Phương pháp nghiên cứu xã hội học thực nghiệm - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Phương pháp nghiên cứu xã hội học thực nghiệm



Căn cứ vào mức độ tiếp xúc giữa người đi hỏi và người trả lời, phỏng vấn được chia thành hai loại: phỏng vấn qua tiếp xúc trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại. Thực tế qua cáh phân chia này người ta muốn nhấn mạnh loại phỏng vấn qua điện thoại này có những hạn chế lớn như: nó chỉ có thể sử dụng cho những người có điện thoại và thời gian cho phỏng vấn cũng thường rất hạn chế.
Chính vì vậy, khó có thể nói về tính thay mặt của thông tin khi sử dụng phương pháp phỏng vấn này. Tuy nhiên, phỏng vấn qua điện thoại cũng có nhữn ưu điểm nhất định như nó cho khả năng thu nhận thông tin một cách rất nhanh chóng vì thế người ta thường sử dụng phỏng vấn qua điện thoại cho việc nghiên cứu tìm hiểu sự phản ứng của dư luận tìm hiểu về một sự kiện xã hội hay một thông tin nào đó mới phát đi qua các phương tiện thông tin đại chúng. hay sử dụng cho việc thu thập các thong tin bổ sung hay kiểm tra các thông tin được thu thập qua các phương tiện khác.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ày luôn cần được kiểm tra về độ ổn định và ý nghĩa của nó.
Nguồn thông tin của quan sát là toàn bộ hành vi của người được nghiên cứu. Điểm mạnh của quan sát là thường đạt được ngay ấn tượng trực tiếp về sự thể hiện hành vi của con người. Trên cơ sở ấn tượng của mình điều tra viên tiến hành ghi chép hay hình thành các câu trả lời trong một bảng hỏi có trước.
Tuy nhiên, quan sát cũng có một số nhược điểm như: quan sát thường chỉ có thể sử dụng cho việc nghiên cứu những hiện tượng, những sự kiện hiện tại chứ không phải các sự kiện quá khứ hay tương lai. Hơn nữa nếu sử dụng phương pháp quan sát cho việc nghiên cứu các sự kiện xảy ra trong thời gian dài thì ấn tượng đã có từ quan sát lần đầu dễ dàng lừa dối, che lấp những lần quan sát tiếp theo.
Mặt khác nếu sử dụng phương pháp này khó có thể nghiên cứu được số đông các đơn vị nghiên cứu. Những điều này rõ ràng là mâu thuẫn với yêu cầu về tính thay mặt của thông tin trong nghiên cứu xã hội học. Chính vì lý do này quan sát ít được sử dụng như một phương pháp chủ yếu cho một cuộc nghiên cứu xã hội học thực nghiệm. Tuy nhiên phương pháp quan sát cũng rất có hiệu quả cho các nghiên cứu nhằm phát hiện bản chất nội tại của hiện tượng, hay muốn tìm hiểu sâu về nguyên nhân của các hành động, cơ cấu của các mối quan hệ hàng ngày của một nhóm người nàođó… Chính vì vậy quan sát thường được sử dụng cho các nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu thử.
Kĩ thuật quan sát
Trước khi tiến hành quan sát cần có sự chuẩn bị kỹ càng, phải xác định rõ thời gian quan sát là bao lâu, cụ thể ngày giờ, địa điểm, cách thức mà người đi quan sát tiếp cạn với đối tượng đang quan sát.
Việc ghi chép cũng phải được chú ý đặc biệt. Tuỳ từng cách thức quan sát mà có những cách ghi chép cụ thể phù hợp. Trong mốtố trường hợp việc ghi chép lại các ấn tượng ó thẻ được thực hiện với các công cụ phù hợp như việ ghi âm lời nói cũng như chụp ảnh những hành vi của người được quan sát.
Khách thể quan sát thường là những con người riêng biệt, những quan sát có hiệu quả hơn khi được thực hiện với một nhóm người nhất định. Ở đây người được quan sát là ở trong hoàn cảnh hoàn toàn tự nhiên và như vậy họ mới thể hiện được những bản chất vốn có của họ và người quan sát cũng có thể có được những ấn tượng giàu có, phong phú hơn.
Nếu đối tượng quan sát là hoạt động của một tôt chức có cơ cấu theo thứ bậc (như một cơ quan, một xí nghiệp, một xã, một huyện, thì điềucần thiết là quan sát phải được thực hiện từ cấp bậc bao nhất xuống cấp bậc thấp.
Các loại quan sát.
Thực tế có rất nhiều cơ sở để phân chia các loại quan sát, ở đây sẽ xem xét một vài cơ sở đó. Theo mức độ, chuẩn bị của quan sát chia ra thành quan sát có chuẩn mực và quan sát không chuẩn mực (hay còn gọi là quan sát tự do).
