻ cũng được tôn trọng, thể hiện qua số gian, số cổng, số toà đều là số lẻ (có câu: Ngọ Môn 5 cửa 9 lầu, Cột cờ 3 cấp). Đây là do quan niệm của người xưa: lẻ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status