Công tác xã hội với nhóm trẻ khiếm thị (Nghiên cứu tại tỉnh hội người mù Hà Tây) - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI 10
I. TIẾP CẬN HỆ THỐNG THÂN CHỦ 10
II. QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ 10
1. Thông tin và những vấn đề chung của nhóm trẻ 10
1.1. Thông tin 10
1.2. Vấn đề chung 11
2. Thông tin cụ thể về từng em 12
III. KẾ HOẠCH TRỊ LIỆU 15
1. Thành lập nhóm 15
1.1. Lí do sử dụng phương pháp công tác xã hội nhóm làm phương pháp chủ đạo để giải quyết vấn đề 15
1.2. Mô hình nhóm 15
1.3. Chọn nhóm viên 15
1.4. Thảo luận mục tiêu và chương trình sinh hoạt 16
1.5. Phân công tổ chức 16
1.6. Cơ cấu phi chính thức 16
2. Chương trình 17
3. Tiến trình nhóm 19
IV. KẾT THÚC VÀ LƯỢNG GIÁ GIAI ĐOẠN I, PHƯƠNG HƯỚNG GIAI ĐOẠN II 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Vì sao tui lại chọn đề tài này? Thứ nhất, tui muốn đến với công tác xã hội bằng cách hướng mình đến công tác xã hội (CTXH) chuyên nghiệp và thực thụ. Tuy vậy, chưa có một nghiên cứu công tác xã hội mẫu mực nào (hay là tui chưa được đọc) cho tui tham khảo cả. Với một mong muốn cá nhân đó tui buộc phải lựa chọn nhóm đối tượng mà tui có khả năng nhất, có điều kiện nhất để thực hiện cái gọi là CTXH chuyên nghiệp, nghĩa là thực hiện theo yêu cầu, nguyên tắc mà khoa học và nghề nghiệp công tác xã hội đặt ra. Và đó là nhóm trẻ khiếm thị mà Đội Sinh viên làm công tác xã hội cũng như tui đã hoạt động được một thời gian tại Tỉnh hội người mù Hà Tây.
Thứ hai, bất cứ một đề tài nào cũng xuất phát từ tình huống có vấn đề từ cuộc sống. Đề tài của tui tất nhiên cũng vậy. Nó xuất phát từ vấn đề mà các em khiếm thị sinh hoạt tại Tỉnh Hội người mù Hà Tây đang gặp phải. Vấn đề xã hội dưới góc độ công tác xã hội của các em vừa là vấn đề của người khuyết tật, cụ thể là khiếm thị, vừa là vấn đề của trẻ em. Bởi vậy, đây là một nghiên cứu công tác xã hội mang cả đặc điểm của công tác xã hội với người khiếm thị và công tác xã hội với trẻ em. Khái quát lại vấn đề của các em, tính bức thiết mà đề tài nêu ra chính là vấn đề đáp ứng nhu cầu giao lưu, giao tiếp của các em, và qua đó góp phần định hướng cho sự hình thành nhân cách lành mạnh cho các em.
Với hai lí do đó, tui đã lựa chọn nghiên cứu và thực hành đối với nhóm trẻ khiếm thị và xây dựng nên báo cáo này.


2. Ý nghĩa đề tài
- Ý nghĩa lí luận – khoa học
Đề tài vận dụng kiến thức công tác xã hội với người khuyết tật nói chung và người khiếm thị và trẻ em nói riêng. Đây là một đề tài nghiên cứu khám phá để tạo đà cho những nghiên cứu mang tính khoa học hơn, thực thụ hơn trong các giai đoạn sau.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Báo cáo không phải là một báo cáo suông. Nó vận dụng kiến thức công tác xã hội để thực hành vào trường hợp cụ thể là các em các em khiếm thị tại Tỉnh Hội Người mù Hà Tây, mang lại những tác dụng tích cực thấy rõ cho các em.
3. Mục đích nghiên cứu
Tăng cường năng lực giao tiếp cho các em, tăng cường khả năng tự lực cho các em trong cuộc sống.
4. Nhân viên xã hội, hệ thống thân chủ và phạm vi nghiên cứu
- Nhân viên xã hội (NVXH): Nguyễn Trung Kiên và các thành viên của Đội Sinh viên làm công tác xã hội.
- Hệ thống thân chủ: gồm 13 em khiếm thị đang sinh hoạt, học tập tại Tỉnh Hội người mù Hà Tây.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian:
Giai đoạn I: từ 10/12 đến 16/12/2007.
Giai đoạn II: từ 1/3 đến 25/5/2008.
+ Địa điểm: tại 56 Tô Hiệu, Tỉnh Hội người mù Hà Tây, thành phố Hà Đông, Hà Tây.
5. Phương pháp nghiên cứu
*Phương pháp luận nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Marxist làm kim chỉ nam cho nghiên cứu và thực hành các phương pháp, kỹ năng đối với thân chủ.
* Phương pháp công tác xã hội với nhóm trẻ khiếm thị:
- Phương pháp công tác xã hội nhóm là phương pháp được sử dụng chính trong nghiên cứu này. Phương pháp công tác xã hội nhóm sử dụng mối quan hệ của nhóm trẻ khiếm thị, sử dụng chương trình sinh hoạt nhóm, bầu không khí nhóm như là công cụ để tác động vào từng đứa trẻ khiếm thị và mang lại tăng trưởng tâm lý xã hội cho các em.



nN3S9WWg459fvMO
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status