-Quan sát có chuẩn mực là dạng quan sát mà trong đó người quan sát đã sớm xác định được những yếu tố nào của khách thể nghiên cứu là có ý nghĩa nhất cho cuộc nghiên cứu để tập trung sự chú ý của mình vào đó. Loại quan sát này thường sử dụng cho việc kiểm tra kết quả nhận được từ các phương pháp khác hay cho việc đánh giá độ chính xác của kết quả đó.
-Quan sát không chuẩn mực là loại quan sát mà tỏng đó người quan sát chưa xác định được trước các yếu tố của khách thể quan sát liên quan đến việc nghiên cứu cần được quan sát. Nó thườgn được sử dụng cho giai đoạn bắt đầu của một cuộc nghiên cứu xã hội học thực nghiệm.
Theớmc độ tham gia của người quan sát ta có: quan sát có tham gia và quan sát không thạm gia. Quan sát có tham gia là loại á mà người đi quan sát có tham gia vào hoạt động của những người được quan sát. Còn quan sát không tham gia là quan sát mà không có sự tham gia của người quan sát vào các hoạt động của người được á. Thực tế thì quan sát có tham gia cho kết quả cao hơn so với quan sát không tham gia vì ở đây đã khắc phục được những hạn chế cho việc “nghe”, “nhìn”một cách thụ động của người đi quan sát. Hơn nữa khi tham gia vào các hoạt động với người được quan sát, người đi quan sát dễ dàng cảm nhận, thâm nhập và hiểu biết sâu sắc hơn đối tượng quan sát của mình. Tất nhiên cái khó của quan sát có tham gia là sự xâm nhập của người quan sát vào nhóm người được quan sát.
Cũng từ vị trí của người đi quan sát còn có thể chia ra: quan sát công khai và quan sát bí mật. Vấn đề chính ở đây là người được quan sát có biết hay không biết họ bị quan sát. Quan sát bí mật có lợi thế hơn quan sát công khai vì nỏtánh cho người được quan sát sự căng thẳng, người được quan sát không phải luôn tỏ ra tốt hơn so với bình thường. Vấn đề khó cho quan sát bí mật là sự xâm nhập của người đi quan sát vào nhóm người được quan sát và việc ghi chép cũng phải được chú ý đặc biệt.
Ngoài ra, căn cứ vào số lần thực hiện để chia quan sát thành quan sát một lần và quan sát nhiều lần liên tục trong một thời gian nhất định. Quan sát nhiều lần cho khả năng nhận thức hơn hẳn vì nó xoa bỏ được khả năng tuyệt đối hoá sự thể hiện duy nhất, một lần, không bản chất của người được quan sát.
5.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến (Inquiry)
Trưng cầu ý kiến là gì?
Đây là phương pháp thường được sử dụng trong các nghiên cứu xã hội học thực nghiệm. Trong quá trình trưng cầu người được trả lời theo cách tự viết vào bảng hỏi mà họ nhận được từ điều tra viên. Nguồn thông tin ở đây là các câu trả lời của người được hỏi thể hiện quan điểm, thái độ và ý thức của anh ta.
Thực tế, trong trưng cầu ý kiến thì sau khi phân phát hay gửi bảng hỏi đến tay người được hỏi, sự ảnh hưởng của điều tra viên trực tiếp đến quá trình trả lời là không còn. Đến đây bảng hỏi đã đóng vai trò là người đi hỏi, vì vậy nội dung của bảng hỏi, lời chỉ dẫn, lời giải thích là phương tiện còn lại duy nhất cho hành động của người trả lời, cho việc hình thành ở họ sự quan tậ, hứng thú với cuộc trưng cầu.
Như vậy, việc chuẩn bị bảng hỏi ở đây phải được đặc biệt chú ý, cần có hàng loạt những yêu cầu bổ sung như cần thiết phải có các điều tra thử để kiểm tra chất lượng của bảng hỏi, cần thiết phải bổ sung thêm các câu hỏi tâm lý - chức năng để duy trì bầu không khí thoải mái, hứng thú với cuộc trưng cầu.
Như vậy, việc chuẩn bị bảng hỏi ở đây phải được đặc biệt chú ý, cầncó hàng loạt những yêu cầu bổ sung như cần thiết phải có các điều tra thử để kiểm tracl của bảng hỏi,cần thiết phải bổ sung thêm ác câu hỏi tâm lý - chức năng để duy trì bầu không khí thoải mái, hứng thú ở người trả lời suốt quá trình trưng cầu. Ngay việc chọn chất lượng giấy, khổ chữ, in ấn… cũng phải cân nhắc cho phù hợp để gây nên sự tin tưởng, sự quan tâm của người trả lời.
Phương pháp trưng cầu ý kiến là một phương pháp rất tiết kiệm, đảm bảo trong một thời gian ngắn có thể thu thập thôgn tin của hàng nghìn người. Hơn nữa sử dụng phương pháp n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status